(VTC News) - Sở hữu vị trí đất vàng, nhưng số phận dự án Zone 9 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng hẩm hiu không kém các dự án khác của công ty họ "dầu khí" PVR.
Đất vàng số 9 Trần Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mọi người, đặc biệt là giới trẻ biết đến với cái tên là Zone 9 - một điểm vui chơi thu hút đông đảo giới trẻ Hà Nội. Điểm vui chơi này đã bị đóng cửa hồi đầu năm 2014 sau vụ cháy ngày 19/11 khiến 6 người thiệt mạng.
Trước khi xảy ra vụ cháy, khu đất vàng này vốn chỉ được biết đến như 1 địa điểm vui chơi, giải trí độc đáo tại Hà Nội, mà ít người biết thực tế khu đất này đã được phê duyệt làm dự án Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư cao cấp.
Dù sở hữu vị trí đất vàng hiếm hoi còn lại tại Quận Hoàn Kiếm, nhưng dự án này sau nhiều năm được phê duyệt, vẫn chưa thể triển khai.
Dự án đất vàng Zone 9 có diện tích 11.227m2 có nguồn gốc là cơ sở sản xuất của Công ty Dược phẩm Trung ương 2 quản lý, năm 2007 được Chỉnh phủ cho phép di dời lên khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc) và xin lập dự án đầu tư ở khu đất này.
Sau khi Công ty Dược phẩm Trung ương 2 di dời, do không có ai quản lý, nên ngoài chức năng làm nơi chứa...rác, khu nhà trở thành “điểm hẹn” lý tưởng cho các tệ nạn xã hội cư ngụ. Cùng với đó sự âm u do nằm tiếp giáp ngay phía sau nhà tang lễ số 5 – Trần Thánh Tông khiến ngay cả những người dân xung quanh cũng ít khi bén mảng vào.
Đến năm 2009, Dược phẩm 2 cùng một số đối tác đã lập ra Công ty Bình An để thực hiện dự án này.
Năm 2010, Bình An được phê duyệt chủ trương là chủ đầu tư dự án. Theo Giấy chứng nhận kinh doanh, Bình An hoạt động kinh doanh bất động sản, sơ sợi, xăng dầu,…năm 2011 vốn điều lệ là 580 tỷ đồng.
Dù là "đất vàng", nhưng ngay sau khi Công ty Bình An tiếp quản, mảnh đất này vẫn không được khai thác, triển khai dự án và không mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư.
Sau 3 năm để không, năm 2013, mảnh đất này chỉ thực sự hồi sinh khi Công ty Bình An ký hợp đồng quản lý sử dụng với Công ty bất động sản Thành Đạt.
Công ty bất động sản Thành Đạt không chỉ chia nhỏ diện tích cho thuê mà còn biến Zone 9 trở thành một điểm vui chơi thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến đầu tư, tham quan, giải trí.
Những nguồn vốn đầu tư liên tục đổ vào Zone 9 khiến nơi đây giống như một “lâu đài” về vui chơi giải trí đầy tiềm năng.
Nhìn thấy lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh này, nhiều chủ đầu tư bắt đầu quan tâm đến khu vực này và muốn thâu tóm.
Một trong những đơn vị muốn thôn tính khu đất này là Công ty CP khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH). Năm 2011, OCH đã mua lại phần vốn góp của CTCP Đầu tư và thương mại VNECO Hà Nội, CTCP sản xuất Nhật Minh và CTCP Đầu tư tài chính Đất Việt để có quyền sở hữu 54,52 triệu cổ phần, tương đương 94% vốn điều lệ của Bình An.
Trong đó OCH nhận từ VNECO Hà Nội là 27.332.500 cổ phần tại Bình An trị giá 146,3 tỷ. Theo báo cáo tài chính của OCH năm 2011 (đã kiểm toán), OCH và VNECO Hà Nội đã ký biên bản thanh lý hợp đồng để chuyển giao toàn bộ rủi ro, quyền và nghĩa vụ liên quan đến số lượng cổ phần này.
