• Zalo

Đau ngực bên trái là bệnh gì?

Gia đìnhThứ Tư, 05/04/2023 18:45:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Khi thấy đau ngực bên trái, nhiều người thường nghĩ ngay đến bệnh tim mạch, nhưng thực tế đau ngực trái còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác.

Đau ngực bên trái là gì?

Đau ngực trái là tình trạng người bệnh có cảm giác khó thở, đau tức ở vùng ngực bên trái. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột và rõ ràng hoặc đau ngực trái âm ỉ, từ từ. Một số người có thể đau dữ dội mỗi khi tập thể dục, hít thở sâu và cơn đau sẽ giảm xuống khi nghỉ ngơi hợp lý.

Vùng ngực bên trái là khu vực chứa nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể, bao gồm trái tim. Do vậy, khi có dấu hiệu đau tức ngực trái thì rất có thể nó là triệu chứng của bệnh lý nào đó liên quan đến tim mạch hay một số bệnh nguy hiểm khác.

Đau tức ngực bên trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn đau, cách điều trị ở mỗi trường hợp cũng là khác nhau. Do vậy, bạn cần đi bệnh viện để tìm nguyên nhân và hướng xử lý.

Đau ngực bên trái là bệnh gì? - 1

Chứng đau ngực trái thực chất không phải là một bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. (Ảnh minh họa).

Đau ngực bên trái là biểu hiện bệnh gì?

Chứng đau ngực trái thực chất không phải là một bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể kể đến:

Đau nhói ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân đau tức ngực trái phổ biến và rõ rệt nhất thường là do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể là một số bệnh lý như viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ, bệnh van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim,… đều có triệu chứng đau nhói ngực trái từ ban đầu.

Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí sau xương ức rồi lan qua trái hoặc cả 2 bên ngực, đôi khi có thể lan đến các bộ phận trên cơ thể như tay, chân,… khi vận động mạnh, gây mất sức. Nếu nhận thấy dấu hiệu đau ngực trái kéo dài khoảng 30 phút nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần lưu ý và đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, hạn chế hệ lụy nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nhịp tim bình thường ở người trưởng thành là 60 - 70 lần/phút. Tuy nhiên, khi các xung động dẫn truyền bị rối sẽ dẫn đến tình trạng các buồng tim co bóp không theo tuần tự nhất định, gây ra chứng loạn nhịp tim. Bệnh ở mức độ nhẹ thường không gây triệu chứng; khi trở nặng có thể gây đau nhói ngực trái kèm theo cảm giác hụt hợt, khó thở.

Đau ngực trái cảnh báo bệnh đường tiêu hóa

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đau tức ở vùng ngực, thì rất có thể nguyên nhân đến từ các chứng bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm dạ dày, viêm thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản,… Người bệnh thường có cảm giác bức bối, khó thở, đau từ vùng bụng trên lan lên đến ngực. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ ngủ hoặc liên quan đến việc ăn uống, đi kèm các triệu chứng rối loạn khác tiêu hóa khác ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,…

Đau ngực trái cảnh giác với viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực

Triệu chứng đau nhói ngực trái liên quan đến  viêm cơ sụn, thường gây cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ đồng hồ, đau khi ấn vào vùng bị viêm, tăng lên khi vận động mạnh.

Chứng đau ngực trái liên quan bệnh lý về phổi

Khi mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi,... có thể gây ra các triệu chứng trong đó có đau ngực trái.

Đau ngực trái và các vấn đề khác

Căng thẳng: Ngực trái có thể bị đau nhói khi bạn căng thẳng, kích động hoặc phấn khích tột độ.

Căng cơ và chấn thương thành ngực: Đau ngực bên trái có thể là kết quả do các cơ ở ngực hoặc giữa các xương sườn bị kéo căng khi cử động quá giới hạn. Bất kỳ tổn thương các lớp trên thành ngực đều có thể gây đau.

Chèn ép dây thần kinh: Các chấn thương dây thần kinh, căng cơ gây chèn ép dây thần kinh đôi khi cũng có thể khiến bạn bị nhói tim bên trái.

Chính vì vậy, các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo hãy lắng nghe cơ thể, khi có những dấu hiệu nào bất thường và thường xuyên xảy ra hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Dù một phần nhỏ đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý, nhưng dù vậy, sức khỏe tâm lý cũng cần được chăm sóc để không biến chuyển thành những bệnh lý thể chất khác.

Những biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị đau ngực bên trái?

Một số biện pháp sau có thể giúp bạn ngăn ngừa các nguyên nhân gây đau thắt ngực như: Duy trì cân nặng hợp lý; Ăn uống lành mạnh; Uống đủ nước; Thường xuyên vận động và tập luyện các bài tập có mức độ phù hợp với thể trạng.

H.D(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn