(VTC News) – GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bức xúc: “Báo cáo của EVN không đúng khoa học và qui định..."
Báo cáo thiếu thuyết phục
Tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (UBKHCN-MT) Quốc hội với EVN và các cơ quan chuyên môn liên quan đến sự cố của Thủy điện Sông Tranh 2 ngày 18/5, nhiều chuyên gia tiếp tục phản bác báo cáo của EVN về sự cố này.
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Uỷ ban KHCN-MT Quốc hội và các cơ quan chuyên môn với EVN về thủy điện Sông Tranh 2, các chuyên gia tiếp tục phản bác báo cáo của EVN |
Bày tỏ quan điểm tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm UBKHCN-MT Quốc hội Võ Tuấn Nhân lo ngại: “Báo cáo của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 của EVN cho rằng đập an toàn và đưa ra cách khắc phục như vậy là không thuyết phục. Không thấy hồ sơ thiết kế, nhật ký thi công, giám sát ở đâu. Cơ sở khoa học nào để khẳng định là không có vết nứt trong thân đập như báo cáo đưa ra để người dân yên tâm”.
Trước báo cáo thiếu thuyết phục của Ban Quản lý dự án thủy điện 3, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bức xúc: “Báo cáo của EVN không đúng khoa học và qui định. Báo cáo này phải được Bộ này có ý kiến quyết định. Ban Quản lý dự án thủy điện 3 làm báo cáo quá sơ sài, không nghiêm túc”.
Chưa dừng lại, các nhà khoa học và các chuyên gia còn đề nghị làm rõ khoản tiền gần 50 tỷ đồng mà EVN bỏ ra để thuê đơn vị nước ngoài vào xử lý.
“Phương án xử lý, khắc phục sự cố của EVN chưa rõ. EVN trả lời rằng không mất một đồng xu nào để xử lý sự cố này vì công trình chưa bàn giao, đang bảo hành, nhưng tôi được biết EVN bỏ gần 50 tỷ đồng chi trả chuyện này. Trong khi sự cố của Thủy điện Sông Tranh 2 còn nguy hiểm hơn Thủy điện Sơn La đối với người dân vùng hạ du”, ông Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam nói.
“Phương án xử lý, khắc phục sự cố của EVN chưa rõ. EVN trả lời rằng không mất một đồng xu nào để xử lý sự cố này vì công trình chưa bàn giao, đang bảo hành, nhưng tôi được biết EVN bỏ gần 50 tỷ đồng chi trả chuyện này. Trong khi sự cố của Thủy điện Sông Tranh 2 còn nguy hiểm hơn Thủy điện Sơn La đối với người dân vùng hạ du”, ông Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam nói.
Bê tông thân đập đã rệu rã
Nghiêm trọng hơn, các chuyên gia còn cảnh báo về khả năng làm việc “rệu rã” của thân đập sau sự cố nước thấm qua thân đập, chảy về mái hạ lưu. Đồng thời yêu cầu phải có phương án đối với tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với thủy điện Sông Tranh 2.
GS.TS Vũ Trọng Hồng cảnh báo: “Đập này đã làm việc không còn tác dụng, bê tông có dấu hiệu rệu rã, đóng meo mốc. Nước thấm qua thân đập chảy trong đường hầm rất mạnh. Vì vậy EVN phải bỏ tiền ra thuê chuyên gia nước ngoài đánh giá lại một cách toàn diện để xử lý, tôi đề nghị phải đưa tất cả hồ sơ của công trình ra để mời chuyên gia nước ngoài vào đánh giá. "
Ông Hồng cũng đánh giá, phương án khắc phục các khe nhiệt bằng dán băng keo chỉ là tình thế, vì không còn cách nào khác. Phải có phương án phòng chống lụt, bão, ứng phó với mọi tình huống để đảm bảo tính mạng người dân gấp.
GS.TS Vũ Trọng Hồng cảnh báo: “Đập này đã làm việc không còn tác dụng, bê tông có dấu hiệu rệu rã, đóng meo mốc. Nước thấm qua thân đập chảy trong đường hầm rất mạnh. Vì vậy EVN phải bỏ tiền ra thuê chuyên gia nước ngoài đánh giá lại một cách toàn diện để xử lý, tôi đề nghị phải đưa tất cả hồ sơ của công trình ra để mời chuyên gia nước ngoài vào đánh giá. "
Ông Hồng cũng đánh giá, phương án khắc phục các khe nhiệt bằng dán băng keo chỉ là tình thế, vì không còn cách nào khác. Phải có phương án phòng chống lụt, bão, ứng phó với mọi tình huống để đảm bảo tính mạng người dân gấp.
Theo các chuyên gia, liệu thân đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị rệu rã ? |
Trước ý kiến của các chuyên gia, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương thống nhất với ý kiến của các nhà khoa học để chỉ ra đúng nguyên nhân, không thể đánh giá thiếu khách quan.
"Thực tế khẳng định là lưu lượng nước thấm qua thân đập về hạ lưu vẫn chưa giảm. Các nhà khoa học quan ngại phương pháp dán keo các khe nhiệt không đảm bảo sẽ áp dụng phương pháp khác an toàn hơn. Trong thời tới song song với khắc phục thấm qua thân đập, sẽ có đánh giá khách quan về thiết kế, thi công đối với công trình để người dân yên tâm hơn” - ông Vượng nói.
"Thực tế khẳng định là lưu lượng nước thấm qua thân đập về hạ lưu vẫn chưa giảm. Các nhà khoa học quan ngại phương pháp dán keo các khe nhiệt không đảm bảo sẽ áp dụng phương pháp khác an toàn hơn. Trong thời tới song song với khắc phục thấm qua thân đập, sẽ có đánh giá khách quan về thiết kế, thi công đối với công trình để người dân yên tâm hơn” - ông Vượng nói.
Thùy Dương - Bửu Lân
Bình luận