Trên thực tế, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa.
Mạnh tay dẹp bỏ linh vật trái thuần phong mỹ tục
Trước thực trạng nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa khu di tích, đình, chùa, công sở... gây phản cảm, Bộ VH, TT&DL đã ra văn bản chấn chỉnh.
Đặc trưng khái quát của tạo hình sư tử Việt là hàm răng có số lượng lớn. Những quái vật, ác thú thường được mô tả, khắc họa với những chiếc răng to và rất thưa.
Theo đó, các công trình kể trên không trưng bày, không sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuyên truyền và vận động những nơi đang sử dụng tháo dỡ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các nơi công cộng.
Sở VH,TT&DL các tỉnh, thành tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và đề xuất xử lý việc trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.
Tuy nhiên, theo nhiều người, với hiện vật trong khu di tích có thể thực hiện được ngay, còn các cơ quan công sở, trụ sở công ty doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí công cộng thì khó mà dọn dẹp được.
Ông Trần Đình Thành - Trưởng phòng Quản lý di sản, Cục Di sản văn hóa, Bộ VH, TT&DL cho biết, từ cuối tháng 8/2014, Cục Di sản văn hóa sẽ phối hợp cùng Thanh tra Bộ thành lập đoàn kiểm tra đối với các di tích có sư tử đá cùng các hiện vật có nguồn gốc từ nước ngoài, trái với lịch sử, kiến trúc, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Trong đợt thanh tra cao điểm này những sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Cũng theo ông Thành, Luật Di sản không với tới các phạm vi là công sở, doanh nghiệp vì thế phải tuyên truyền nâng cao hiểu biết về văn hóa để người dân biết nên đưa cái gì vào nhà, vào công sở cho phù hợp với truyền thống và có lợi về phong thủy.
“Khi chính lãnh đạo, “ông chủ” các cơ quan, công sở, doanh nghiệp... thấy “sợ” cách sử dụng bừa bãi những biểu tượng không đúng văn hóa truyền thống, lệch lạc về ý nghĩa... thì họ sẽ tự tháo dỡ”, ông Thành nói.
Nhà nghiên cứu - TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH, TT&DL Lào Cai cho biết, những con sư tử, hổ đá đưa vào di tích không phải từ dân mà do các lãnh đạo cung tiến. “Khi lãnh đạo đưa về, ai không dám nhận. Do vậy phải tuyên truyền để các quan chức cần gương mẫu mới mong dẹp được hiện vật lạ”, ông Sơn đề nghị.
Đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ
Trên thực tế, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Khi được “sao y bản chính” vào Việt Nam không hiểu sao linh vật này lại được đặt “nghễu nghện” ở lối ra vào các đình, chùa, công sở và một số nhà dân với suy nghĩ cặp sư tử đá này sẽ giúp phát tài, phát lộc.
Nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa, GS. Trần Lâm Biền cho biết, không có tài liệu nào ghi đặt sư tử đá tàu hai bên cửa nhà mang lại may mắn và tài lộc.
PGS.TS. Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, chuyện dùng sư tử đá đứng canh công sở, doanh nghiệp vì loài vật này tượng trưng cho sự quyền lực, may mắn, phát tài phát lộc là hoàn toàn bịa đặt.
Nhà phong thủy học Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương cho biết, ông hoàn toàn phản đối chuyện đặt sư tử đá ở chùa, đình hay ở các cơ quan công sở, doanh nghiệp. “Theo phong thủy, đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ. Bởi sư tử đá xung sát khí rất mạnh nên không thích hợp với doanh nghiệp, nhà dân, công sở, đình chùa”.
Theo ông Tuấn Anh, ở những nơi trang nghiêm như đình, chùa mọi người nên đặt con nghê. Đây là con vật biểu tượng của Việt Nam và mang lại sự may mắn.
Theo GTVT
Mạnh tay dẹp bỏ linh vật trái thuần phong mỹ tục
Trước thực trạng nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa khu di tích, đình, chùa, công sở... gây phản cảm, Bộ VH, TT&DL đã ra văn bản chấn chỉnh.
Đặc trưng khái quát của tạo hình sư tử Việt là hàm răng có số lượng lớn. Những quái vật, ác thú thường được mô tả, khắc họa với những chiếc răng to và rất thưa.
Theo đó, các công trình kể trên không trưng bày, không sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuyên truyền và vận động những nơi đang sử dụng tháo dỡ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các nơi công cộng.
Theo phong thủy đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ. |
Sở VH,TT&DL các tỉnh, thành tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và đề xuất xử lý việc trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.
Tuy nhiên, theo nhiều người, với hiện vật trong khu di tích có thể thực hiện được ngay, còn các cơ quan công sở, trụ sở công ty doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí công cộng thì khó mà dọn dẹp được.
Ông Trần Đình Thành - Trưởng phòng Quản lý di sản, Cục Di sản văn hóa, Bộ VH, TT&DL cho biết, từ cuối tháng 8/2014, Cục Di sản văn hóa sẽ phối hợp cùng Thanh tra Bộ thành lập đoàn kiểm tra đối với các di tích có sư tử đá cùng các hiện vật có nguồn gốc từ nước ngoài, trái với lịch sử, kiến trúc, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Trong đợt thanh tra cao điểm này những sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Cũng theo ông Thành, Luật Di sản không với tới các phạm vi là công sở, doanh nghiệp vì thế phải tuyên truyền nâng cao hiểu biết về văn hóa để người dân biết nên đưa cái gì vào nhà, vào công sở cho phù hợp với truyền thống và có lợi về phong thủy.
“Khi chính lãnh đạo, “ông chủ” các cơ quan, công sở, doanh nghiệp... thấy “sợ” cách sử dụng bừa bãi những biểu tượng không đúng văn hóa truyền thống, lệch lạc về ý nghĩa... thì họ sẽ tự tháo dỡ”, ông Thành nói.
Nhà nghiên cứu - TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH, TT&DL Lào Cai cho biết, những con sư tử, hổ đá đưa vào di tích không phải từ dân mà do các lãnh đạo cung tiến. “Khi lãnh đạo đưa về, ai không dám nhận. Do vậy phải tuyên truyền để các quan chức cần gương mẫu mới mong dẹp được hiện vật lạ”, ông Sơn đề nghị.
Đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ
Trên thực tế, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Khi được “sao y bản chính” vào Việt Nam không hiểu sao linh vật này lại được đặt “nghễu nghện” ở lối ra vào các đình, chùa, công sở và một số nhà dân với suy nghĩ cặp sư tử đá này sẽ giúp phát tài, phát lộc.
Nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa, GS. Trần Lâm Biền cho biết, không có tài liệu nào ghi đặt sư tử đá tàu hai bên cửa nhà mang lại may mắn và tài lộc.
PGS.TS. Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, chuyện dùng sư tử đá đứng canh công sở, doanh nghiệp vì loài vật này tượng trưng cho sự quyền lực, may mắn, phát tài phát lộc là hoàn toàn bịa đặt.
Nhà phong thủy học Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương cho biết, ông hoàn toàn phản đối chuyện đặt sư tử đá ở chùa, đình hay ở các cơ quan công sở, doanh nghiệp. “Theo phong thủy, đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ. Bởi sư tử đá xung sát khí rất mạnh nên không thích hợp với doanh nghiệp, nhà dân, công sở, đình chùa”.
Theo ông Tuấn Anh, ở những nơi trang nghiêm như đình, chùa mọi người nên đặt con nghê. Đây là con vật biểu tượng của Việt Nam và mang lại sự may mắn.
Theo GTVT
Bình luận