(VTC News) – Nhiều bị cáo kêu oan, đại diện ngân hàng VDB cũng phản ứng quyết liệt trước bản án sơ thẩm.
Sáng nay (25/9), Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Đưa, nhận hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng” tại tỉnh Đắk Nông.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã tuyên phạt nhóm bị cáo cán bộ ngân hàng gồm: Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) tử hình, Trần Xuân Lộc (nguyên Trưởng phòng tín dụng - xuất khẩu VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) 5 năm tù, Nguyễn Thị Hồng Liên (nguyên cán bộ tín dụng của VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) 3 năm tù treo, Lâm Hữu Hạnh (nguyên Phó tổng giám đốc OCB) 5 năm tù, Võ Tiến Đạt (nguyên Giám đốc Sở giao dịcha TP HCM) 5 năm tù, Tạ Thị Xuân Ý (nguyên phó bộ phận quan hệ khách hàng Sở Giao dịch TP HCM) 8 năm tù và Trương Đình Hải (nguyên Giám đốc NH TMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội) 10 năm tù.
Các bị cáo Cao Bạch Mai (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật) tù chung thân, Trần Thị Xuân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân) tù chung thân, Nguyễn Thị Vân (nguyên Chủ nhiệm HTX Sông Cầu) tù chung thân, Đặng Thị Ngân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngân) 20 năm tù, Nguyễn Thị Kim Loan (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Phát Long) 20 năm tù và Nguyễn Văn Khánh ("cò" ngân hàng) 12 năm tù.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, HĐXX nhận định số tiền 529 tỉ đồng tạm giữ tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông và 50 tỉ đồng tạm giữ tại Ngân hàng TMCP Nam Á là vật chứng của vụ án. Đây là số tiền Vũ Việt Hùng giúp sức cho các bị cáo Mai, Xuân, Ngân, Loan, Vân chiếm đoạt của OCB và Ngân hàng Nam Á nhằm thu nợ quá hạn cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông, là vật chứng của vụ án.
HĐXX quyết định trả cho OCB 529 tỉ đồng, trả cho Ngân hàng Nam Á 50 tỉ đồng, khấu trừ vào phần bồi thường thiệt hại của từng bị cáo. Ngoài ra, Trần Thị Xuân còn phải trả 196,5 tỉ đồng, Cao Bạch Mai còn phải trả 135 tỉ đồng cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông. Cơ quan tố tụng sẽ xử lý các tài sản đã kê biên của các bị cáo Xuân, Mai để trả nợ cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông.
Trong phần xét hỏi sáng nay, nhiều bị cáo đã kêu oan, cho rằng mình không phạm tội như bản án của tòa sơ thẩm. Đặc biệt, bị cáo Trần Thị Xuân trước HĐXX đã cho rằng mình bị “ép cung” nên dẫn tới việc đã khai nhận về việc đưa hối lộ cho ông Vũ Việt Hùng.
Ngoài ra, bị cáo Vũ Việt Hùng cũng kháng cáo với 3 nội dung: không nhận hối lộ; không đồng phạm cùng với các doanh nghiệp lừa đảo; xin giảm nhẹ tội cố ý làm sai quy định về cho vay tín dụng.
Trả lời trước HĐXX ông Hùng cho rằng, việc chiếc xe ô tô BMW X5 ông sử dụng là do được bị cáo Mai cho mượn. Ông Hùng cũng không biết vì sao chiếc xe này lại đứng tên con trai ông. Sau khi mượn được hơn 1 năm, ông Hùng cũng đã đem chiếc xe trả lại bà Mai vì đã có xe khác để đi.
Về vấn đề cho vay, ông Hùng cũng đã nhận sai khi không kiểm tra, giám sát cán bộ cấp dưới chặt chẽ nên đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Ông Hùng cũng mong HĐXX xem xét trả lại 6 căn nhà mà tòa sơ thẩm tuyên tịch thu trước đó, vì đây là tài sản hợp pháp của vợ chồng ông, do kinh doanh cà phê mà có.
Với tư cách là nguyên đơn dân sự, ông Đặng Minh Quân – đại diện Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã phản đối bản án sơ thẩm.
“Chúng tôi không đồng ý việc tòa tuyên Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm chuyển trả số tiền 511.464.742.716 đồng trong tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT mở tại Ngân hàng Phát triển cho Ngân hàng TMCP Phương Đông. Bởi vì, ngay sau khi thu chúng tôi đã cho vay, không còn để chuyển trả, cũng không thể lấy khoản khác bù đắp khoản này. Còn nói về trách nhiệm thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đâu có lỗi trong việc thu nợ mà phải chịu trách nhiệm.” – ông Quân nói trước tòa.
Phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng không đồng ý việc thu số tiền 48 tỉ đồng trong tài khoản tạm giữ của Trần Thị Xuân mở tại VDB như án tuyên, vì khách hàng này đã trả hết nợ.
