(VTC News) - Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể khi các dự án đầu tư công không có hiệu quả.
Sáng 11/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng.
Về phân cấp quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án, một số đại biểu đề nghị bổ sung thẩm quyền của Quốc hội đối với việc phê duyệt chiến lược đầu tư công dài hạn trong từng giai đoạn, quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư quan trọng quốc gia và nhóm A.
Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết Dự thảo Luật quy định tất cả chương trình, dự án đầu tư công đều phải thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư thay vì theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ những chương trình, dự án quan trọng quốc gia mới cần được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
Một số đại biểu cũng đề nghị các quy định kế hoạch đầu tư trung hạn phải đảm bảo khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, hạn chế việc chia nhỏ dự án trong đầu tư công hiện nay.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương thẳng thắn chỉ ra rằng Luật đầu tư công ra đời vì thực tiễn nhiều năm qua có dự án đầu tư công chưa hiệu quả. Luật ra đời để đảm bảo hoạt động đầu tư công hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu này cũng lưu ý luật này phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
Ông Đương cũng thẳng thắn góp ý về nội dung quy định trách nhiệm của các cá nhân liên quan: “Về phần trách nhiệm, tôi thấy rằng trong luật này vẫn chỉ là một dòng sông êm đềm không vướng víu. Vì vậy, trong thực tế rất khó thực hiện”.
“Tôi đề nghị phân định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư (quốc hội, hội đồng nhân dân) và người quyết định đầu tư các dự án cụ thể. Khi xảy ra sai, trách nhiệm thế nào và phải tìm hiểu vì sao chủ trương đầu tư sai”, ông Đương nêu ra quan điểm.
Vị đại biểu này cũng chỉ ra, trong Luật chưa làm rõ kiểm tra cấp trên với cấp dưới. Tính kiểm sát còn thiếu. Chưa làm rõ trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công.
“Chưa rõ hình thức xử lý các công trình đầu tư sai, không hiệu quả”, đại biểu Đỗ Văn Đương góp ý.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng kiến nghị các bộ ngành địa phương phải báo cáo về các dự án đầu tư sai, không hiệu quả. “Các dự án này thì xử lý thế nào. Cái này phải làm hàng năm để khắc phục hậu quả trước mắt”, đại biểu Đỗ Văn Đương kiến nghị.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, việc giám sát bên ngoài của các đoàn thể, mặt trận Tổ quốc cũng chưa được làm rõ.
“Nếu viết như thế này mới là đứng xem thôi. Đứng xem bên ngoài thì không biết được đâu.Cần quy định rõ hơn, các cơ quan, đoàn thể này cũng cần có quyền yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp tài liệu các dự án. Khi phát hiện sai phạm, các cơ quan này có quyền kiến nghị, yêu cầu khắc phục sai phạm”, đại biểu Đỗ Văn Đương kiến nghị.
Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Bùi Quang Phương (Ninh Bình) cũng cho rằng trong dự thảo Luật đầu tư công chưa xác định được trách nhiệm cá nhân.
“Suốt thời gian dài, chúng ta có câu chuyện chạy dự án, nghiện dự án, thích dự án, còn hiệu quả thế nào thì hạ hồi phân giải. Nguyên nhân do không xác định được trách nhiệm cá nhân”, ông Phương nêu ra thực tế.Để Khắc phục tình trạng “chạy dự án, nghiện dự án”, trong Luật cần phải xác định được trách nhiệm cá nhân. Khi đó, chúng ta sẽ xử lý được các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Thậm chí, đại biểu Bùi Quang Phương cũng góp ý nếu cứ nói xử lý theo quy định của pháp luật “thì êm đềm lắm, chứ không đủ sức răn đe”.
Ông Phương nhấn mạnh: “Trong Luật cần cân nhắc sử dụng từ ngữ để những người liên đới đến việc đầu tư công kém hiệu quả, thất thoát người ta phải biết chùn tay và không dám làm nữa. Luật này ra đời phải có tác dụng ngăn chặn”.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị ban soạn thảo phải ra soát lại toàn bộ nội dung về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Ban soạn thảo cũng cần bổ sung chế tài giám sát đầu tư công và các biện pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, Ủy ban Kinh tế Quốc hội sẽ nghiêm túc xem xét, cân nhắc và thể hiện trong dự thảo Luật .