Tháng 4/2011, OCH nhận chuyển nhượng 20,59 triệu cổ phần Bình An, nâng lượng nắm giữ lên 40,89 triệu cổ phiếu, nắm 70,5% vốn tại Bình An. Số cổ phần này được OCH thông báo nhận từ Đất Việt. Sau đó, OCH đã chuyển số cổ phần này cho Công ty CP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí VN (PVR) cũng ngay trong năm 2011, lãi từ thương vụ này hơn 79 tỷ đồng.
Đến 2012, OCH đã trả được phần tiền mua cổ phần cho VNECO Hà Nội, tuy nhiên, khoản 20 tỷ đồng mua cổ phần từ Nhật Minh và hơn 45 tỷ từ Đất Việt OCH vẫn chưa trả xong.
Trong khi đó, cũng trong năm 2011, Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp công trình văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp số 9 phố Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hội đồng Quản trị PVR cũng thống nhất dừng đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 600 tỷ đồng.
Kết quả, công ty đã phân phối 23.100.913 cổ phiếu trên tổng số 30 triệu cổ phiếu đăng ký phát hành. Trong đó, cổ đông hiện hữu ma 11.087.913 cổ phiếu, cán bộ nhân viên mua 13.000 cổ phiếu, cổ đông chiến lược (Ocean Bank) mua 6.899.087 cổ phiếu.
Mặc dù Ocean Group đã thoái vốn dự án này cho PVR và PVR cũng dường như là ông chủ thực sự của dự án này, nhưng hiện đơn vị này đang tiến hành thoái vốn tại dự án này.
Tháng 9/2013 Hội đồng quản trị của PVR ra một Nghị quyết liên quan đến dự án số 9 Trần Thánh Tông. Theo đó, PVR quyết định chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (70,5% cổ phần) của mình tại Bình An cho đối tác khác.
Tại thời điểm đó, một lãnh đạo của PVR, cho biết Đại hội cổ đông PVR vào giữa 2012 đã có chủ trương thu hồi vốn tại Bình An, đến tháng 9/2013 HĐQT đã có nghị quyết chuyển nhượng 70,5% vốn tại dự án này, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được đối tác, và PVR cũng không có ý định bán hết số cổ phần trên. Cũng theo thông tin từ lãnh đạo PVR, cho đến nay công ty này mới chỉ giải ngân cho dự án số 9 Trần Thành Tông khoảng 6,5 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí hoàn thành thủ tục dự án.
Dù đã nắm phần lớn số vốn tại dự án này nhưng nhiều người vẫn cho rằng ông chủ thực sự của Zone 9 vẫn là OCH và OCH mới là người nắm quyền chi phối lớn tại dự án này.
Mối nghi ngờ này không phải không có cơ sở khi phần lớn nguồn vốn PVR có để đầu tư vào dự án này đều được vay từ Oceanbank.
Được biết, năm 2011, PVR đã tính toán đầu tư dự án này (cao 9 tầng và 3 tầng hầm, chức năng là nhà ở, văn phòng và thương mại), với chi phí khoảng 2.114 tỷ đồng, trong đó có chi phí tiền sử dụng đất hơn 401 tỷ, tiền nhận chuyển nhượng dự án khoảng 480 tỷ và 803 tỷ là chi phí xây dựng.
Để triển khai dự án, năm 2011 PVR đã có hạn mức vay trên 315 tỷ từ Oceanbank, đến 3/2012, OCH và PVR đã ký một phụ lục hợp đồng, theo đó OCH sẽ thực hiện trả toàn bộ nợ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng số 0062/2011/HDTD-OCEANBANK01 cho PVR do khoản vay này phục vụ cho Dự án số 9 Trần Thánh Tông. Được biết khoản vay có lãi suất 20%/năm tại thời điểm giải ngân, đến 30 tháng 06 năm 2013, số dư khoản vay này là hơn 128 tỷ và lãi suất tiền vay là 19%/năm.
Đến nay, theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, PVR đã hoàn tất chuyển nhượng 51% vốn cho Công ty Bình An, giảm sở hữu xuống 19,5%. Nhưng, hiện PVR mới chỉ góp một phần vốn vào dự án này.
Đặc biệt, theo lãnh đạo PVR, công ty hiện còn phải trả gần 146 tỷ đồng cho Ocean Group. Phương án xử lý là sẽ đàm phán để cho PVR được đối trừ công nợ bằng giá trị đầu tư tại Công ty Bình An (40 tỷ đồng) và tài sản cổ phần.
