Ở Hồng Kông, không có gì ngạc nhiên khi một gia sư “ngôi sao” lái Ferraris và kiếm được 1,5 triệu đô la (tương đương 30 tỷ đồng) mỗi năm.
Gia sư là một nghề rất phổ biến ở châu Á – nơi mà áp lực thi cử rất cao và các bậc phụ huynh sẵn sàng chi trả những khoản tiền lớn cho việc học tập của con cái. Hơn một nửa học sinh Hồng Kông cần sự hỗ trợ của các gia sư ngoài giờ lên lớp – một khảo sát gần đây cho biết.
Đặc biệt, ngành công nghiệp này ở Hồng Kông có tính cạnh tranh rất cao và được thương mại hóa giống như ngành công nghiệp showbiz nhằm thu hút học sinh.
“Những hình ảnh về sự nổi tiếng và hào quang này đang được duy trì ở nhiều hình thức khác nhau, khiến cho các gia sư giống như những ngôi sao trong lĩnh vực giáo dục” – ông Gerald Postliglione, giảng viên ở ĐH Hồng Kông nhận định.
Cũng giống như những ngôi sao giải trí, cuộc sống, đời tư của các gia sư ngôi sao cũng bị soi mói bởi những trang tạp chí lá cải. Họ khai thác việc gia sư đó sở hữu bao nhiêu chiếc xe, bao nhiêu ngôi nhà cùng nhiều tài sản khác. Một số tờ báo cho biết mức thu nhập của họ lên tới 1,5 triệu đô mỗi năm. Richard Eng – gia sư môn tiếng Anh còn nổi tiếng nhờ sự ưu ái của anh dành cho những chiếc Ferraris.
Các nhà phê bình cho rằng sự chú trọng về hình thức và tên tuổi của gia sư sẽ đưa ra những thông điệp sai lầm. Tuy nhiên, một số gia sư thì nói rằng những mánh lới để quảng cáo hình ảnh là việc không thể không có, nhưng kết quả mang lại mới là thật. “Quảng cáo chỉ để thu hút học sinh. Chúng tôi vẫn phải làm tốt để các em quay lại” – Antonia Cheng, gia sư tiếng Anh tại Modern Education chia sẻ.
Cheng cho rằng cô đã cố gắng để môn tiếng Anh trở nên dễ chịu, vui vẻ bằng cách sử dụng những phương pháp tương tác và thảo luận về những vấn đề hiện đại. Cheng cho học sinh số điện thoại của mình, nhiều gia sư còn thường xuyên sử dụng Facebook để dễ kết nối và hòa nhập với học sinh.
“Giáo viên ở đây nói chuyện theo cách của học sinh, chứ không giống như những giáo viên ở trường. Bọn em thấy thầy cô ở trường rất nhàm chán” – cô học trò Casper Chan nhận xét.
“Đã có nhiều nhầm lẫn…. trong những năm qua. Mục tiêu cuối cùng của các trung tâm gia sư vẫn là kết quả” – ông Trino Chan, giám đốc một trung tâm phát biểu. “Khi hệ thống giáo dục không đáp ứng được điều phụ huynh mong đợi, họ sẵn sàng chi tiền cho gia sư. Đó là lý do tại sao gia sư ở Hồng Kông luôn kiếm tiền tốt”.
Hình ảnh của họ xuất hiện trên các biển quảng cáo treo khắp thành phố, từ xe buýt cho tới hộp đèn tàu điện ngầm, thậm chí là trên tivi.
Họ là những “gia sư ngôi sao” của Hồng Kông và mức độ nổi tiếng gần như các ngôi sao giải trí nhờ khả năng làm cho giờ học trở nên vui vẻ và quan trọng nhất là giúp các em vượt qua mọi kỳ thi từ môn tiếng Anh cho tới Hóa học.
Biển quảng cáo gia sư được trưng bày khắp thành phố |
Đặc biệt, ngành công nghiệp này ở Hồng Kông có tính cạnh tranh rất cao và được thương mại hóa giống như ngành công nghiệp showbiz nhằm thu hút học sinh.
Antonia Cheng, 28 tuổi – một gia sư tiếng Anh nổi tiếng |
Cũng giống như những ngôi sao giải trí, cuộc sống, đời tư của các gia sư ngôi sao cũng bị soi mói bởi những trang tạp chí lá cải. Họ khai thác việc gia sư đó sở hữu bao nhiêu chiếc xe, bao nhiêu ngôi nhà cùng nhiều tài sản khác. Một số tờ báo cho biết mức thu nhập của họ lên tới 1,5 triệu đô mỗi năm. Richard Eng – gia sư môn tiếng Anh còn nổi tiếng nhờ sự ưu ái của anh dành cho những chiếc Ferraris.
Các nhà phê bình cho rằng sự chú trọng về hình thức và tên tuổi của gia sư sẽ đưa ra những thông điệp sai lầm. Tuy nhiên, một số gia sư thì nói rằng những mánh lới để quảng cáo hình ảnh là việc không thể không có, nhưng kết quả mang lại mới là thật. “Quảng cáo chỉ để thu hút học sinh. Chúng tôi vẫn phải làm tốt để các em quay lại” – Antonia Cheng, gia sư tiếng Anh tại Modern Education chia sẻ.
Cheng cho rằng cô đã cố gắng để môn tiếng Anh trở nên dễ chịu, vui vẻ bằng cách sử dụng những phương pháp tương tác và thảo luận về những vấn đề hiện đại. Cheng cho học sinh số điện thoại của mình, nhiều gia sư còn thường xuyên sử dụng Facebook để dễ kết nối và hòa nhập với học sinh.
“Giáo viên ở đây nói chuyện theo cách của học sinh, chứ không giống như những giáo viên ở trường. Bọn em thấy thầy cô ở trường rất nhàm chán” – cô học trò Casper Chan nhận xét.
“Đã có nhiều nhầm lẫn…. trong những năm qua. Mục tiêu cuối cùng của các trung tâm gia sư vẫn là kết quả” – ông Trino Chan, giám đốc một trung tâm phát biểu. “Khi hệ thống giáo dục không đáp ứng được điều phụ huynh mong đợi, họ sẵn sàng chi tiền cho gia sư. Đó là lý do tại sao gia sư ở Hồng Kông luôn kiếm tiền tốt”.
Theo Nguyễn Thảo (Vietnamnet/CSMonitor)
Bình luận