Đứng bên bờ sông Âm, đoạn chảy qua địa bàn xã Giao An, chúng tôi chứng kiến cảnh 15 học sinh (13 nữ, 2 nam) đang băng qua sông trên bè mảng để đến lớp, mà không khỏi rùng mình.
Vào năm học mới, mỗi ngày, hàng trăm học sinh THCS xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải vượt sông Âm bằng những chiếc bè mảng để đến trường.
Con sông Âm chảy qua địa bàn xã Giao An chia cắt thành hai khu vực (phía tả sông 3 làng, phía hữu sông 2 làng). Bên tả sông gồm 3 làng: Trô, Ang và Pắc Nặm, với hơn 300 hộ dân sinh sống. Do trung tâm xã Giao An tọa lạc bên hữu sông nên người dân 3 làng nói trên chỉ có cách duy nhất là băng qua sông mỗi khi muốn về trung tâm xã.
Phương tiện duy nhất để người dân qua sông giao thương hàng hóa, học sinh đến trường… là một chiếc bè mảng được ghép bằng những cây luồng dài gần chục mét. Để an toàn hơn, người dân dùng một dây điện to bằng ngón tay, dài hơn 100m cột chặt hai đầu vào gốc cây to bên hai bờ sông để làm điểm vịn tay (kiểu đò cáp) rồi kéo rê cả bè lẫn người khi qua sông.
Mùa này, nước sông Âm chưa dâng cao, nên đoạn sông các em học sinh thường qua rộng chỉ chừng 100m. Trên chiếc bè luồng, các em học sinh phải hò nhau lấy đà để kéo chiếc bè cùng mình vượt sông. Nhiều em, do không đủ sức khỏe để kéo bè, nhưng cũng phải vịn vào cùng các bạn. Có những em sau khi qua sông, hai lòng bàn tay đỏ rát vì bám dây đu. Bình thường, mỗi lần vượt sông, nếu gặp dòng nước hiền hòa thì các em sẽ vượt sông trong khoảng nửa giờ. Còn hôm nào có mưa, nước sông chảy mạnh hơn thì học sinh qua sông phải có người lớn đi kèm. Tính mạng của các em lúc đó thật mỏng manh trước mưa lũ.
Theo thống kê của xã, hiện nay mỗi ngày có 119 học sinh THCS của 3 làng nêu trên phải qua sông Âm bằng bè mảng. Hôm nào trời mưa, nước sông dâng cao, nhiều em bỏ học vì qua sông quá nguy hiểm.
Ông Lê Hồng Chuyên – Bí thư Đảng ủy xã Giao An cho biết: “Huyện cũng đã lập dự án và trình lên cấp trên, nhưng vẫn phải chờ, do đang cân nhắc vấn đề đầu tư cầu lớn hay cầu bé”. Một cây cầu kiên cố vượt sông Âm vẫn đang là ước mơ của người dân xã Giao An và những đứa trẻ đến trường mỗi ngày.
Theo Hồng Đức (Dân Việt)
Vào năm học mới, mỗi ngày, hàng trăm học sinh THCS xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) phải vượt sông Âm bằng những chiếc bè mảng để đến trường.
Con sông Âm chảy qua địa bàn xã Giao An chia cắt thành hai khu vực (phía tả sông 3 làng, phía hữu sông 2 làng). Bên tả sông gồm 3 làng: Trô, Ang và Pắc Nặm, với hơn 300 hộ dân sinh sống. Do trung tâm xã Giao An tọa lạc bên hữu sông nên người dân 3 làng nói trên chỉ có cách duy nhất là băng qua sông mỗi khi muốn về trung tâm xã.
Phương tiện duy nhất để người dân qua sông giao thương hàng hóa, học sinh đến trường… là một chiếc bè mảng được ghép bằng những cây luồng dài gần chục mét. Để an toàn hơn, người dân dùng một dây điện to bằng ngón tay, dài hơn 100m cột chặt hai đầu vào gốc cây to bên hai bờ sông để làm điểm vịn tay (kiểu đò cáp) rồi kéo rê cả bè lẫn người khi qua sông.
Trẻ em xã Giao An đánh cược tính mạng với những chuyến bè mảng để được đến trường. |
Mùa này, nước sông Âm chưa dâng cao, nên đoạn sông các em học sinh thường qua rộng chỉ chừng 100m. Trên chiếc bè luồng, các em học sinh phải hò nhau lấy đà để kéo chiếc bè cùng mình vượt sông. Nhiều em, do không đủ sức khỏe để kéo bè, nhưng cũng phải vịn vào cùng các bạn. Có những em sau khi qua sông, hai lòng bàn tay đỏ rát vì bám dây đu. Bình thường, mỗi lần vượt sông, nếu gặp dòng nước hiền hòa thì các em sẽ vượt sông trong khoảng nửa giờ. Còn hôm nào có mưa, nước sông chảy mạnh hơn thì học sinh qua sông phải có người lớn đi kèm. Tính mạng của các em lúc đó thật mỏng manh trước mưa lũ.
Theo thống kê của xã, hiện nay mỗi ngày có 119 học sinh THCS của 3 làng nêu trên phải qua sông Âm bằng bè mảng. Hôm nào trời mưa, nước sông dâng cao, nhiều em bỏ học vì qua sông quá nguy hiểm.
Ông Lê Hồng Chuyên – Bí thư Đảng ủy xã Giao An cho biết: “Huyện cũng đã lập dự án và trình lên cấp trên, nhưng vẫn phải chờ, do đang cân nhắc vấn đề đầu tư cầu lớn hay cầu bé”. Một cây cầu kiên cố vượt sông Âm vẫn đang là ước mơ của người dân xã Giao An và những đứa trẻ đến trường mỗi ngày.
Theo Hồng Đức (Dân Việt)
Bình luận