• Zalo

Dấu tích người tiền sử ở An Khê cách đây 800.000 năm

Thời sựThứ Hai, 24/09/2018 07:43:00 +07:00Google News

Kết quả khai quật khảo cổ ở An Khê (Gia Lai), các nhà khảo cổ phát hiện 20 địa điểm sơ bộ được xác định niên đại sơ kỳ thời đồ đá cũ với nhiều công cụ bằng đá của người tiền sử.

Ngày 23/9, đại hội lần thứ 21 của hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) được tổ chức ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) với sự tham dự của hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên đến từ 35 quốc gia trên thế giới. Đây là sự kiện khoa học quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới.

Dau tich nguoi tien su o An Khe cach day 800.000 nam hinh anh 1

 Khai quật khảo cổ ở thị xã An Khê. (Ảnh: TTXVN)

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam thông báo thành tựu của các cuộc khảo cổ gần đây của nghành khảo cổ Việt Nam. Đặc biệt là kết quả khảo cổ ở thị xã An Khê (Gia lai) gây "chấn động" trong giới khảo cổ Việt Nam.

Theo đó, năm 2014, Viện khảo cổ học tổ chức một chương trình nghiên cứu về thời đại đá ở khu vực thượng du sông Ba ở tỉnh Gia Lai. Kết quả phát hiện được 30 di tích có niên đại từ đồ đá cũ đến đá mới. Đặc biệt, trong số này có 1 nhóm di tích được xác định ở thời đồ đá cũ sơ kỳ.

Từ 2015-2018, Viện khảo cổ học phối hợp với Viện khảo cổ học dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga tiếp tục khai quật ở khu vực gò đá Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7 thuộc thị xã An Khê (Gia Lai).

Dau tich nguoi tien su o An Khe cach day 800.000 nam hinh anh 2

 Những công cụ bằng đá thời kỳ đồ đá sơ kỳ. (Ảnh: Viện khảo cổ cung cấp)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có khoảng 20 địa điểm sơ bộ được xác định niên đại sơ kỳ thời đồ đá cũ. Tại đây, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều công cụ của người tiền sử như công cụ chặt, mũi nhọn tam diện, gè đẽo 1 mặt, 2 mặt, rìu tay bằng đá.

Trong các tầng văn hóa của di chỉ, các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều mảnh thiên thạch nằm lẫn trong các công cụ đồ đá này, có niên đại khoảng 800.000 năm.

"Niên đại của các di tích ở An Khê đã dần khẳng định những chứng cứ về địa tầng, loại hình di vật và kết quả phân tích đã cho chúng ta xác định được cơ tầng văn hóa thời đồ đá khu vực này", ông Nguyễn Giang Hải cho hay.

Từ năm 2010-2014, Viện khảo cổ học Việt Nam đã khảo cổ ở hang Con Moong, xã Thành Yên (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã xác định tầng văn hóa được độ dày 9,5 cm, có cấu tạo trầm tích với tổ hợp các di tích, di vật khác nhau phản ánh các giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau.

Theo PGS.TS Nguyễn Giang Hải, những tư liệu khảo cổ học phát hiện ở hang Con Moong phản ánh truyền thống di trú hang động, sự thay đổi về loại hình chế tác công cụ, sự thay đổi hành vi văn hóa của con người trước những biến đổi của khí hậu, môi trường tự nhiên.

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn