(VTC News) - “Nhà có đứa cháu đích tôn thì nó lại bị tâm thần. Hàng ngày phải xích lại, có những lúc tôi bất lực chỉ biết khóc ...”
“Nhà có đứa cháu đích tôn thì nó lại bị tâm thần. Hàng ngày phải xích lại, có những lúc tôi bất lực chỉ biết khóc”, chị Phùng Thị Minh Nguyệt, vợ chiến sỹ Đặng Đình Hùng, người đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa tâm sự.
Ngôi nhà nhỏ ở xóm Lầy xã Vân Phúc (Phúc Thọ, Hà Nội) có 6 nhân khẩu, nhưng là 3 người đàn bà và 3 đứa con nhỏ. Trong đó, 2 cháu đang mắc bệnh. Đặc biệt, đứa con trai duy nhất của gia đình tên Đặng Đình Trường (SN 2005) bị mắc bệnh tâm thần từ khi 2 tuổi.
Mẹ phải xích con
Lúc chúng tôi đến thăm, giữa trưa hè nóng bức nhưng không có bóng dáng người lớn. Đập vào mắt là khung cảnh một bé trai nhỏ thó ngồi chơi trước sân căn nhà tồi tàn.
Thấy người lạ, lại xách theo một túi bánh kẹo, đứa bé dương ánh mắt hoang dại lên nhìn rồi bất thần nhảy vồ lấy túi bánh nhưng bất lực. Bởi phía sau là một sợi xích to níu vào chân, buộc chặt vào cột nhà, kèm thêm cái ổ khóa to tướng.
Lát sau, chị Nguyệt và bà Vũ Thị Bình (mẹ ruột anh Hùng) chạy về. Được tháo xích, thằng bé dãy dụa rồi cầm lấy gói bánh chạy thẳng vào trong phòng, khóa kín cửa.
Nhìn theo con, chị Nguyệt lại bật khóc: “Nó đã 10 tuổi rồi đấy, nhưng không được bình thường, không biết nói. Nhiều lúc tôi chỉ ước được nghe một tiếng gọi mẹ...”.
Trung úy Đặng Đình Hùng đã có 17 năm quân ngũ. Năm 1997 anh xung phong ra làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa. Lúc đó, anh công tác tại Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146/V4 Hải quân. Ở nhà chỉ có chị Nguyệt quần quật với mảnh vườn nhỏ để chăm 3 đứa con thơ dại, cùng người mẹ chồng năm nay 61 tuổi, và cụ cố năm nay 90 tuổi.
Năm 2002 trong lần về phép, anh Hùng nên duyên với chị Nguyệt. 3 đứa con liên tiếp ra đời là Đặng Đình Trường, Đặng Thị Khánh Hoà (SN 2007) và Đặng Thị Thanh (SN 2011).
Đủ nếp đủ tẻ, hạnh phúc tưởng viên mãn, anh Hùng yên tâm công tác ngoài đảo xa, nhưng đến đầu năm 2004 thì Trường phát sốt, rồi từ đó cứ lơ nga lơ ngơ. Rồi đến đứa con thứ 2 của gia đình là bé Hòa cũng có biểu hiện chậm phát triển. Hòa hơn anh trai của mình ở việc được đến lớp, nhưng cháu có biểu hiện tự kỷ, đi đâu cũng phải có người kèm cặp.
Càng lớn, bệnh cháu Trường có biểu hiện càng nặng. Trường không thể nói được, lại mắc bệnh tâm thần. Cháu chạy đi khắp nơi quậy phá, lang thang không biết đường về.
Hễ nghe thấy tiếng còi xe ô tô là Trường vùng dậy chạy theo. Có đợt đi cách nhà gần chục cây số, báo hại chị Nguyệt cùng mẹ phải vất vả đi tìm cả ngày trời.
Những hôm gia đình, hàng xóm có cỗ bàn, chị Nguyệt phải bỏ hết công việc ở nhà trông coi. Bởi chỉ lơ đễnh một lát, lập tức Trường lại chạy sang nhà hàng xóm, rồi cứ thế vơ lấy những thứ trên mâm lễ ngồi ăn ngon lành.
Cực chẳng đã, chị Nguyệt phải mua một sợi dây xích để xích chân con trai lại mỗi lúc đi làm. “Tôi xích cháu được 5 năm nay rồi, đau lắm nhưng không còn cách nào khác.Cháu đã 10 tuổi nhưng không nhận thức được, cho gì thì ăn đấy, việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày đều phải có người kèm cặp”, chị nói trong nước mắt.
Để anh yên tâm công tác
Cuộc sống đã quá khó khăn, lại thêm 2 đứa con như vậy, nhưng chị Nguyệt luôn giấu kín mọi chuyện ở nhà, và động viên chồng tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
Vì ở đảo xa, nên phải 2,3 năm anh Hùng mới được về phép một lần, đó là những giây phút gia đình đầm ấm nhất, hạnh phúc nhất. Thời điểm 3 đứa con sinh ra, anh đều vắng mặt.