Phạm Thịnh
Sáng 11/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng.
Cần quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư công không hiệu quả |
Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết Dự thảo Luật quy định tất cả chương trình, dự án đầu tư công đều phải thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư thay vì theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ những chương trình, dự án quan trọng quốc gia mới cần được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
|
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương thẳng thắn chỉ ra rằng Luật đầu tư công ra đời vì thực tiễn nhiều năm qua có dự án đầu tư công chưa hiệu quả. Luật ra đời để đảm bảo hoạt động đầu tư công hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu này cũng lưu ý luật này phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
Ông Đương cũng thẳng thắn góp ý về nội dung quy định trách nhiệm của các cá nhân liên quan: “Về phần trách nhiệm, tôi thấy rằng trong luật này vẫn chỉ là một dòng sông êm đềm không vướng víu. Vì vậy, trong thực tế rất khó thực hiện”.
“Tôi đề nghị phân định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư (quốc hội, hội đồng nhân dân) và người quyết định đầu tư các dự án cụ thể. Khi xảy ra sai, trách nhiệm thế nào và phải tìm hiểu vì sao chủ trương đầu tư sai”, ông Đương nêu ra quan điểm.
Vị đại biểu này cũng chỉ ra, trong Luật chưa làm rõ kiểm tra cấp trên với cấp dưới. Tính kiểm sát còn thiếu. Chưa làm rõ trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công.
“Chưa rõ hình thức xử lý các công trình đầu tư sai, không hiệu quả”, đại biểu Đỗ Văn Đương góp ý.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng kiến nghị các bộ ngành địa phương phải báo cáo về các dự án đầu tư sai, không hiệu quả. “Các dự án này thì xử lý thế nào. Cái này phải làm hàng năm để khắc phục hậu quả trước mắt”, đại biểu Đỗ Văn Đương kiến nghị.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, việc giám sát bên ngoài của các đoàn thể, mặt trận Tổ quốc cũng chưa được làm rõ.
“Nếu viết như thế này mới là đứng xem thôi. Đứng xem bên ngoài thì không biết được đâu.Cần quy định rõ hơn, các cơ quan, đoàn thể này cũng cần có quyền yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp tài liệu các dự án. Khi phát hiện sai phạm, các cơ quan này có quyền kiến nghị, yêu cầu khắc phục sai phạm”, đại biểu Đỗ Văn Đương kiến nghị.
“Suốt thời gian dài, chúng ta có câu chuyện chạy dự án, nghiện dự án, thích dự án, còn hiệu quả thế nào thì hạ hồi phân giải. Nguyên nhân do không xác định được trách nhiệm cá nhân”, ông Phương nêu ra thực tế.Để Khắc phục tình trạng “chạy dự án, nghiện dự án”, trong Luật cần phải xác định được trách nhiệm cá nhân. Khi đó, chúng ta sẽ xử lý được các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Thậm chí, đại biểu Bùi Quang Phương cũng góp ý nếu cứ nói xử lý theo quy định của pháp luật “thì êm đềm lắm, chứ không đủ sức răn đe”.
Ông Phương nhấn mạnh: “Trong Luật cần cân nhắc sử dụng từ ngữ để những người liên đới đến việc đầu tư công kém hiệu quả, thất thoát người ta phải biết chùn tay và không dám làm nữa. Luật này ra đời phải có tác dụng ngăn chặn”.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị ban soạn thảo phải ra soát lại toàn bộ nội dung về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Ban soạn thảo cũng cần bổ sung chế tài giám sát đầu tư công và các biện pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, Ủy ban Kinh tế Quốc hội sẽ nghiêm túc xem xét, cân nhắc và thể hiện trong dự thảo Luật .
Phạm Thịnh
Bình luận