(VTC News) - Top 10 công ty được thống kê năm nay lần đầu tiên có mặt một công ty Nhà nước 100% (Viettel) và số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong Top 100 tăng thêm 5.
Bắt đầu được công bố từ năm 2014 (đánh giá cho năm 2013), danh sách 100 công ty làm việc tốt nhất Việt Nam có khá nhiều thay đổi thú vị đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Năm đầu tiên, danh sách Top 20 không hề có một công ty nào trong ngành viễn thông hoặc CNTT của Việt Nam thì năm 2014, 2 thương hiệu trong nước thuộc lĩnh vực này đã có mặt: MobiFone (12) và Viettel (14).
Tuy nhiên, đến năm 2015 (danh sách mới công bố), ngành ICT Việt Nam lần đầu tiên có thương hiệu lọt vào Top 10 (Viettel). Đây cũng là doanh nghiệp Nhà nước 100% duy nhất có tên trong Top 100. Với vị trí thứ 8 trong danh sách, Viettel tăng 6 bậc so với năm trước và tăng 17 bậc so với 2 năm trước đó.
Nếu so với Top 10 công bố năm trước, số lượng công ty Việt Nam tăng thêm 1 đại diện (Viettel), còn Vinamilk đã 2 năm liên tiếp đứng ở vị trí số 2. Vietcombank từng lọt vào Top 10 năm 2013 (thứ 8) nhưng giờ ở vị trí thứ 11.
Trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông được Anphabe khảo sát, 3 doanh nghiệp Việt Nam có tên trong danh sách: Viettel (số 2), FPT Information System (số 4) và MobiFone (số 5). Viettel được Aphabe giới thiệu là: nơi tạo ra cơ hội lớn để học hỏi kinh nghiệm, lương cao, môi trường làm việc cạnh tranh và lãnh đạo thân thiện, 67% nhân viên giới thiệu Viettel cho bạn bè của mình. Đứng đầu ở ngành này cũng là một công ty nước ngoài: IBM.
Bên cạnh các danh sách công ty Việt Nam thuộc top 10 đã có “thâm niên”, một số cái tên mới đã xuất hiện như Novaland, Hòa Bình Corp, Bảo Việt Insurance… Các doanh nghiệp có sự đột phá về thứ hạng gồm: Masan (từ hạng 31 lên 13); Vingroup (tăng từ hạng 79 lên 41); FPT (tăng từ hạng 28 lên 21); Viettel (tăng từ hạng 14 lên 8)…
Bản báo cáo năm nay cũng cho thấy kết quả, các doanh nghiệp sẽ càng ngày khó đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người đi làm. Trong 12 mục tiêu nghề nghiệp điển hình do Anphabe đưa ra, 5 mục tiêu được chọn nhiều nhất theo thứ tự là Cân bằng công việc và cuộc sống; Công việc ổn định và đảm bảo; Thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp; Thu nhập tốt & Tiết kiệm tương lai; Được đào tạo & tạo nền tảng phát triển.
Trong khi đó, tương ứng với mục tiêu nghề nghiệp đa dạng, kỳ vọng của người đi làm Việt Nam trải dài ở cả 6 nhóm yếu tố với tầm quan trọng lần lượt là Lương, Thưởng, Phúc lợi; Đội ngũ lãnh đạo; Danh tiếng công ty; Văn hóa giá trị; Chất lượng công việc & Cuộc sống và Đào tạo phát triển.
Theo kết quả khảo sát, mặc dù Lương, Thưởng, Phúc lợi vẫn là yếu tố quan trọng nhất, kỳ vọng về nhóm tiêu chí này có xu hướng giảm dần và có nhiều thay đổi trong 3 năm qua. Cụ thể hơn, Phúc lợi tốt đã vươn lên hàng đầu trong các tiêu chí được quan tâm khi chọn việc, trong đó Lương cạnh tranh giảm dần, hiện chỉ còn đứng thứ 7.
Trong 3 năm qua, khảo sát cũng ghi nhận sự gia tăng nhiều nhất kỳ vọng về nhóm tiêu chí Danh tiếng công ty. Lý giải cho xu hướng này, khi điều chỉnh kỳ vọng về Lương, Thưởng, Phúc lợi và Đào tạo phát triển. (do các công ty cũng đang thắt chặt dần hai tiêu chí này), người lao động sẽ muốn tìm kiếm những doanh nghiệp lớn, uy tín và thành công hơn để đảm bảo tính ổn định công việc.
Chia sẻ về phương pháp đánh giá 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường – Công ty Nielsen Việt Nam cho biết: “Đây là năm thứ 3 Nielsen đồng hành cùng Anphabe thực hiện khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Khảo sát năm nay đã rất thành công khi thu hút đông đảo sự tham gia 22,688 đáp viên là người đi làm có kinh nghiệm và hàng trăm công ty đầu ngành. Điều này đã giúp chúng tôi đo lường một cách chuẩn xác các xu hướng mới để hỗ trợ tốt cho chiến lược nhân tài ở các doanh nghiệp”.
Đánh giá về những thay đổi trong bảng danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, bà Thanh Nguyễn – Giám đốc điều hành Anphabe chia sẻ: “Những thay đổi lớn lao diễn ra tại Việt Nam trong vài chục năm qua là thành quả rất lớn từ sự hội nhập và phát triển kinh tế, với sự đóng góp trực tiếp từ sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam”.