Lúc chồng vắng nhà, thì những cuộc điện thoại, những lá thư tay là cầu nối giữa 2 vợ chồng. Lúc con lên cơn sốt, ốm đau dặt dẹo, chị Nguyệt cũng phải dặn dò cả nhà đừng nói gì cả, giấu chồng vì sợ anh Hùng lại lo lắng ảnh hưởng công tác.
Ngày bố mất, phải 3 năm sau anh Hùng mới nhận được tin.Lúc biết tin con bị bệnh, anh cũng không thể về đưa đi chạy chữa, chỉ biết gọi điện hỏi han và dặn dò vợ.
Đôi lúc tủi thân, chị Nguyệt ôm con khóc thầm, nhưng rồi lại trấn an bản thân, tự nhủ rằng, không được phép làm ảnh hưởng đến chồng, vì chồng đang làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc.
Những ngày qua, biển đảo đang dậy sóng vì sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 xâm phạm lãnh hải. Tối tối, cả nhà lại quây quần bên chiếc ti vi theo dõi tin tức. Những cuộc điện thoại về nhà ngày càng ít đi. Có lúc cả tháng anh Hùng mới gọi về được một cuộc. Chị Nguyệt luôn trả lời rằng ở nhà đều ổn, và động viên chồng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
“Mỗi lần anh về là tôi lại giấu kín cái xích, rồi suốt ngày ở bên cháu, nên anh cũng không nghĩ là cháu bị bệnh nặng như vậy”, chị Nguyệt tâm sự.
Chị cùng mẹ chồng đã đưa Trường và con gái thứ 2 đi chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Những lần như thế, chị phải chạy đôn chạy đáo vay mượn anh em bạn bè, gom góp từng đồng bạc lẻ để mua thuốc. Rồi sau đó lại lao vào quần quật với khoảnh vườn nhỏ và mẫu ruộng, những mong đủ để trang trại nợ nần và lo miếng cơm cho 6 miệng ăn trong gia đình.
Được biết, hàng tháng, chính quyền xã, hội phụ nữ cũng đều tổ chức vận động và chia sẻ những khó khăn với gia đình. Tuy nhiên, điều ước lớn nhất của chị Nguyệt vẫn là con cái được khỏe mạnh, phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Chị chỉ mong Trường được chữa khỏi căn bệnh quái ác đã đeo đẳng con trai mình gần chục năm nay.
Hải Minh
“Nhà có đứa cháu đích tôn thì nó lại bị tâm thần. Hàng ngày phải xích lại, có những lúc tôi bất lực chỉ biết khóc”, chị Phùng Thị Minh Nguyệt, vợ chiến sỹ Đặng Đình Hùng, người đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa tâm sự.
Ngôi nhà nhỏ ở xóm Lầy xã Vân Phúc (Phúc Thọ, Hà Nội) có 6 nhân khẩu, nhưng là 3 người đàn bà và 3 đứa con nhỏ. Trong đó, 2 cháu đang mắc bệnh. Đặc biệt, đứa con trai duy nhất của gia đình tên Đặng Đình Trường (SN 2005) bị mắc bệnh tâm thần từ khi 2 tuổi.
Mẹ phải xích con
Lúc chúng tôi đến thăm, giữa trưa hè nóng bức nhưng không có bóng dáng người lớn. Đập vào mắt là khung cảnh một bé trai nhỏ thó ngồi chơi trước sân căn nhà tồi tàn.
Thấy người lạ, lại xách theo một túi bánh kẹo, đứa bé dương ánh mắt hoang dại lên nhìn rồi bất thần nhảy vồ lấy túi bánh nhưng bất lực. Bởi phía sau là một sợi xích to níu vào chân, buộc chặt vào cột nhà, kèm thêm cái ổ khóa to tướng.
Lát sau, chị Nguyệt và bà Vũ Thị Bình (mẹ ruột anh Hùng) chạy về. Được tháo xích, thằng bé dãy dụa rồi cầm lấy gói bánh chạy thẳng vào trong phòng, khóa kín cửa.
Phải có người lớn ở nhà, cháu Đặng Đình Trường mới được tháo xích |
Nhìn theo con, chị Nguyệt lại bật khóc: “Nó đã 10 tuổi rồi đấy, nhưng không được bình thường, không biết nói. Nhiều lúc tôi chỉ ước được nghe một tiếng gọi mẹ...”.
Trung úy Đặng Đình Hùng đã có 17 năm quân ngũ. Năm 1997 anh xung phong ra làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa. Lúc đó, anh công tác tại Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146/V4 Hải quân. Ở nhà chỉ có chị Nguyệt quần quật với mảnh vườn nhỏ để chăm 3 đứa con thơ dại, cùng người mẹ chồng năm nay 61 tuổi, và cụ cố năm nay 90 tuổi.
Năm 2002 trong lần về phép, anh Hùng nên duyên với chị Nguyệt. 3 đứa con liên tiếp ra đời là Đặng Đình Trường, Đặng Thị Khánh Hoà (SN 2007) và Đặng Thị Thanh (SN 2011).
Chị Nguyệt cùng 2 đứa con tật nguyền. |
Đủ nếp đủ tẻ, hạnh phúc tưởng viên mãn, anh Hùng yên tâm công tác ngoài đảo xa, nhưng đến đầu năm 2004 thì Trường phát sốt, rồi từ đó cứ lơ nga lơ ngơ. Rồi đến đứa con thứ 2 của gia đình là bé Hòa cũng có biểu hiện chậm phát triển. Hòa hơn anh trai của mình ở việc được đến lớp, nhưng cháu có biểu hiện tự kỷ, đi đâu cũng phải có người kèm cặp.
Càng lớn, bệnh cháu Trường có biểu hiện càng nặng. Trường không thể nói được, lại mắc bệnh tâm thần. Cháu chạy đi khắp nơi quậy phá, lang thang không biết đường về.
Hễ nghe thấy tiếng còi xe ô tô là Trường vùng dậy chạy theo. Có đợt đi cách nhà gần chục cây số, báo hại chị Nguyệt cùng mẹ phải vất vả đi tìm cả ngày trời.
Những hôm gia đình, hàng xóm có cỗ bàn, chị Nguyệt phải bỏ hết công việc ở nhà trông coi. Bởi chỉ lơ đễnh một lát, lập tức Trường lại chạy sang nhà hàng xóm, rồi cứ thế vơ lấy những thứ trên mâm lễ ngồi ăn ngon lành.
Hằng ngày khi vắng nhà, chị Nguyệt phải xích con vào cái cột nhà này |
Cực chẳng đã, chị Nguyệt phải mua một sợi dây xích để xích chân con trai lại mỗi lúc đi làm. “Tôi xích cháu được 5 năm nay rồi, đau lắm nhưng không còn cách nào khác.Cháu đã 10 tuổi nhưng không nhận thức được, cho gì thì ăn đấy, việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày đều phải có người kèm cặp”, chị nói trong nước mắt.
Để anh yên tâm công tác
Cuộc sống đã quá khó khăn, lại thêm 2 đứa con như vậy, nhưng chị Nguyệt luôn giấu kín mọi chuyện ở nhà, và động viên chồng tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
Vì ở đảo xa, nên phải 2,3 năm anh Hùng mới được về phép một lần, đó là những giây phút gia đình đầm ấm nhất, hạnh phúc nhất. Thời điểm 3 đứa con sinh ra, anh đều vắng mặt.
Lúc chồng vắng nhà, thì những cuộc điện thoại, những lá thư tay là cầu nối giữa 2 vợ chồng. Lúc con lên cơn sốt, ốm đau dặt dẹo, chị Nguyệt cũng phải dặn dò cả nhà đừng nói gì cả, giấu chồng vì sợ anh Hùng lại lo lắng ảnh hưởng công tác.
Cháu Đặng Đình Trường, mỗi khi tháo xích phải luôn có người lớn trông giữ |
Ngày bố mất, phải 3 năm sau anh Hùng mới nhận được tin.Lúc biết tin con bị bệnh, anh cũng không thể về đưa đi chạy chữa, chỉ biết gọi điện hỏi han và dặn dò vợ.
Đôi lúc tủi thân, chị Nguyệt ôm con khóc thầm, nhưng rồi lại trấn an bản thân, tự nhủ rằng, không được phép làm ảnh hưởng đến chồng, vì chồng đang làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc.
Những ngày qua, biển đảo đang dậy sóng vì sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 xâm phạm lãnh hải. Tối tối, cả nhà lại quây quần bên chiếc ti vi theo dõi tin tức. Những cuộc điện thoại về nhà ngày càng ít đi. Có lúc cả tháng anh Hùng mới gọi về được một cuộc. Chị Nguyệt luôn trả lời rằng ở nhà đều ổn, và động viên chồng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
“Mỗi lần anh về là tôi lại giấu kín cái xích, rồi suốt ngày ở bên cháu, nên anh cũng không nghĩ là cháu bị bệnh nặng như vậy”, chị Nguyệt tâm sự.
Chị cùng mẹ chồng đã đưa Trường và con gái thứ 2 đi chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Những lần như thế, chị phải chạy đôn chạy đáo vay mượn anh em bạn bè, gom góp từng đồng bạc lẻ để mua thuốc. Rồi sau đó lại lao vào quần quật với khoảnh vườn nhỏ và mẫu ruộng, những mong đủ để trang trại nợ nần và lo miếng cơm cho 6 miệng ăn trong gia đình.
Được biết, hàng tháng, chính quyền xã, hội phụ nữ cũng đều tổ chức vận động và chia sẻ những khó khăn với gia đình. Tuy nhiên, điều ước lớn nhất của chị Nguyệt vẫn là con cái được khỏe mạnh, phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Chị chỉ mong Trường được chữa khỏi căn bệnh quái ác đã đeo đẳng con trai mình gần chục năm nay.
Hải Minh
Bình luận