Phần dàn dựng cho tiết mục Bài ca không quên trong chương trình Giai điệu tự hào, tối 30/3 có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm múa Hạn hán và cơn mưa.
Chương trình Giai điệu tự hào với chủ đề Rừng cây, đời người phát sóng tối 30/3 trên VTV1. Tiết mục Bài ca không quên của Cẩm Vân nhận được nhiều lời khen của hội đồng bình luận. Dù thể hiện lại tác phẩm cũ này nhiều lần trên sân khấu, nữ ca sỹ vẫn chinh phục hoàn toàn khán giả tại trường quay.
Sang trọng, nền nã trong tà áo dài tím cách điệu, giọng ca điêu luyện của Cẩm Vân làm đông đảo khán giả từ già tới trẻ tại trường quay bật khóc.
Phần dàn dựng của đạo diễn Việt Tú khiến trường quay đã vỡ òa trong cảm xúc khi 30 bà mẹ nông thôn, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, tay cầm ảnh những người con đã hy sinh trong chiến trận quay người bước từ trong ra giữa sân khấu. Ở đoạn cao trào của bài hát, hơn 350 khán giả cầm trên tay những tấm ảnh liệt sỹ lần lượt đứng dậy.
Tại chương trình, có 96,32% số khán giả yêu thích, trong đó 100% khán giả lão thành ủng hộ ca khúc này.
Hoa hậu Thu Thủy đỏ hoe mắt khi nghe ca khúc. Cô lạc cả giọng khi nhắc về người cậu đã mất trong chiến trận khi thấy hình ảnh của những anh hùng liệt sĩ được thể hiện trong tiết mục. Phó giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái công nhận, 25 năm trong nghề nghiên cứu sân khấu, bà chưa từng được chứng kiến cảnh tượng đẹp cả về nghệ thuật lẫn cảm xúc đến như vậy.
'Đây là một tiết mục hoàn hảo, cần khen thưởng đặc biệt...' vì theo bà 'chưa bao giờ trên sân khấu truyền hình lại có tiết mục đẹp, xúc động đến như thế'. Một số thành viên khác trong hội đồng bình luận cũng có cùng ý kiến.
Tuy nhiên, Minh Thái cho biết, bà cũng nhận ra, phần trình diễn giống một cách khó hiểu với những gì Thủy Ea Sola đã làm cách đây gần 20 năm trong vở múa Hạn hán và cơn mưa.
Theo đó, cũng là các bà mẹ nông thôn, nhưng Ea Sola đón các mẹ ở Thái Bình còn theo MC Hà Thu Nga của Giai điệu tự hào giới thiệu, chương trình đã mời các mẹ từ Thuận Thành, Bắc Ninh.
Không chỉ giống y hệt về trang phục, các diễn viên quần chúng trong hai tác phẩm giống cả về số lượng, đúng 30 người, về tuyến tính di chuyển sân khấu và cả đạo cụ, ảnh liệt sỹ cầm trên tay.
Điều này khiến nhiều người nghi ngờ Việt Tú 'mượn' ý tưởng của Hạn hán và cơn mưa để dàn dựng tiết mục Bài ca không quên cho Cẩm Vân.
Trả lời phỏng vấn, bà Minh Thái nói: 'Tôi đã nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ giữa phần dàn dựng của Việt Tú với một phần vở múa đương đại của Thủy Ea Sola năm 1994. Tôi cũng đã phân tích rõ ràng trong chương trình nhưng không hiểu vì sao bị cắt trên sóng'.
'Thiết nghĩ, cảm xúc lay động lòng người của phần biểu diễn này có thể được chấp nhận nhưng khen thưởng cho ai, vì sao phải khen thưởng lại là điều cần cân nhắc', nhà phê bình Minh Thái cho biết, đây là đoạn bà đã nói thêm trong buổi ghi hình nhưng đã bị cắt khi lên sóng.
Thủy Ea Sola là một người Pháp gốc Việt, được biết đến như một nhà biên đạo múa đương đại hàng đầu. Năm 1990, bà trở lại Việt Nam và lưu lại 5 năm để tìm hiểu về âm nhạc và múa truyền thống, cũng như ảnh hưởng của chiến tranh trên đất nước và dân tộc này.
