• Zalo

Đầu tư khách sạn: Miếng bánh ngon của đại gia Việt

Kinh tếChủ Nhật, 07/06/2015 10:12:00 +07:00Google News

Thực tế, tại Việt Nam, phân khúc khách san từ 2-4 sao vẫn đạt công suất thuê tới 70%, mùa du lịch cao điểm công suất có thể lên tới 90%.

Thực tế, tại Việt Nam, phân khúc khách san từ 2-4 sao vẫn đạt công suất thuê tới 70%, mùa du lịch cao điểm công suất có thể lên tới 90%. 

Lối đi riêng của đại gia "điếu cày"

Đại gia nhà giá rẻ, ông chủ Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản đã chính thức sở hữu 3 triệu cổ phiếu, tương đương với 20% của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (mã PDC). Được biết, công ty này đang là chủ của khách sạn Phương Đông, quy mô 120 phòng tại thành phố Vinh, Nghệ An.

bất động sản cao cấp
Phân khúc khách sạn cao cấp hút đại gia Việt. Ảnh minh hoạ
Được biết, con đẻ của ông Thản là bà Lê Thị Hoàng yến cũng đang nắm giữ 587.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 3,91% vốn của PDC.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Trung Kiên, chồng bà Lê Thị Hoàng Yến cũng đã nhận chuyển nhượng 2,85 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 19% vốn của PDC. Như vậy, tính tổng lại, gia đình ông Thản đã sở hữu tới 53,44% PDC.

Được biết Tập đoàn Mường Thanh đang đẩy mạnh việc đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Vì vậy việc mua lại khách sạn Phương Đông - lớn bậc nhất ở Nghệ An là tuyên bố rõ ráng nhất.

Trước đó, cuối tháng 3/2015 Tập đoàn Mường Thanh đã chính thức khai chương khách sạn tiêu chuẩn 4 sao Mường Thanh Cửa Lò, tại Thị xã biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Khách sạn gồm 249 phòng nghỉ cao cấp, tiện nghi.

Cũng trong đầu tháng 3, phía tập đoàn này đã đề xuất ý tưởng xây dựng khách sạn tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó Tập đoàn của ông Lê Thanh Thản sẽ chi 200 tỷ đồng để xây dựng khách sạn 7 tầng, 150 phòng nghỉ cao cấp để phục vụ khách du dịch. Dự án có quy mô diện tích 1 ha.

Bắt đầu vào năm 2009, tại Hà Nội khách sạn tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên của Mường Thanh ra đời, đã đánh dấu bước ngoặt mới của vị doanh nhân này trong lĩnh vực khách sạn. Tới nay tại Hà Nội, đã có 4 khách sạn mang thương hiệu này.

Cũng từ đây, ông Thản đã có những bước đi vững mạnh và nhanh chóng trong việc mở rộng kinh doanh khách sạn và phát triển thương hiệu Mường Thanh. Liên tiếp đó, hàng loạt các khách sạn của ông chủ này được ra đời, trải dài khắp các tỉnh từ Bắc-Trung-Nam.

Cho đến nay, vị đại gia này đã có tới chuỗi 39 khách sạn, 3.000 nhân viên và tổng cộng hơn 5.000 phòng. Nếu tính cả thương vụ thâu tóm Khách sạn Phương Đông, con số này đã được nâng lên đáng kể. Với những bước đi thần tốc đó, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là "Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam".

Theo các chuyên gia phân tích, sở dĩ vị đại gia "điếu cày" này thành công trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, đánh bật được các ông lớn nước ngoài trong mảng khách sạn là do đánh vào yếu tố giá rẻ. Cùng chất lượng dịch vụ như nhau nhưng những sản phẩm của tập đoàn thường có giá rẻ hơn rất nhiều với các khách sạn của quốc tế khác...

Thêm nữa, nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, Mường Thanh luôn sẵn sàng cho những thương vụ thâu tóm khách sạn hay như mở rộng đầu tư, xây dựng các khách sạn mới.

Miếng bánh ngon của cả cả nhà đầu tư nội và ngoại

Khách sạn cao cấp trước đây vốn được coi là cuộc chơi của các nhà đầu tư nước ngoài với những chiến lược vận hành và phục vụ chuyên nghiệp. Trên thực tế CBRE, cho đến thời điểm hiện tại khách sạn vẫn được coi là "miếng bánh ngon" mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thèm khát và sẵn sàng rót vốn đầu tư.

Thực tế, tại Việt Nam, phân khúc khách sạn từ 2-4 sao vẫn đạt công suất thuê tới 70%, mùa du lịch cao điểm công suất có thể lên tới 90%. Thị trường BĐS đang bước vào một chu kỳ tăng trưởngmới, công suất thuê và giá thuê đang nóng dầnlên.

Giờ đây, đầu tư vào khách sạn không còn là cuộc chơi của những ông lớn nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt cũng bắt đầu rót vốn mạnh vào phân khúc này.

Điển hình phải kể đến các tên tuổi lớn như Tập đoàn Vingroup với hàng loạt các chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Nha Trang, Phú Quốc... Một số doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực khách sạn như: Thành thành công Group, Công ty TNHH MTV A&EM với chuỗi khách sạn A&EM... cũng bắt đầu gây được tiếng vang.

Doanh nhân Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công Group từng chia sẻ chiến lược phát triển của Tập đoàn đến 2020 là xây dựng hệ thống khu du lịch và khách sạn tại các tỉnh phía Nam, trước mắt là chuỗi khách sạn 3 - 4 sao mang thương hiệu Golf và Michelia.

Ông Askhay Kulkarni, Giám Đốc Dịch vụ tư vấn Cushman & Wakefield đánh giáViệt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khách sạn. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này do nhìn thấy khả năng sinh lời và tiềm năng dài hạn của lĩnh vực này.

Nguồn: Người Đồng Hành
Bình luận
vtcnews.vn