Sáng 8/1, Thanh tra Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở dạy thêm trái phép bất chấp quy định của chính quyền địa phương...
Các cơ sở bị xử phạt hành chính gồm: Cở sở bán trú và học tập Thông Minh; Cơ sở bán trú và bồi dưỡng năng khiếu Đệ Vương và Cở sở 44-46 Phan Thanh. Mỗi cơ sở bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng; Cơ sở dạy thêm Phan Châu Trinh và Cơ sở dạy thêm Tài tâm.
Mức phạt đối với mỗi cơ sở là 2 triệu đồng.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, do các cơ sở này đã vi phạm về việc dạy thêm học thêm trong bậc tiểu học là trái với qui định của Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và QĐ số 13 của UBND TP. Đà Nẵng.
Ngoài các cơ sở dạy thêm nói trên bị xử phạt hành chính còn có 8 giáo viên tiểu học và THCS cũng bị xử phạt hành chính do tổ chức dạy thêm không phép.
Trước đó, Sở GD-ĐT Hải Dương đã kiểm tra đột xuất hoạt động dạy thêm, học thêm tại một số trường THPT.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành khảo sát thực tế học sinh trên các lớp học thêm, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm của trường (sổ đầu bài, danh sách học sinh các lớp học thêm, thời khóa biểu,...) và trực tiếp nghe báo cáo của lãnh đạo các nhà trường.
Kết quả, Trường THPT Nhị Chiểu tại thời điểm kiểm tra chưa được Sở cấp Giấy phép dạy thêm, nhưng đã tổ chức dạy thêm cho học sinh từ ngày 9/9/2014 và học sinh trong các lớp học thêm được tổ chức đúng theo các lớp học chính khóa.
Trường THPT Kinh Môn đã được Sở GD-ĐT cấp Giấy phép dạy thêm từ ngày 11/11/2014.
Trường tiến hành niêm yết công khai danh sách học sinh từng lớp học thêm để học sinh thực hiện, song danh sách học sinh thực tế nhà trường niêm yết không khớp với danh sách học sinh các lớp học thêm mà trường đã trình với Sở để xin cấp phép dạy thêm.
Trường THPT Kinh Môn II được Sở cấp Giấy phép dạy thêm từ ngày 1/11/2014 nhưng đã tổ chức dạy thêm cho học sinh từ 29/8/2014.
Học sinh trong các lớp học thêm được tổ chức đúng theo các lớp học chính khóa, không khớp với danh sách học sinh các lớp học thêm mà trường đã trình với Sở để xin cấp phép dạy thêm;
Số lớp học thêm của trường nhiều hơn số lớp Sở cấp phép và số buổi học mỗi lớp là 5 buổi/tuần, nhiều hơn 1 buổi so với quy định.
Sở yêu cầu các trường THPT Nhị Chiểu, THPT Kinh Môn, THPT Kinh Môn II cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay hoạt động dạy thêm, học thêm tại đơn vị để đảm bảo đúng theo quy định.
Sở GD-ĐT Hải Dương cũng cho biết trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn và hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường. Những trường hợp vi phạm, sẽ kiên quyết xử lý theo quy định.
Cuối tháng 12/2014, Thanh tra Sở Tài chính Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận thanh tra tài chính ở Trường THPT Cao Thắng (Huế) với các sai phạm trong việc dạy thêm của trường.
Trong đó, sai sót nhiều nhất là việc quản lývà sử dụng nguồn thu từ dạy thêm như: tỉ lệ chi nguồn thu dạy thêm chưahợp lý và không đúng quy định, chi cho giáo viên giảng dạy chỉ 18,58%,trong khi chi cho các hoạt động quản lý và gián tiếp thì cao hơn; mứcthu phí học thêm quá cao.
Việchạch toán nguồn thu từ dạy thêm chậm đến bảy tháng là vi phạm Luật kếtoán, lại có dấu hiệu để ngoài sổ sách kế toán tài sản của trường. Bangiám hiệu đã cùng với hội cha mẹ học sinh đề ra nhiều loại quỹ, huy độnghọc sinh và phụ huynh nộp nhiều khoản không đúng quy định...
