(VTC News) - Ngày 22/6, hội thảo "Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam" với nhiều bài học bổ ích.
Bản chất của giáo dục STEM là sự tích hợp giữa khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Một trong những hình thức học STEM mới đang được áp dụng hiện nay là học dựa trên thực hiện các bài thực hành. Đối với hình thức học này, học sinh được tham gia vào các bài học và bài thuyết trình có chất lượng cao theo từng chủ đề cụ thể.
Mô hình STEM |
Trong buổi Hội thảo, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống (Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD-ĐT) chia sẻ: "Xét từ các yêu cầu của giáo dục STEM, có thể thấy chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện hành còn nhiều hạn chế như: Chưa có sự gắn kết giữa kiến thức, kĩ năng của các môn học tự nhiên. Chưa có sự tích hợp các kiến thức và kĩ năng của các môn toán, kĩ thuật, công nghệ và tin học".
PGS-TS Đỗ Ngọc Thắng chia sẻ trong buổi hội thảo |
GS. Gil Taran (Đại học Carnegie Mellon - Hoa Kì) chia sẻ trong buổi hội thảo |
Về việc đưa ra các môn học tích hợp, Bộ GD-ĐT cũng đã từng nghĩ đến, tuy nhiên còn lo ngại về các vấn đề như giáo viên chưa có kinh nghiệm, các môn học chưa ra được một giáo trình thống nhất. Tuy nhiên, hội thảo này với những trình bày về kinh nghiệm của các nhà khoa học quốc tế tích hợp trong giáo dục STEM, Bộ sẽ xem xét việc thực hiện tích hợp trong lần cải cách sách giáo khoa tới đây.
Ông Nguyễn Quốc Bình, đại biểu Quốc hội cam kết thực hiện như đã trình bày với Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 8/5/2014 vừa qua và đề xuất đưa giáo dục STEM lên thành tư duy triển khai đổi mới căn bản chiến lược giáo dục.
Khách mời giải đáp thắc mắc trong buổi hội thảo |
Với những lợi ích và hiệu quả mà STEM đem lại rất nhiều đại biểu có ý kiến đồng tình và ủng hộ việc đưa STEM vào giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Kim Xuân, Hiệu trưởng trường Thực Nghiệm ủng hộ việc đưa STEM vào giáo dục |
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa đề xuất triển khai mô hình STEM |
TS. Lê Thị Ngọc Điệp – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm TP.HCM cho biết: "Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có nền tảng tốt về Tiếng anh: học Toán, Tin học bằng Tiếng anh với người bản ngữ. Trường đầu tiên học môn Robotics – môn học tiêu biểu của STEM ở TP.HCM. Khái niệm STEM lúc đầu còn mới nên khóa đầu tiên chỉ có 20 học sinh, nhưng cũng đã chọn ra được 5 đội (15 hs) để tham gia cuộc thi quốc tế năm 2012 và dành được giải tinh thần đồng đội. Nhưng vì nhà trường nhận ra được lợi ích của STEM, đây không phải là hoạt động thu lợi nhuận mà là phát triển năng lực cho học sinh.Và năm 2013, đội robotics của nhà trường đã giành giải Vô địch ở đấu trường quốc tế".
STEM có thể đáp ứng nhu cầu làm việc và phát triển trong một xã hội kĩ thuật - công nghệ hiện đại. Như vậy, không chỉ học sinh Mỹ mà cần STEM để sẵn sàng cho tương lai mà các quốc gia khác cũng thật sự cần tiếp cận với STEM sớm nhất có thể để đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước mình.
Nhung Vũ
Bình luận