VDB không đồng ý nội dung tòa sơ thẩm tuyên tiếp tục tạm giữ số tiền hơn 20 tỉ đồng của Cao Bạch Mai để đảm bảo thi hành án. Ngoài ra, VDB cũng không đồng ý với nội dung án sơ thẩm tuyên buộc hai bị cáo Đặng Thị Ngân bồi thường 30 tỉ đồng và Nguyễn Thị Vân bồi thường hơn 75 tỉ đồng cho Ngân hàng CPTM Phương Đông từ số tiền chuyển vật chứng từ VDB vì không có cơ sở.
Ông Đặng Minh Quân phản biện trước tòa: “Chúng tôi cũng không đồng thuận việc tòa sơ thẩm nhận định số tiền vay được từ Ngân hàng Phương Đông là đối tượng tội phạm để coi số tiền đó là vật chứng theo điều 74 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, mà đối tượng tội phạm trong vụ án này là túi tiền của nhà nước do Ngân hàng Phát Triển được giao quản lý, đó chính là nơi, là cái đích cuối cùng tội phạm hướng tới, hòng chiếm đoạt. Còn việc vay Phương Đông, gửi Ngân hàng Phát triển chẳng qua là phương thức, phương tiện nhằm để được vay số tiền lớn hơn nữa để chiếm đoạt mà thôi’.
Trao đổi với PV VTC News, luật sư Bùi Văn Thấm – Văn Phòng Luật sư Thủy Nguyên – Đoàn Luật sư Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và xác định số tiền 511.464.742.716 đồng tại tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra ở Ngân hàng phát triển Việt Nam, thuộc quyền quản lý và sử dụng của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vì số tiền trên đã được 3 Công ty và HTX Sông Cầu thanh toán nợ bằng hình thức rút tiền tại hợp đồn tiền gửi hợp pháp để trả nợ chi nhánh Ngân hàng phát triển bằng các giấy ủy nhiệm chi chuyển tiền của doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, nếu cơ quan tố tụng có đủ căn cứ kết luận ba Giám đốc Công ty và Chủ nhiệm Hợp tác xã Sông Cầu có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Phương Đông thì các bị cáo này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.” – luật sư Thấm nói.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.
Nam Minh
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã tuyên phạt nhóm bị cáo cán bộ ngân hàng gồm: Vũ Việt Hùng (nguyên Giám đốc VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) tử hình, Trần Xuân Lộc (nguyên Trưởng phòng tín dụng - xuất khẩu VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) 5 năm tù, Nguyễn Thị Hồng Liên (nguyên cán bộ tín dụng của VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) 3 năm tù treo, Lâm Hữu Hạnh (nguyên Phó tổng giám đốc OCB) 5 năm tù, Võ Tiến Đạt (nguyên Giám đốc Sở giao dịcha TP HCM) 5 năm tù, Tạ Thị Xuân Ý (nguyên phó bộ phận quan hệ khách hàng Sở Giao dịch TP HCM) 8 năm tù và Trương Đình Hải (nguyên Giám đốc NH TMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội) 10 năm tù.
Bị cáo Vũ Việt Hùng tại phiên tòa phúc thẩm |
Các bị cáo Cao Bạch Mai (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật) tù chung thân, Trần Thị Xuân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân) tù chung thân, Nguyễn Thị Vân (nguyên Chủ nhiệm HTX Sông Cầu) tù chung thân, Đặng Thị Ngân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngân) 20 năm tù, Nguyễn Thị Kim Loan (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Phát Long) 20 năm tù và Nguyễn Văn Khánh ("cò" ngân hàng) 12 năm tù.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, HĐXX nhận định số tiền 529 tỉ đồng tạm giữ tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông và 50 tỉ đồng tạm giữ tại Ngân hàng TMCP Nam Á là vật chứng của vụ án. Đây là số tiền Vũ Việt Hùng giúp sức cho các bị cáo Mai, Xuân, Ngân, Loan, Vân chiếm đoạt của OCB và Ngân hàng Nam Á nhằm thu nợ quá hạn cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông, là vật chứng của vụ án.
HĐXX phúc thẩm tại phiên tòa sáng 25/9. |
HĐXX quyết định trả cho OCB 529 tỉ đồng, trả cho Ngân hàng Nam Á 50 tỉ đồng, khấu trừ vào phần bồi thường thiệt hại của từng bị cáo. Ngoài ra, Trần Thị Xuân còn phải trả 196,5 tỉ đồng, Cao Bạch Mai còn phải trả 135 tỉ đồng cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông. Cơ quan tố tụng sẽ xử lý các tài sản đã kê biên của các bị cáo Xuân, Mai để trả nợ cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông.