Như vậy, số phận dự án đất vàng Zone 9 sẽ vẫn là một câu hỏi lớn cho giới đầu tư bất động sản Hà Nội.
Châu Anh
Đất vàng số 9 Trần Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mọi người, đặc biệt là giới trẻ biết đến với cái tên là Zone 9 - một điểm vui chơi thu hút đông đảo giới trẻ Hà Nội. Điểm vui chơi này đã bị đóng cửa hồi đầu năm 2014 sau vụ cháy ngày 19/11 khiến 6 người thiệt mạng.
Trước khi xảy ra vụ cháy, khu đất vàng này vốn chỉ được biết đến như 1 địa điểm vui chơi, giải trí độc đáo tại Hà Nội, mà ít người biết thực tế khu đất này đã được phê duyệt làm dự án Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư cao cấp.
Dù sở hữu vị trí đất vàng hiếm hoi còn lại tại Quận Hoàn Kiếm, nhưng dự án này sau nhiều năm được phê duyệt, vẫn chưa thể triển khai.
Đất vàng Zone 9 |
Sau khi Công ty Dược phẩm Trung ương 2 di dời, do không có ai quản lý, nên ngoài chức năng làm nơi chứa...rác, khu nhà trở thành “điểm hẹn” lý tưởng cho các tệ nạn xã hội cư ngụ. Cùng với đó sự âm u do nằm tiếp giáp ngay phía sau nhà tang lễ số 5 – Trần Thánh Tông khiến ngay cả những người dân xung quanh cũng ít khi bén mảng vào.
Đến năm 2009, Dược phẩm 2 cùng một số đối tác đã lập ra Công ty Bình An để thực hiện dự án này.
Năm 2010, Bình An được phê duyệt chủ trương là chủ đầu tư dự án. Theo Giấy chứng nhận kinh doanh, Bình An hoạt động kinh doanh bất động sản, sơ sợi, xăng dầu,…năm 2011 vốn điều lệ là 580 tỷ đồng.
Dù là "đất vàng", nhưng ngay sau khi Công ty Bình An tiếp quản, mảnh đất này vẫn không được khai thác, triển khai dự án và không mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư.
Sau 3 năm để không, năm 2013, mảnh đất này chỉ thực sự hồi sinh khi Công ty Bình An ký hợp đồng quản lý sử dụng với Công ty bất động sản Thành Đạt.
Công ty bất động sản Thành Đạt không chỉ chia nhỏ diện tích cho thuê mà còn biến Zone 9 trở thành một điểm vui chơi thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến đầu tư, tham quan, giải trí.
Những nguồn vốn đầu tư liên tục đổ vào Zone 9 khiến nơi đây giống như một “lâu đài” về vui chơi giải trí đầy tiềm năng.
Nhìn thấy lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh này, nhiều chủ đầu tư bắt đầu quan tâm đến khu vực này và muốn thâu tóm.
Một trong những đơn vị muốn thôn tính khu đất này là Công ty CP khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH). Năm 2011, OCH đã mua lại phần vốn góp của CTCP Đầu tư và thương mại VNECO Hà Nội, CTCP sản xuất Nhật Minh và CTCP Đầu tư tài chính Đất Việt để có quyền sở hữu 54,52 triệu cổ phần, tương đương 94% vốn điều lệ của Bình An.
Trong đó OCH nhận từ VNECO Hà Nội là 27.332.500 cổ phần tại Bình An trị giá 146,3 tỷ. Theo báo cáo tài chính của OCH năm 2011 (đã kiểm toán), OCH và VNECO Hà Nội đã ký biên bản thanh lý hợp đồng để chuyển giao toàn bộ rủi ro, quyền và nghĩa vụ liên quan đến số lượng cổ phần này.
Tháng 4/2011, OCH nhận chuyển nhượng 20,59 triệu cổ phần Bình An, nâng lượng nắm giữ lên 40,89 triệu cổ phiếu, nắm 70,5% vốn tại Bình An. Số cổ phần này được OCH thông báo nhận từ Đất Việt. Sau đó, OCH đã chuyển số cổ phần này cho Công ty CP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí VN (PVR) cũng ngay trong năm 2011, lãi từ thương vụ này hơn 79 tỷ đồng.
