Lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có doanh thu hơn 4,27 tỷ đồng/người/năm. Kinh doanh xe máy có doanh thu hơn 3,1 tỷ đồng/người/năm. Xếp hàng sau là khai khoáng và tài chính ngân hàng.
Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 vừa được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 13/4, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng từ mức 28 triệu đồng năm 2007 lên 74,6 triệu đồng năm 2014.
Theo VCCI, năm 2015, mức lương tối thiểu vùng đã tăng 14,3% và kế hoạch năm 2016 tăng 12,4% so với năm 2015, như vậy mức tăng này sẽ giúp thu nhập của người lao động được tăng cao trong các năm tiếp theo.
Xét theo ngành kinh tế, lao động trong ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất năm 2014, đạt 195 triệu đồng/năm. Tiếp đến là ngành Thông tin và Truyền thông với 140 triệu đồng/năm.
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa có doanh thu cao nhất, nhưng là ngành có thu nhập bình quân đứng thứ ba với 135 triệu đồng/năm.
Thu nhập của lao động trong ngành chế biến chế tạo đạt 68 triệu đồng/năm, cao hơn nông nghiệp, xây dựng.
Lao động trong ngành nông lâm thủy sản có thu nhập giảm từ 70 triệu đồng (năm 2010) xuống mức 53 triệu đồng/năm. Hoạt động dịch vụ khác là ngành có mức thu nhập bình quân thấp nhất, chỉ đạt 44 triệu đồng/năm.
Doanh thu bình quân của người lao động tăng khoảng 2,5 lần trong giai đoạn 2007- 2015, với tốc độ trung bình là 12,1%/năm, từ khoảng 482 triệu đồng năm 2007 lên 1.207 triệu đồng năm 2015.
Giai đoạn 2010- 2015 chứng kiến sự bứt phá mạnh về doanh thu bình quân của các lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Ước tính đến năm 2015, doanh thu bình quân của lao động trong khu vực này tăng khoảng gấp đôi so với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI.
Xét theo ngành kinh doanh, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là ngành có doanh thu bình quân năm 2014 cao nhất, đạt hơn 4,27 tỷ đồng/người/năm. Tiếp đến là ngành bán buôn bán lẻ và sửa chữa xe máy với mức doanh thu hơn 3,1 tỷ đồng/người/năm.
Ngành khai khoáng có doanh thu bình quân đầu người đứng thứ 3 với 2,18 tỷ đồng/người/năm. Tiếp đến là ngành hoạt động tài chính ngân hàng với hơn 2 tỷ đồng/người/năm.
Ba ngành khác có mức doanh thu bình quân của người lao động trên một tỷ đồng/năm là Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; hoạt động kinh doanh bất động sản; Thông tin và Truyền thông.
Đáng chú ý, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có mức doanh thu bình quân đầu người thấp thứ 2, đạt 269 triệu đồng/người/năm, chỉ đứng trên ngành Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với 267 triệu đồng/năm.
Ngành hoạt động tài chính ngân hàng là ngành có thường xuyên trong nhóm có doanh thu bình quân cao nhất và đã từng đứng đầu trong các năm 2008, 2011. Tuy nhiên, doanh thu bình quân trong ngành này đã giảm liên tục trong các năm 2012- 2014.
Nguồn: Infonet
Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 vừa được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 13/4, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng từ mức 28 triệu đồng năm 2007 lên 74,6 triệu đồng năm 2014.
Theo VCCI, năm 2015, mức lương tối thiểu vùng đã tăng 14,3% và kế hoạch năm 2016 tăng 12,4% so với năm 2015, như vậy mức tăng này sẽ giúp thu nhập của người lao động được tăng cao trong các năm tiếp theo.
lao động trong ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất năm 2014, |
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa có doanh thu cao nhất, nhưng là ngành có thu nhập bình quân đứng thứ ba với 135 triệu đồng/năm.
Thu nhập của lao động trong ngành chế biến chế tạo đạt 68 triệu đồng/năm, cao hơn nông nghiệp, xây dựng.
Lao động trong ngành nông lâm thủy sản có thu nhập giảm từ 70 triệu đồng (năm 2010) xuống mức 53 triệu đồng/năm. Hoạt động dịch vụ khác là ngành có mức thu nhập bình quân thấp nhất, chỉ đạt 44 triệu đồng/năm.
Doanh thu bình quân của người lao động tăng khoảng 2,5 lần trong giai đoạn 2007- 2015, với tốc độ trung bình là 12,1%/năm, từ khoảng 482 triệu đồng năm 2007 lên 1.207 triệu đồng năm 2015.
Giai đoạn 2010- 2015 chứng kiến sự bứt phá mạnh về doanh thu bình quân của các lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Ước tính đến năm 2015, doanh thu bình quân của lao động trong khu vực này tăng khoảng gấp đôi so với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI.
Xét theo ngành kinh doanh, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là ngành có doanh thu bình quân năm 2014 cao nhất, đạt hơn 4,27 tỷ đồng/người/năm. Tiếp đến là ngành bán buôn bán lẻ và sửa chữa xe máy với mức doanh thu hơn 3,1 tỷ đồng/người/năm.
Ngành khai khoáng có doanh thu bình quân đầu người đứng thứ 3 với 2,18 tỷ đồng/người/năm. Tiếp đến là ngành hoạt động tài chính ngân hàng với hơn 2 tỷ đồng/người/năm.
Ba ngành khác có mức doanh thu bình quân của người lao động trên một tỷ đồng/năm là Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; hoạt động kinh doanh bất động sản; Thông tin và Truyền thông.
Đáng chú ý, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có mức doanh thu bình quân đầu người thấp thứ 2, đạt 269 triệu đồng/người/năm, chỉ đứng trên ngành Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với 267 triệu đồng/năm.
Ngành hoạt động tài chính ngân hàng là ngành có thường xuyên trong nhóm có doanh thu bình quân cao nhất và đã từng đứng đầu trong các năm 2008, 2011. Tuy nhiên, doanh thu bình quân trong ngành này đã giảm liên tục trong các năm 2012- 2014.
Nguồn: Infonet
Bình luận