"Khi tìm kiếm trên Google Maps, bạn sẽ lấy được hình ảnh từ máy chủ và nếu dữ liệu từ máy bay được thu thập một cách tự nhiên thì không vấn đề gì. Nhưng cũng có trường hợp các dữ liệu gốc tới máy chủ đã bị giả mạo ngay từ đầu", Yijun Yu, một chuyên gia nghiên cứu phần mềm hàng không phân tích.
Ông Yu vì vậy đặt ra nghi vấn những hình ảnh mà chuyên gia công nghệ người Anh Ian Wilson tìm thấy trên Google Maps mà anh này tin là chụp lại xác máy bay có thể đã bị các tin tặc can thiệp. Chuyên gia này lưu ý rằng tin tặc thậm chí còn có thể giả mạo hồ sơ chuyến bay, tạo ra các hành trình bay chưa bao giờ tồn tại.
"Có thể trên bầu trời không có gì, nhưng các tin tặc có thể chèn các bản ghi kỹ thuật số và khi mọi người tìm kiếm, họ sẽ thấy máy bay đang bay qua", ông Yu nói.
Mặc dù thừa nhận kịch bản này khó xảy ra, nhưng ông Yu tin rằng không gì là không thể. Tuy nhiên, ông cho rằng bất luận MH370 có đang nằm lại trong rừng rậm Campuchia hay không, vẫn nên gửi máy bay không người lái tới đó để xác nhận.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 biến mất hơn 4 năm trước cùng 239 người là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Bất chấp các cuộc tìm kiếm quy mô lớn trong thời gian dài, chiếc máy bay vẫn không được tìm thấy.
Trong báo cáo cuối cùng công bố ngày 30/7 dài 495 trang, các điều tra viên Malaysia cho biết họ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác máy bay biến mất.
Tuy nhiên, thông tin MH370 rơi ở Campuchia bất ngờ gây xôn xao vào đầu tháng 9 khi chuyên gia công nghệ người Anh Ian Wilson tuyên bố tìm thấy MH370 tại một khu rừng rậm tại Campuchia, cách thủ đô Phnom Penh 97 km về hướng Tây nhờ Google Maps.
Đích thân Wilson đã tìm tới nơi mà anh cho là MH370 nằm lại để tìm kiếm nhưng buộc phải bỏ dở hành trình dù mới chỉ bắt đầu được 3 ngày vì đường đi quá hiểm trở, phức tạp trong khu rừng rậm.
Bình luận