Đến 2012, OCH đã trả được phần tiền mua cổ phần cho VNECO Hà Nội, tuy nhiên, khoản 20 tỷ đồng mua cổ phần từ Nhật Minh và hơn 45 tỷ từ Đất Việt OCH vẫn chưa trả xong.
Trong khi đó, cũng trong năm 2011, Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp công trình văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp số 9 phố Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hội đồng Quản trị PVR cũng thống nhất dừng đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 600 tỷ đồng.
Kết quả, công ty đã phân phối 23.100.913 cổ phiếu trên tổng số 30 triệu cổ phiếu đăng ký phát hành. Trong đó, cổ đông hiện hữu ma 11.087.913 cổ phiếu, cán bộ nhân viên mua 13.000 cổ phiếu, cổ đông chiến lược (Ocean Bank) mua 6.899.087 cổ phiếu.
Mặc dù Ocean Group đã thoái vốn dự án này cho PVR và PVR cũng dường như là ông chủ thực sự của dự án này, nhưng hiện đơn vị này đang tiến hành thoái vốn tại dự án này.
Tháng 9/2013 Hội đồng quản trị của PVR ra một Nghị quyết liên quan đến dự án số 9 Trần Thánh Tông. Theo đó, PVR quyết định chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (70,5% cổ phần) của mình tại Bình An cho đối tác khác.
Tại thời điểm đó, một lãnh đạo của PVR, cho biết Đại hội cổ đông PVR vào giữa 2012 đã có chủ trương thu hồi vốn tại Bình An, đến tháng 9/2013 HĐQT đã có nghị quyết chuyển nhượng 70,5% vốn tại dự án này, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được đối tác, và PVR cũng không có ý định bán hết số cổ phần trên. Cũng theo thông tin từ lãnh đạo PVR, cho đến nay công ty này mới chỉ giải ngân cho dự án số 9 Trần Thành Tông khoảng 6,5 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí hoàn thành thủ tục dự án.
Dù đã nắm phần lớn số vốn tại dự án này nhưng nhiều người vẫn cho rằng ông chủ thực sự của Zone 9 vẫn là OCH và OCH mới là người nắm quyền chi phối lớn tại dự án này.
Mối nghi ngờ này không phải không có cơ sở khi phần lớn nguồn vốn PVR có để đầu tư vào dự án này đều được vay từ Oceanbank.
Được biết, năm 2011, PVR đã tính toán đầu tư dự án này (cao 9 tầng và 3 tầng hầm, chức năng là nhà ở, văn phòng và thương mại), với chi phí khoảng 2.114 tỷ đồng, trong đó có chi phí tiền sử dụng đất hơn 401 tỷ, tiền nhận chuyển nhượng dự án khoảng 480 tỷ và 803 tỷ là chi phí xây dựng.
Để triển khai dự án, năm 2011 PVR đã có hạn mức vay trên 315 tỷ từ Oceanbank, đến 3/2012, OCH và PVR đã ký một phụ lục hợp đồng, theo đó OCH sẽ thực hiện trả toàn bộ nợ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng số 0062/2011/HDTD-OCEANBANK01 cho PVR do khoản vay này phục vụ cho Dự án số 9 Trần Thánh Tông. Được biết khoản vay có lãi suất 20%/năm tại thời điểm giải ngân, đến 30 tháng 06 năm 2013, số dư khoản vay này là hơn 128 tỷ và lãi suất tiền vay là 19%/năm.
Đến nay, theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, PVR đã hoàn tất chuyển nhượng 51% vốn cho Công ty Bình An, giảm sở hữu xuống 19,5%. Nhưng, hiện PVR mới chỉ góp một phần vốn vào dự án này.
Đặc biệt, theo lãnh đạo PVR, công ty hiện còn phải trả gần 146 tỷ đồng cho Ocean Group. Phương án xử lý là sẽ đàm phán để cho PVR được đối trừ công nợ bằng giá trị đầu tư tại Công ty Bình An (40 tỷ đồng) và tài sản cổ phần.
Như vậy, số phận dự án đất vàng Zone 9 sẽ vẫn là một câu hỏi lớn cho giới đầu tư bất động sản Hà Nội.
Châu Anh
Bình luận