(VTC News) - Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng đặt tên quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Ngày 9/6, Quốc hội nghe Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra dự án luật này của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường cho biết về vấn đề “đặt tên cho con không được quá hai mươi lăm chữ cái”, việc đặt họ, tên tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.
Bên cạnh đó, việc đặt họ, tên có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam mà cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn phải đăng ký vì không có cơ sở pháp lý để từ chối.
Chính phủ thấy rằng, ý kiến nêu trên là hợp lý, nên đã chỉ đạo bổ sung nội dung nêu trên vào dự thảo Bộ luật.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, quyền đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân cơ bản của cá nhân. Do đó, dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) không nên quy định quá nhiều hạn chế đối với việc thực hiện quyền này.
Tiếp thu ý kiến nhân dân, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nêu quan điểm, Ủy ban pháp luật tán thành với quy định, “việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự”.
Tuy nhiên, Ủy ban pháp luật không tán thành quy định, “không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ; họ, tên của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái”, vì cho rằng quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết.
“Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” – Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói.
Phạm Thịnh
Ngày 9/6, Quốc hội nghe Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra dự án luật này của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội.
Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng đặt tên quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội |
Bên cạnh đó, việc đặt họ, tên có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam mà cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn phải đăng ký vì không có cơ sở pháp lý để từ chối.
Chính phủ thấy rằng, ý kiến nêu trên là hợp lý, nên đã chỉ đạo bổ sung nội dung nêu trên vào dự thảo Bộ luật.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, quyền đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân cơ bản của cá nhân. Do đó, dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) không nên quy định quá nhiều hạn chế đối với việc thực hiện quyền này.
Tiếp thu ý kiến nhân dân, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nêu quan điểm, Ủy ban pháp luật tán thành với quy định, “việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự”.
Tuy nhiên, Ủy ban pháp luật không tán thành quy định, “không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ; họ, tên của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái”, vì cho rằng quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết.
“Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” – Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói.
Phạm Thịnh
Bình luận