Năm 1994, Hạn hán và cơn mưa công diễn ở TP HCM. Năm 1995, Ea Sola cho ra mắt phiên bản vở diễn múa đầu tiên của tại châu Âu.
Theo VNExpress
Chương trình Giai điệu tự hào với chủ đề Rừng cây, đời người phát sóng tối 30/3 trên VTV1. Tiết mục Bài ca không quên của Cẩm Vân nhận được nhiều lời khen của hội đồng bình luận. Dù thể hiện lại tác phẩm cũ này nhiều lần trên sân khấu, nữ ca sỹ vẫn chinh phục hoàn toàn khán giả tại trường quay.
Cẩm Vân biểu diễn Bài ca không quên gây xúc động với hình ảnh các cụ già cầm di ảnh của liệt sỹ. |
Phần dàn dựng của đạo diễn Việt Tú khiến trường quay đã vỡ òa trong cảm xúc khi 30 bà mẹ nông thôn, mặc áo cánh trắng, quần lụa đen, tay cầm ảnh những người con đã hy sinh trong chiến trận quay người bước từ trong ra giữa sân khấu. Ở đoạn cao trào của bài hát, hơn 350 khán giả cầm trên tay những tấm ảnh liệt sỹ lần lượt đứng dậy.
Tại chương trình, có 96,32% số khán giả yêu thích, trong đó 100% khán giả lão thành ủng hộ ca khúc này.
Hoa hậu Thu Thủy đỏ hoe mắt khi nghe ca khúc. Cô lạc cả giọng khi nhắc về người cậu đã mất trong chiến trận khi thấy hình ảnh của những anh hùng liệt sĩ được thể hiện trong tiết mục. Phó giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái công nhận, 25 năm trong nghề nghiên cứu sân khấu, bà chưa từng được chứng kiến cảnh tượng đẹp cả về nghệ thuật lẫn cảm xúc đến như vậy.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái trong chương trình Rừng cây, đời người. |
Tuy nhiên, Minh Thái cho biết, bà cũng nhận ra, phần trình diễn giống một cách khó hiểu với những gì Thủy Ea Sola đã làm cách đây gần 20 năm trong vở múa Hạn hán và cơn mưa.
Theo đó, cũng là các bà mẹ nông thôn, nhưng Ea Sola đón các mẹ ở Thái Bình còn theo MC Hà Thu Nga của Giai điệu tự hào giới thiệu, chương trình đã mời các mẹ từ Thuận Thành, Bắc Ninh.
Không chỉ giống y hệt về trang phục, các diễn viên quần chúng trong hai tác phẩm giống cả về số lượng, đúng 30 người, về tuyến tính di chuyển sân khấu và cả đạo cụ, ảnh liệt sỹ cầm trên tay.
Điều này khiến nhiều người nghi ngờ Việt Tú 'mượn' ý tưởng của Hạn hán và cơn mưa để dàn dựng tiết mục Bài ca không quên cho Cẩm Vân.
Trả lời phỏng vấn, bà Minh Thái nói: 'Tôi đã nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ giữa phần dàn dựng của Việt Tú với một phần vở múa đương đại của Thủy Ea Sola năm 1994. Tôi cũng đã phân tích rõ ràng trong chương trình nhưng không hiểu vì sao bị cắt trên sóng'.
'Thiết nghĩ, cảm xúc lay động lòng người của phần biểu diễn này có thể được chấp nhận nhưng khen thưởng cho ai, vì sao phải khen thưởng lại là điều cần cân nhắc', nhà phê bình Minh Thái cho biết, đây là đoạn bà đã nói thêm trong buổi ghi hình nhưng đã bị cắt khi lên sóng.
Hình ảnh các bà mẹ cầm ảnh của liệt sỹ trong vở Hạn hán và cơn mưa của Thủy Ea Sola. |
Năm 1994, Hạn hán và cơn mưa công diễn ở TP HCM. Năm 1995, Ea Sola cho ra mắt phiên bản vở diễn múa đầu tiên của tại châu Âu.
Theo VNExpress
Bình luận