Trong quá trình lái xe, có tài xế sử dụng côn trước rồi phanh, cũng có người thực hiện ngược lại. Câu trả lời được nhiều chuyên gia đưa ra là phanh trước rồi côn sau.
Côn xe hay còn gọi ly hợp là bộ phận nằm trong hệ thống truyền lực có nhiệm vụ truyền động hoặc ngắt truyền động từ động cơ khi cần.
Cụ thể, khi đi với tốc độ thấp khoảng 40 km/h trở xuống trong phố đông, bạn không thể và không nên đi số cao, vì thế việc chuyển số thấp để tận dụng phanh động cơ là không cần thiết. Khi đó, nếu muốn phanh để dừng, chỉ việc rà phanh nhẹ nhàng, lực phanh theo cảm giác về tốc độ và khoảng cách.
Chỉ áp dụng chân côn cho tới khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy hoặc máy giật cục, gây khó chịu cho người ngồi trên xe. Sau khi đạp côn nên trả về số N, tránh ra vào côn nhiều gây mòn.
Tài xế mới thường có tâm lý sợ chết máy nên đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới phanh, nhưng như thế là không cần thiết. Nếu chưa quen, hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe, khi đó mới đạp côn.
Sau nhiều lần quen xe, tài xế sẽ biết chính xác nên áp dụng côn khi nào để không sớm quá, và cũng không tạo độ rung gây khó chịu.
Đạp côn trước rồi phanh sẽ thế nào?
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi lái xe trên đường thì bao giờ cũng phải ưu tiên phanh trước còn chân côn chỉ hỗ trợ để về số thấp tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi tốc độ rất thấp.
Đối với xe số sàn, động tác đạp côn sẽ làm cắt ly hợp, chiếc xe sẽ trôi theo quán tính. Do đó, việc cắt côn trước sẽ làm tăng quãng đường và thời gian phanh, chiếc xe không thể dừng ngay được, gây nguy hiểm trong một số tình huống cần dừng khẩn cấp.
Khi ở tốc độ cao muốn giảm tốc độ hoặc xuống dốc thì lái xe cần chuyển về số thấp hơn để lợi dụng lực hãm của động cơ. Nếu chỉ sử dụng phanh và cắt côn còn gây nóng phanh, mòn phanh nhanh và trường hợp dùng liên tục có thể dẫn đến mất phanh, rất nguy hiểm.
Sai lầm tai hại khi côn trước rồi phanh
Hầu hết các tài xế mới do tâm lý sợ chết máy nên thường đạp côn trước một đoạn khá xa rồi mới tiến hành phanh. Nhưng đây là điều không cần thiết.
Trong thời gian đầu chưa quen lái, tài xế hãy để xe tải lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe thì mới đạp côn. Sau một thời gian điều khiển xe, các bạn sẽ quen xe và biết chính xác khi nào nên áp dụng côn để không quá sớm hay quá muộn và không tạo độ rung gây khó chịu.
Khi di chuyển ở tốc độ cao trên cao tốc, bạn cũng cần sử dụng chân côn nhưng không phải để ngắt cả đoạn dài mà chỉ để chuyển số.
Ví dụ: Khi ô tô đang chạy ở tốc độ 80 km/h, nếu muốn phanh để dừng xe. Trước hết, bạn chỉ cần đạp phanh, không quan tâm tới chân côn. Khi tốc độ di chuyển đã giảm, bạn hãy đạp côn về số thấp rồi tiếp tục các thao tác rà phanh, đạp côn về số thấp hơn nữa cho đến khi vận tốc của xe thấp ở mức an toàn.
Bạn không được cắt côn trước khi tiến hành phanh vì khi cắt côn ở tốc độ cao, xe ô tô không còn được khống chế bởi động cơ mà chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, độ bám đường của lốp giảm, thời gian và quãng đường phanh đều tăng, gây nguy hiểm trong những trường hợp cần phanh gấp.
Trong trường hợp cần dừng xe gấp thì yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các bạn chỉ nên sử dụng phanh. Đa phần trong các trường hợp cần dừng xe gấp, tài xế thường đạp đồng thời cả phanh và côn. Nhưng việc làm này lại khiến tác dụng của phanh giảm đi. Vậy nên bạn chỉ cần làm một việc duy nhất là đạp phanh mà không cần quan tâm xe có thể sẽ bị chết máy.
Cách sử dụng côn xe ô tô
Chỉ với các dòng xe ô tô sử dụng hộp số sàn, người lái mới cần điều khiển chân côn (hay bàn đạp ly hợp). Nhiều người cho rằng việc sử dụng chân côn khá phức tạp. Tuy nhiên thực tế sau thời gian làm quen ban đầu, khi nắm được kỹ thuật thì sử dụng côn xe không hề khó.
Bạn đạp côn mỗi khi cần ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số. Khi lái xe số sàn, bạn cần đạp côn trước khi vào số, khi xe chuẩn bị dừng…
Trước mỗi lần sang số, bạn cần thực hiện thao tác đạp côn để ngắt kết nối với động cơ. Sau khi chuyển số không nhả chân côn ngay lập tức vì sẽ khiến xe dễ bị giật và tắt máy. Thay vào đó hãy nhả chân côn từ từ. Khi phối hợp nhuần nhuyễn “côn ra ga vào” xe có thể di chuyển một cách mượt mà.
Khi thực hiện thao tác đạp/nhả côn, nếu thấy xe không bị khựng lại hoặc đột ngột vọt lên thì nghĩa là đã được thực hiện đúng. Nếu tiếng máy xe không khó nghe mà đều đặn và êm ái, xe vẫn di chuyển bình thường sau khi nhả chân côn thì chứng tỏ thao tác đạp/nhả không chỉ được thực hiện đúng mà còn rất tốt.
Khi chuẩn bị dừng xe, hãy đạp phanh trước khi đạp côn. Không cần đạp côn quá sớm. Để biết thời điểm nên đạp côn lúc xe chuẩn bị dừng, bạn chỉ cần quan sát xe. Đợi xe có hiện tượng rung nhẹ thì đạp côn ngay. Dần dần quen, bạn sẽ biết thời điểm chính xác cần đạp côn trước khi xe rung.
Bình luận