Thanhtra Sở Tài chính đề nghị Trường THPT Cao Thắng phải thu hồi và nộp lạingân sách các khoản thu chi sai phạm với tổng số tiền hơn 565 triệuđồng, đồng thời đề nghị Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế kiểm điểm trách nhiệmcác cá nhân gây ra sai phạm, có hình thức kỷ luật hiệu trưởng và khôngbố trí tiếp tục công tác đối với nhân viên kế toán của trường.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Các cơ sở bị xử phạt hành chính gồm: Cở sở bán trú và học tập Thông Minh; Cơ sở bán trú và bồi dưỡng năng khiếu Đệ Vương và Cở sở 44-46 Phan Thanh. Mỗi cơ sở bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng; Cơ sở dạy thêm Phan Châu Trinh và Cơ sở dạy thêm Tài tâm.
Mức phạt đối với mỗi cơ sở là 2 triệu đồng.
Ảnh minh họa |
Ngoài các cơ sở dạy thêm nói trên bị xử phạt hành chính còn có 8 giáo viên tiểu học và THCS cũng bị xử phạt hành chính do tổ chức dạy thêm không phép.
Trước đó, Sở GD-ĐT Hải Dương đã kiểm tra đột xuất hoạt động dạy thêm, học thêm tại một số trường THPT.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành khảo sát thực tế học sinh trên các lớp học thêm, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm của trường (sổ đầu bài, danh sách học sinh các lớp học thêm, thời khóa biểu,...) và trực tiếp nghe báo cáo của lãnh đạo các nhà trường.
Kết quả, Trường THPT Nhị Chiểu tại thời điểm kiểm tra chưa được Sở cấp Giấy phép dạy thêm, nhưng đã tổ chức dạy thêm cho học sinh từ ngày 9/9/2014 và học sinh trong các lớp học thêm được tổ chức đúng theo các lớp học chính khóa.
Trường THPT Kinh Môn đã được Sở GD-ĐT cấp Giấy phép dạy thêm từ ngày 11/11/2014.
Trường tiến hành niêm yết công khai danh sách học sinh từng lớp học thêm để học sinh thực hiện, song danh sách học sinh thực tế nhà trường niêm yết không khớp với danh sách học sinh các lớp học thêm mà trường đã trình với Sở để xin cấp phép dạy thêm.
Trường THPT Kinh Môn II được Sở cấp Giấy phép dạy thêm từ ngày 1/11/2014 nhưng đã tổ chức dạy thêm cho học sinh từ 29/8/2014.
Học sinh trong các lớp học thêm được tổ chức đúng theo các lớp học chính khóa, không khớp với danh sách học sinh các lớp học thêm mà trường đã trình với Sở để xin cấp phép dạy thêm;
Số lớp học thêm của trường nhiều hơn số lớp Sở cấp phép và số buổi học mỗi lớp là 5 buổi/tuần, nhiều hơn 1 buổi so với quy định.
Sở yêu cầu các trường THPT Nhị Chiểu, THPT Kinh Môn, THPT Kinh Môn II cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay hoạt động dạy thêm, học thêm tại đơn vị để đảm bảo đúng theo quy định.
Sở GD-ĐT Hải Dương cũng cho biết trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn và hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường. Những trường hợp vi phạm, sẽ kiên quyết xử lý theo quy định.
THPT Cao Thắng (Huế) |
Trong đó, sai sót nhiều nhất là việc quản lývà sử dụng nguồn thu từ dạy thêm như: tỉ lệ chi nguồn thu dạy thêm chưahợp lý và không đúng quy định, chi cho giáo viên giảng dạy chỉ 18,58%,trong khi chi cho các hoạt động quản lý và gián tiếp thì cao hơn; mứcthu phí học thêm quá cao.
Việchạch toán nguồn thu từ dạy thêm chậm đến bảy tháng là vi phạm Luật kếtoán, lại có dấu hiệu để ngoài sổ sách kế toán tài sản của trường. Bangiám hiệu đã cùng với hội cha mẹ học sinh đề ra nhiều loại quỹ, huy độnghọc sinh và phụ huynh nộp nhiều khoản không đúng quy định...
Thanhtra Sở Tài chính đề nghị Trường THPT Cao Thắng phải thu hồi và nộp lạingân sách các khoản thu chi sai phạm với tổng số tiền hơn 565 triệuđồng, đồng thời đề nghị Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế kiểm điểm trách nhiệmcác cá nhân gây ra sai phạm, có hình thức kỷ luật hiệu trưởng và khôngbố trí tiếp tục công tác đối với nhân viên kế toán của trường.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bình luận