"Tôi tin rằng ban đầu họ đã cố tìm cách hạ cánh xuống sân bay Penang. Nhưng khi tiến về gần đó, có thể họ đã bất tỉnh hoặc thậm chí đã chết và rồi máy bay tiếp tục bị điều khiển đi hướng khác.
Sau đó vì một lý do nào đó, chiếc phi cơ rẽ trái và tiến về phía nam Ấn Độ Dương", ông Ross Aimer, hiện là giám đốc điều hành của một công ty tư vấn hàng không cho hay.
Theo cựu cơ trưởng được ca ngợi là phi công giàu kinh nghiệm nhất thế giới này, một cú lắc mạnh đã xảy ra khiến phần pin lithium-ion trong hành lý của hành khách phát nổ, gây ra một vụ cháy khủng khiếp.
Ông Aimer phỏng đoán chiếc Boeing 777 đã bay nhiều giờ liền trong tình trạng bùng bùng cháy cho đến khi hết nhiên liệu và cuối cùng lao xuống một nơi nào đó sâu trong đại dương.
Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur, Malaysia cất cánh đi Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 8/3/2014 chở theo 239 người.
Theo dữ liệu radar quân sự thu được, máy bay lệch khỏi tuyến đường dự kiến khoảng 2 giờ sau khi cất cánh, trong khi không có ghi chép nào về thời tiết xấu hoặc các cuộc gọi đáng lo ngại. Tín hiệu vệ tinh tự động cuối cùng được phát đi lúc 8h sáng. Tín hiệu này được tiếp nhận nhưng không có thông tin về vị trí máy bay.
Trong những ngày đầu sau khi MH370 mất tích, các nhà tìm kiếm đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để phân tích các giao tiếp điện tử tự động giữa máy bay và phần cứng quỹ đạo. Chính quyền Australia dựa vào đó đã khoanh vùng một khu vực gọi là vòng cung thứ 7 ở Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Khu vực này sau đó được mở rộng ra 120.000 km2, tuy nhiên không tìm được bất cứ dấu vết nào của chiếc Boeing 777-200.
Bình luận