Trần Long
Bắt đầu được công bố từ năm 2014 (đánh giá cho năm 2013), danh sách 100 công ty làm việc tốt nhất Việt Nam có khá nhiều thay đổi thú vị đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Năm đầu tiên, danh sách Top 20 không hề có một công ty nào trong ngành viễn thông hoặc CNTT của Việt Nam thì năm 2014, 2 thương hiệu trong nước thuộc lĩnh vực này đã có mặt: MobiFone (12) và Viettel (14).
Tuy nhiên, đến năm 2015 (danh sách mới công bố), ngành ICT Việt Nam lần đầu tiên có thương hiệu lọt vào Top 10 (Viettel). Đây cũng là doanh nghiệp Nhà nước 100% duy nhất có tên trong Top 100. Với vị trí thứ 8 trong danh sách, Viettel tăng 6 bậc so với năm trước và tăng 17 bậc so với 2 năm trước đó.
Viettel là công ty 100% vốn Nhà nước duy nhất trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. |
Nếu so với Top 10 công bố năm trước, số lượng công ty Việt Nam tăng thêm 1 đại diện (Viettel), còn Vinamilk đã 2 năm liên tiếp đứng ở vị trí số 2. Vietcombank từng lọt vào Top 10 năm 2013 (thứ 8) nhưng giờ ở vị trí thứ 11.
Trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông được Anphabe khảo sát, 3 doanh nghiệp Việt Nam có tên trong danh sách: Viettel (số 2), FPT Information System (số 4) và MobiFone (số 5). Viettel được Aphabe giới thiệu là: nơi tạo ra cơ hội lớn để học hỏi kinh nghiệm, lương cao, môi trường làm việc cạnh tranh và lãnh đạo thân thiện, 67% nhân viên giới thiệu Viettel cho bạn bè của mình. Đứng đầu ở ngành này cũng là một công ty nước ngoài: IBM.
Bên cạnh các danh sách công ty Việt Nam thuộc top 10 đã có “thâm niên”, một số cái tên mới đã xuất hiện như Novaland, Hòa Bình Corp, Bảo Việt Insurance… Các doanh nghiệp có sự đột phá về thứ hạng gồm: Masan (từ hạng 31 lên 13); Vingroup (tăng từ hạng 79 lên 41); FPT (tăng từ hạng 28 lên 21); Viettel (tăng từ hạng 14 lên 8)…
Bản báo cáo năm nay cũng cho thấy kết quả, các doanh nghiệp sẽ càng ngày khó đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người đi làm. Trong 12 mục tiêu nghề nghiệp điển hình do Anphabe đưa ra, 5 mục tiêu được chọn nhiều nhất theo thứ tự là Cân bằng công việc và cuộc sống; Công việc ổn định và đảm bảo; Thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp; Thu nhập tốt & Tiết kiệm tương lai; Được đào tạo & tạo nền tảng phát triển.
Trong khi đó, tương ứng với mục tiêu nghề nghiệp đa dạng, kỳ vọng của người đi làm Việt Nam trải dài ở cả 6 nhóm yếu tố với tầm quan trọng lần lượt là Lương, Thưởng, Phúc lợi; Đội ngũ lãnh đạo; Danh tiếng công ty; Văn hóa giá trị; Chất lượng công việc & Cuộc sống và Đào tạo phát triển.
Theo kết quả khảo sát, mặc dù Lương, Thưởng, Phúc lợi vẫn là yếu tố quan trọng nhất, kỳ vọng về nhóm tiêu chí này có xu hướng giảm dần và có nhiều thay đổi trong 3 năm qua. Cụ thể hơn, Phúc lợi tốt đã vươn lên hàng đầu trong các tiêu chí được quan tâm khi chọn việc, trong đó Lương cạnh tranh giảm dần, hiện chỉ còn đứng thứ 7.
Trong 3 năm qua, khảo sát cũng ghi nhận sự gia tăng nhiều nhất kỳ vọng về nhóm tiêu chí Danh tiếng công ty. Lý giải cho xu hướng này, khi điều chỉnh kỳ vọng về Lương, Thưởng, Phúc lợi và Đào tạo phát triển. (do các công ty cũng đang thắt chặt dần hai tiêu chí này), người lao động sẽ muốn tìm kiếm những doanh nghiệp lớn, uy tín và thành công hơn để đảm bảo tính ổn định công việc.
Chia sẻ về phương pháp đánh giá 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường – Công ty Nielsen Việt Nam cho biết: “Đây là năm thứ 3 Nielsen đồng hành cùng Anphabe thực hiện khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Khảo sát năm nay đã rất thành công khi thu hút đông đảo sự tham gia 22,688 đáp viên là người đi làm có kinh nghiệm và hàng trăm công ty đầu ngành. Điều này đã giúp chúng tôi đo lường một cách chuẩn xác các xu hướng mới để hỗ trợ tốt cho chiến lược nhân tài ở các doanh nghiệp”.
Đánh giá về những thay đổi trong bảng danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, bà Thanh Nguyễn – Giám đốc điều hành Anphabe chia sẻ: “Những thay đổi lớn lao diễn ra tại Việt Nam trong vài chục năm qua là thành quả rất lớn từ sự hội nhập và phát triển kinh tế, với sự đóng góp trực tiếp từ sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam”.
Trần Long
Bình luận