Khi nhận lời làm tổng đạo diễn cho vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc bộ, đạo diễn Hoàng Nhật Nam vấp phải những lo lắng và áp lực vì chưa biết nên khai thác gì trong kho tàng tinh hoa Bắc bộ rộng lớn.
Nguồn cảm hứng sáng tạo chợt đến và nam đạo diễn quyết định chọn thiền sư Từ Đạo Hạnh là nhân vật dẫn truyện xuyên suốt vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ.
Ý tưởng “Tinh hoa Bắc bộ” được đạo diễn Hoàng Nhật Nam hình thành, phát triển, chia thành 6 phần nội dung chặt chẽ: “Thi ca”, “Cõi Phật”, “Hoài cổ”, “Nhạc họa”, “An vui” và “Ngày hội”.
Nhờ kỹ thuật âm thanh với vai trò giám đốc âm nhạc do nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đảm nhận cùng ánh sáng hiện đại, sự nghiêm túc tập luyện và trình diễn 200 diễn viên gồm người dân bản địa và sinh viên trường Cao đẳng Múa Việt Nam, khán giả cảm nhận được các lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc…tinh thần của con người Việt Nam.
Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ, để những người nông dân Sài Sơn hiền hậu, chất phác có thể biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu, anh có những buổi trò chuyện, tâm tư với bà con để họ nghe chất giọng của mình, hiểu tâm tư, hiểu những điều người đạo diễn xây dựng và hướng đến.
Vì vậy, dưới ánh đèn sân khấu lớn, trang phục, đạo cụ... những người nông dân quên đi bỡ ngỡ, cái “tôi” rụt rè, họ là diễn viên thực thụ, kể lại chính cuộc đời mình thường nhật: Xưa và nay. Nhờ đó, các diễn viên di chuyển trên mặt hồ thành thục với hệ thống đường đi ngầm.
Bên cạnh đó, vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ còn mở ra những tiềm năng phát triển du lịch cho địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung khi đáp ứng nhu cầu những người sinh sống và làm việc đô thị, với tốc độ phát triển “chóng mặt” cần không gian thư giãn nhẹ nhàng.
Không chỉ vậy, vở diễn còn làm “cầu nối” hợp lý đối với khách du lịch quốc tế chưa am hiểu về văn hóa Việt Nam khi đạo diễn Hoàng Nhật Nam “phá bỏ rào cản” ngôn ngữ nói và viết bằng ngôn ngữ của âm nhạc, hình thể trình diễn.
Video: Lê Minh Sơn phấn khích với học trò cũ của Hồ Hoài Anh
Bình luận