Trong phần xét hỏi sáng nay, nhiều bị cáo đã kêu oan, cho rằng mình không phạm tội như bản án của tòa sơ thẩm. Đặc biệt, bị cáo Trần Thị Xuân trước HĐXX đã cho rằng mình bị “ép cung” nên dẫn tới việc đã khai nhận về việc đưa hối lộ cho ông Vũ Việt Hùng.
Ngoài ra, bị cáo Vũ Việt Hùng cũng kháng cáo với 3 nội dung: không nhận hối lộ; không đồng phạm cùng với các doanh nghiệp lừa đảo; xin giảm nhẹ tội cố ý làm sai quy định về cho vay tín dụng.
Trả lời trước HĐXX ông Hùng cho rằng, việc chiếc xe ô tô BMW X5 ông sử dụng là do được bị cáo Mai cho mượn. Ông Hùng cũng không biết vì sao chiếc xe này lại đứng tên con trai ông. Sau khi mượn được hơn 1 năm, ông Hùng cũng đã đem chiếc xe trả lại bà Mai vì đã có xe khác để đi.
Ông Đặng Minh Quân - đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát biểu tại phiên tòa phúc thẩm. |
Về vấn đề cho vay, ông Hùng cũng đã nhận sai khi không kiểm tra, giám sát cán bộ cấp dưới chặt chẽ nên đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Ông Hùng cũng mong HĐXX xem xét trả lại 6 căn nhà mà tòa sơ thẩm tuyên tịch thu trước đó, vì đây là tài sản hợp pháp của vợ chồng ông, do kinh doanh cà phê mà có.
Với tư cách là nguyên đơn dân sự, ông Đặng Minh Quân – đại diện Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã phản đối bản án sơ thẩm.
“Chúng tôi không đồng ý việc tòa tuyên Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm chuyển trả số tiền 511.464.742.716 đồng trong tài khoản tạm giữ của cơ quan CSĐT mở tại Ngân hàng Phát triển cho Ngân hàng TMCP Phương Đông. Bởi vì, ngay sau khi thu chúng tôi đã cho vay, không còn để chuyển trả, cũng không thể lấy khoản khác bù đắp khoản này. Còn nói về trách nhiệm thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đâu có lỗi trong việc thu nợ mà phải chịu trách nhiệm.” – ông Quân nói trước tòa.
Phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng không đồng ý việc thu số tiền 48 tỉ đồng trong tài khoản tạm giữ của Trần Thị Xuân mở tại VDB như án tuyên, vì khách hàng này đã trả hết nợ.
Các luật sư tham gia bào chữa tại phiên xét xử phúc thẩm. |
VDB không đồng ý nội dung tòa sơ thẩm tuyên tiếp tục tạm giữ số tiền hơn 20 tỉ đồng của Cao Bạch Mai để đảm bảo thi hành án. Ngoài ra, VDB cũng không đồng ý với nội dung án sơ thẩm tuyên buộc hai bị cáo Đặng Thị Ngân bồi thường 30 tỉ đồng và Nguyễn Thị Vân bồi thường hơn 75 tỉ đồng cho Ngân hàng CPTM Phương Đông từ số tiền chuyển vật chứng từ VDB vì không có cơ sở.
Ông Đặng Minh Quân phản biện trước tòa: “Chúng tôi cũng không đồng thuận việc tòa sơ thẩm nhận định số tiền vay được từ Ngân hàng Phương Đông là đối tượng tội phạm để coi số tiền đó là vật chứng theo điều 74 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, mà đối tượng tội phạm trong vụ án này là túi tiền của nhà nước do Ngân hàng Phát Triển được giao quản lý, đó chính là nơi, là cái đích cuối cùng tội phạm hướng tới, hòng chiếm đoạt. Còn việc vay Phương Đông, gửi Ngân hàng Phát triển chẳng qua là phương thức, phương tiện nhằm để được vay số tiền lớn hơn nữa để chiếm đoạt mà thôi’.
Trao đổi với PV VTC News, luật sư Bùi Văn Thấm – Văn Phòng Luật sư Thủy Nguyên – Đoàn Luật sư Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và xác định số tiền 511.464.742.716 đồng tại tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra ở Ngân hàng phát triển Việt Nam, thuộc quyền quản lý và sử dụng của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vì số tiền trên đã được 3 Công ty và HTX Sông Cầu thanh toán nợ bằng hình thức rút tiền tại hợp đồn tiền gửi hợp pháp để trả nợ chi nhánh Ngân hàng phát triển bằng các giấy ủy nhiệm chi chuyển tiền của doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, nếu cơ quan tố tụng có đủ căn cứ kết luận ba Giám đốc Công ty và Chủ nhiệm Hợp tác xã Sông Cầu có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Phương Đông thì các bị cáo này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.” – luật sư Thấm nói.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.
Nam Minh
Bình luận