• Zalo

Đau lưng dưới bên trái: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bệnh và thuốcThứ Ba, 15/12/2020 08:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Đau lưng dưới bên trái mặc dù không hiếm gặp nhưng tình trạng này có thể đang cảnh báo một bất thường tại một cơ quan nào đó nằm phía bên trái cơ thể.

Nguyên nhân đau lưng dưới bên trái

Theo Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Trưởng phòng điều trị Viện YHCT Quân đội, cố vấn cấp cao của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường), đau lưng dưới bên trái là một triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh lý.

Một số người có thể có những cơn đau âm ỉ nhoi nhói ở sâu trong lưng, có người sẽ cảm thấy cơn đau rõ ràng trên da thịt, có người lại đau quặn thắt dữ dội đến mức không chịu đựng được. Ngoài ra, mức độ đau còn phụ thuộc vào cường độ hoạt động và tâm lý của người mắc.

Trong thực tế, có 3 cấp độ đau mà người bệnh cần lưu ý là:

Đau lưng dưới bên trái: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục - 1

 

Dưới đây là một số nguyên nhân thường dẫn đến cơn đau thắt lưng dưới bên trái:

Tổn thương tại mô mềm

Nguyên nhân này thường do người bệnh vận động quá sức khi chơi thể thao, khuân vác nặng hoặc cố gắng vươn người quá biên độ cho phép… làm cho các bó cơ ở vùng lưng dưới bị giãn căng quá mức. Nhiều trường hợp nặng có thể bị bong, nứt rách dây chằng (nếu có chấn thương va đập trực tiếp), gây viêm, sưng đau nhức vùng lưng dưới.

Bệnh thoái hóa cột sống

Đây là bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất gây ra các cơn đau lưng nói chung, đau lưng dưới bên trái nói riêng. Thoái hóa cột sống có liên quan mật thiết đến yếu tố tuổi tác hoặc do tổn thương sụn, xương dưới khớp làm thay đổi cấu trúc bình thường. Bệnh này thường tiến triển chậm nhưng khi để tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm hơn như thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh thì rất nguy hiểm.

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Nếu cơn đau lưng dưới gần với mông thì rất có thể là do tình trạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Đây là một dạng viêm khớp với triệu chứng đặc trưng là cơn đau ở phần lưng dưới, phần hông, mông và có thể ảnh hưởng xuống chân. Cơn đau thường tăng nặng mỗi khi người bệnh đi đứng lâu, bước dài, leo cầu thang hoặc chạy bộ.

Hội chứng đau thần kinh tọa

Nếu dây thần kinh tọa bên trái bị chèn ép do gai xương, khối thoát vị, hẹp ống sống… thì sẽ gây ra các cơn đau thần kinh tọa. Đặc trưng của cơn đau này là xuất phát từ vùng hông (lưng dưới), chạy dọc xuống mông, mặt trong đùi, chạy dọc xuống chân.

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao với khoảng 45% trong tổng số các bệnh về đường tiết niệu. Bệnh này thường gây ra cơn đau thắt lưng trái kèm theo các triệu chứng như tiểu đau buốt, tiểu ra máu, sốt và buồn nôn.

Bệnh nhiễm trùng thận

Đây là bệnh lý gây ra do vi khuẩn, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức âm ỉ ở một bên lưng dưới kèm các triệu chứng toàn thân khác như nước tiểu có mùi hôi khó chịu, nước tiểu lẫn máu, buồn nôn, sốt và ớn lạnh.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh này khiến nữ giới bị đau nhức ở lưng dưới bên trái kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội (nhất là những hôm hành kinh), mệt mỏi.

Điều trị đau lưng dưới bên trái

Tùy vào nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường trong giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau đơn giản tại nhà như:

Đau lưng dưới bên trái: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục - 2

 

Nếu các biện pháp trên không thể cải thiện cơn đau, người bệnh có thể phải dùng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc có thể được chỉ định là:

Thuốc giảm đau thông thường: Panadol hoặc Tylenol…

Thuốc giảm đau nhóm Opioid, dùng trong các cơn đau nhức dữ dội với liều dùng ngắn ngày như Lortab, Vicodin, Duragesic hoặc Actiq...

Thuốc giãn cơ, dùng để giảm co thắt cơ quá mức: Paraflex hoặc Lioresal…

Tiêm Steroid ngoài màng cứng trong các trường hợp đặc biệt.

Bài thuốc chữa đau lưng dưới bên trái do bệnh xương khớp

Theo bác sĩ Vưỡng, trong thực tế nếu nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái là do bệnh xương khớp thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp giảm đau kể trên. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình thế, lạm dụng thuốc giảm đau về lâu dài không có lợi. Thay vào đó, người bệnh nên điều trị bằng một giải pháp toàn diện hơn. Điển hình là bài thuốc và phác đồ An Cốt Nam từng được giới thiệu trên VTV2 với tư cách là phác đồ bảo tồn bằng Đông y tiên phong trong chữa bệnh xương khớp.

Đau lưng dưới bên trái: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục - 3

 

Phác đồ An Cốt Nam được xây dựng từ 3 liệu pháp: Thuốc uống - Cao dán - Vật lý trị liệu, luyện tập. Trong đó:

Thuốc uống

Chắt lọc tinh túy từ hai bài thuốc xương khớp nổi tiếng Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang, kết hợp gia giảm thêm nhiều thảo dược quý trong một tỷ lệ chuẩn xác để phù hợp nhất với cơ địa người Việt. Có thể thấy trong thuốc uống có sự góp mặt của nhiều vị thuốc kinh điển trong Đông y như: Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Trư Lung Thảo, Dây Đau Xương, Bí Kỳ Nam… Thuốc sắc sẵn ở dạng cao lỏng, hấp thụ trực tiếp vào thành dạ dày, cho hiệu quả nhanh gấp 3 lần so với thuốc dạng viên, hoàn, tán.

Cao dán

Chiết xuất từ nhiều thảo dược có tính kháng sinh giúp giảm viêm qua da cực tốt như Đại Hồi, Quế Chi, Địa Liền…

Vật lý trị liệu

Miễn phí 3 buổi theo liệu trình, gồm 5 bước trị liệu chuyên sâu: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống bằng áp lực hơi, lồng xông ngải, đốt thuốc ống tre (tinh hoa cổ truyền Nhật Bản).

Đau lưng dưới bên trái: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục - 4

 

Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau trên mỗi trường hợp. Tuy nhiên theo thống kê thực tế thì 85% người bệnh giảm hẳn cơn đau lưng dưới bên trái sau 1-2 liệu trình (10-20 ngày), và đạt được kết quả tối ưu sau 3 liệu trình.

Kết quả này được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá rất cao thông qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 và góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:

Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Hotline: 0903.876.437

Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng - Phường 1

5 – Bình Thạnh - TP.HCM

Hotline: 0983.34.0246

 

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn