• Zalo

Đầu năm có những lễ hội Xuân đặc sắc nào?

Thời sựThứ Năm, 19/02/2015 11:45:00 +07:00Google News

Lễ hội du Xuân là đặc sản văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam trong những ngày Tết đến Xuân về.

(VTC News) – Lễ hội du Xuân là đặc sản văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam trong những ngày Tết đến Xuân về.

Đầu năm đi lễ hội để cầu chúc những điều may mắn trong năm mới là truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Khắp trên mọi miền đất nước, mọi người đều tìm đến những lễ hội xuân để cảm nhận vẻ đẹp núi sông, đình chùa, cầu sức khỏe và chúc cho nhau những điều bình an…

1. Lễ hội chùa Hương ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương được tổ chức tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
(Ảnh internet) 
Đến với lễ hội chùa Hương, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được ngồi hàng giờ trên thuyền ngắn cảnh non nước mênh mông.

2. Lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội

Hội Gióng được tổ chức hàng năm ở Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội bắt đầu từ mồng 6 đến 12/4 âm lịch và chính hội là mồng 9 tháng giêng.

3. Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. 

Lễ hội là tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Hành khách đến với lễ hội còn được thưởng thức những giọng hát Quan họ mang đầy ý nghĩa của đội Tuồng làng.

4. Hội Xoan, Phú Thọ

Hội Xoan là lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7 - 10/1 âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

5. Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh 

Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Đến với lễ hội du khách sẽ được thử thách leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

6. Lễ hội Lim, Bắc Ninh

Hội Lim là một lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim có văn hóa đặc sắc với dân ca Quan họ nổi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc. 
(Ảnh internet) 
Ngày Hội Lim du khách khắp nơi lại nô nức tìm về đây để được nghe những anh liền chị giao cảm đắm say trong điệu hát lời ca quan họ và xem tục kết chạ, kết bạn đầy tình nghĩa.

8. Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh

Đền Bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.

Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

9. Hội đền Hùng, Phú Thọ

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. 

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành Giỗ Quốc Tổ được tổ chức lớn vào những năm chẵn.

10. Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Hội Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là hội xuân núi Bà Đen được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Ngoài hành hương lễ Phật, núi Bà Đen với độ cao 968m còn là thử thách thú vị của các du khách mê chinh phục.

11. Hội Bà Chúa Xứ, An Giang

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra tại núi Sam, xã Vĩnh Tế, Châu Đốc, An Giang trong ba ngày, từ 24 đến 26/4 âm lịch. Ngày 26 là ngày lễ chính, được cử hành vào 4 giờ sáng để cầu an, cầu phúc.

12. Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang 

Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.

13. Hội cầu ngư, Huế

Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công. Trong buổi lễ còn có cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương.
(Ảnh internet) 
14. Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, Bình Định 

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

15. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn 

Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Lễ hội diễn ra khoảng từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng tại huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội.

Hưng Nguyên (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn