• Zalo

Đang trực tiếp họp báo quốc tế lần 3 về tình hình Biển Đông

Thế giớiThứ Sáu, 23/05/2014 03:55:00 +07:00Google News

VTC News tường thuật trực tiếp cuộc họp báo quốc tế lần 3 về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức.

VTC News tường thuật trực tiếp cuộc họp báo quốc tế lần 3 về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức.

16h hôm nay (23/5), Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông. Cuộc họp báo có sự tham dự của nhiều đơn vị như Ủy ban biên giới quốc gia, Cảnh sát biển Việt Nam, Kiểm ngư Việt Nam, đại diện Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và đại diện Bộ Ngoại giao.
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: Ông Trần Duy Hải.
- Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia: Ông Đỗ Văn Hậu.
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Ông Lê Hải Bình.
- Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao: Bà Nguyễn Thị Thanh Hà.
- Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam: Ông Ngô Ngọc Thu.
17h26: Cuộc họp báo kết thúc

Toàn cảnh họp báo - Ảnh: Tùng Đinh

16h26: Bắt đầu phần hỏi đáp giữa các hãng thông tấn trong và ngoài nước với các quan chức Việt Nam trong cuộc họp báo.

Video: Bộ Ngoại giao công bố những bằng chứng về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa


- PV: Công dân Việt Nam khi nhập cảnh vào Trung Quốc bị ép ký vào bản đồ công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc. Thông tin này được đại biểu quốc hội của tỉnh Lào Cai nói đến. Xin hỏi Bộ Ngoại giao Việt Nam có xác nhận thông tin này không, nếu có, công dân Việt Nam nên làm gì khi gặp hoàn cảnh như vậy?


Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi chưa nhận được thông tin như phóng viên đề cập. Chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, nếu có vấn đề như vậy.

Chúng tôi sẽ kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp luật pháp quốc tế.

PV Reuters: Đến mức nào thì Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao: Cá nhân tôi là luật gia, tôi cũng luôn tự hỏi mình là khi nào thì sử dụng biện pháp pháp lý. Nhưng đây là vấn đề do Chính phủ quyết định, chúng ta phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.

- Nếu Trung Quốc không hồi đáp thiện chí, Việt Nam có biện pháp mạnh mẽ hơn không?

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng trả lời ở Philippines. Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam không muốn chiến tranh. Nhưng Thủ tướng cũng nói thêm, nếu chúng ta là nạn nhân thì chúng ta phải tự vệ. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên chuẩn bị cho mọi tình huống.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia - Ảnh: Tùng Đinh

- Trung Quốc lâu nay luôn vu khống tàu Việt Nam đâm tàu của họ, xin cho biết bình luận của Việt Nam?

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam: Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thông tin tàu Việt Nam chủ động đâm va các tàu bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Đây là sự vu cáo, Cảnh sát biển Việt Nam bác bỏ tin này

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam
Ảnh - Tùng Đinh

Ngày 20/5, Trung Quốc điều động đến 137 tàu thuyền bảo vệ giàn khoan trái phép, trong đó có 4 tàu chiến.

Trung Quốc còn dùng vòi rồng, máy tạo sóng âm tần gây ảnh hưởng thính giác, gây cảm giác khó chịu cho những người ở trong phạm vi 100m gần tàu Trung Quốc.

Việt Nam không sử dụng súng phun nước, vòi rồng. Việt Nam chỉ dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.

Thực tế trên biển, 20 tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm, va. Có tàu của Việt Nam bị Trung Quốc đâm, va đến ba bốn lần.
Ông Lê Hải Bình: Lãnh đạo cấp cao ASEAN đã đề cập đến giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Lần đầu tiên từ năm 1995, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đã ra tuyên bố chung về giàn khoan trái phép của Trung Quốc.

Trên các diễn đàn quốc tế, các lãnh đạo Việt Nam cũng đề cập những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Ngoài tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, các nước thành viên ASEAN cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

Có thể nói, dư luận thế giới và khu vực ủng hộ sự kiên trì dùng biện pháp hòa bình của Việt Nam.

-  Trung Quốc nói đã dừng một số hoạt động hợp tác song phương với Việt Nam, xin hỏi đây là những hoạt động nào? Xin được hỏi PVN, số liệu của Việt Nam về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông là thế nào?

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: Cho đến nay, các hoạt động giao lưu giữa hai nước vẫn chưa bị ngừng ở lĩnh vực nào.

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia: Đánh giá của Mỹ và Trung Quốc rất khác nhau về trữ lượng dầu khí.

Theo đánh giá của Việt Nam, ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đã có nhiều nghiên cứu. Dự đoán trữ lượng dầu khí ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam là khoảng 6 tỷ tấn dầu.

Chúng tôi không tin những số liệu của Mỹ và Trung Quốc.

Ở khu vực giữa Biển Đông, nhiều người đánh giá có trữ lượng dầu khí lớn, nhưng chúng tôi không lạc quan như vậy.

Tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981, chúng tôi đã có khảo sát, nhưng chưa khoan nên chưa biết có dầu khí hay không. Tôi đánh giá triển vọng có dầu ở đây là không lớn.

- Hãng thông tấn RIA Novosti đăng bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam. Xin hỏi quan điểm của Việt Nam về bài báo này thế nào?

Ông Lê Hải Bình:Đây là bài báo thể hiện ý kiến cá nhân hết sức phiến diện, sai trái.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao - Ảnh: Tùng Đinh

Tôi lấy làm tiếc khi một hãng thông tấn như RIA Novosti lại đăng tải thông tin như vậy.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm việc với Sứ quán Nga và được biết đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên.
Về thông tin Trung Quốc rút công nhân về nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, một số vụ gây rối ở Hà Tĩnh, Bình Dương xảy ra là điều đáng tiếc. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các địa phương nói trên đã mau chóng ổn định tình hình.

Các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở Hà Tĩnh, Bình Dương đã trở về bình thường. Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp nc ngoài bị ảnh hưởng đều đánh giá cao phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ Việt Nam.

Theo tôi được biết, ngoài Trung Quốc, không có nước nào đưa công nhân về nước.

Video: Máy bay chiến đấu Trung Quốc bay sát tàu chấp pháp Việt Nam



- Phó Đại sứ Australia: Cho đến nay, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoạt động 3 tuần, vậy phía Việt Nam đã có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã khoan hoặc sắp khoan thăm dò?


Câu hỏi thứ 2 của tôi là về thỏa thuận giữa Bộ trưởng ngoại giao hai nước đã đồng ý không sử dụng biện pháp quân sự, xin được xác nhận thông tin này?

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia trả lời câu hỏi về giàn khoan: Đây là câu hỏi khó trả lời. Nếu tính theo thời gian, thì có thể là Trung Quốc đã khoan nhưng Việt Nam chưa tiếp cận được giàn khoan nên không biết Trung Quốc đã khoan hay chưa.

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia - Ảnh: Tùng Đinh

Theo quy trình thời gian thì giàn khoan có thể đã hoạt động.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia trả lời câu hỏi 2: Trung Quốc nhiều lần khước từ thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ở Hoàng Sa.
Trong cuộc gặp giữa hai bên, phía Trung Quốc tán đồng quan điểm của Việt Nam về việc không sử dụng vũ lực.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

- Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông. Xin hỏi đây có phải là giới hạn kiên nhẫn của Việt Nam?

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: Chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng. Tôi xin nói là vàng rất quý, nhưng độc lập tự do và chủ quyền lãnh thổ còn quý hơn vàng.

- Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói Việt Nam có đến 30 giàn khoan hoạt động trong khi Trung Quốc chỉ có 1 giàn khoan. Đại sứ Trung Quốc còn nói về việc Việt Nam sử dụng tàu quân sự, trong khi Trung Quốc chỉ dùng tàu dân sự?

Xin được hỏi vì sao đại biểu Liên Xô trong hội nghị San Fransisco nói về việc trao trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong khi Bắc Kinh chưa từng có quyền sở hữu hai quần đảo này?


Về việc đại sứ Trung Quốc ở Mỹ nói, Việt Nam khẳng định đây là thông tin bịa đặt.

Giả dụ Hoàng Sa có thuộc Trung Quốc thật, thì theo Công ước luật biển UNCLOS 1982, Trung Quốc cũng chỉ có thể đặt giàn khoan trong phạm vi 12 hải lý, nhưng Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách đảo tới 17 hải lý. Hơn nữa, Việt Nam có quyền chủ quyền không thể tranh cãi với Hoàng Sa, Trường Sa.

Do đó, xét từ bất cứ góc độ nào, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là việc vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với Hoàng Sa.

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam trả lời tiếp:
Trung Quốc có 5 loại tàu, số lượng đến 90 chiếc. Việt Nam đã theo dõi, ghi lại được số hiệu các tàu này.

Cụ thể, tàu vận tải đổ bộ có lượng giãn nước 17.000 tấn với nhiều bệ phóng tên lửa.

Thứ hai là tàu hộ vệ tên lửa, thứ ba là tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tiếp đó là tàu săn ngầm, tàu khu trục tên lửa...

Việt Nam có đầy đủ hình ảnh, bằng chứng về việc Trung Quốc đưa tàu quân sự đến hộ vệ giàn khoan Hải Dương 981.

Việt Nam  chỉ đưa đến khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981các lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Điều này được các phóng viên quốc tế chứng kiến.


Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: Đại biểu Liên Xô có đề nghị trao quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc nhưng 46/51 nước tham dự hội nghị phản đối ý kiến của Liên Xô.

- Trong chuyến thăm, làm việc ở Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam có thể sẽ dùng biện pháp pháp lý. Nhà Trắng cũng ủng hộ điều này, xin hỏi Việt Nam có chuẩn bị gì cho phương án này?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà -Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao: Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có quyền sử dụng các điều khoản được ghi trong Công ước quốc tế về luật biển để giải quyết.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà -Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao
Ảnh: Tùng Đinh

Việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế là việc làm bình thường.

Lãnh đạo Việt Nam không loại trừ bất cứ biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Với cương vị là cơ quan tư vấn cho chính phủ, Bộ Ngoại giao đang chuẩn bị các phương án, tư liệu cần thiết cho việc này.

- Các trang mạng xã hội Trung Quốc đưa nhiều tin, ảnh về việc quân đội nước này tập trung ở biên giới với Việt Nam, xin hỏi Việt Nam có biết thông tin này không và thực hư thế nào?

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia:  Các hoạt động giao thương ở biên giới Việt Trung vẫn diễn ra bình thường. Ủy ban biên giới quốc gia vẫn chưa hề nhận được thông tin nào về việc chuyển quân.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước cũng đã thống nhất không sử dụng các biện pháp quân sự, do đó, thông tin nêu trên là không đúng.

- Ông Hải có nói đến công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trung Quốc từng nhiều lần nói rằng công thư này cho thấy sự thừa nhận của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây chỉ là văn bản ngoại giao, không có giá trị pháp lý đối với việc xác lập chủ quyền.
Giá trị công thư phải được đặt vào bối cảnh cụ thể. Lúc đó, Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo hiệp định Geneva năm 1954.

Trung Quốc biết rõ điều này, hơn nữa, theo logic thông thường, không thể mang đồ đạc của nhà người khác đi cho.  Vì thế, công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý như điều mà Trung Quốc bấy lâu nay rêu rao.

16h16: Ông  Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói về tình hình dầu khí ở Việt Nam.

Từ năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước luật biển UNCLOS 1982, các hoạt động của PVN chỉ nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nghĩa là trong phạm vi 200 hải lý.

Việt Nam vẫn đang hoạt động ở các lô dầu khí ở quanh khu vực Hoàng Sa. Đến nay, không có một Công ty dầu khí quốc tế nào ký kết khai thác với Trung Quốc bởi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với khu vực này không được ai công nhận.

Ông Hậu khẳng định, các hoạt động của PVN hoàn toàn phù hợp với Công ước luật biển UNCLOS 1982 và hoạt động này được công khai mà không gặp sự phản đối nào của cộng đồng quốc tế.

Video: Ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển

16h07: Bộ Ngoại giao đang chiếu clip cho thấy các bằng chứng về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. VTC News sẽ gửi đến độc giả clip này sau cuộc họp báo.

Ông Hải cho biết: Từ nhiều thế kỷ nay (ít nhất từ thế kỷ 17), các nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa một cách hòa bình, liên tục, phù hợp luật pháp quốc tế.

Nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp cũng đã nhân danh Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị ở San Francisco (Mỹ). Chính tại Hội nghị này, đại diện Liên Xô nêu ý kiến trao trả hai quần đảo này cho Trung Quốc, nhưng 48/50 nước tham dự hội nghị đã phản đối. Trong khi đó, các đại biểu hoàn toàn ủng hộ chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Sau hiệp định Geneva năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc biết rõ điều này, và Trung Quốc phải tôn trọng sự thật lịch sử, tôn trọng Công ước Quốc tế về luật biển 1982 mà Bắc Kinh đã ký kết.

Trung Quốc viện dẫn sai lệch công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong công thư đó.


công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó phù hợp tình hình thực tế, bởi khi đó Hoàng Sa, Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 24/9/1975, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận với Tổng bí thư Lê Duẩn về việc giữa hai nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo.

Do đó, việc Trung Quốc nói không có tranh chấp ở Hoàng Sa là bịa đặt, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những sự thực lịch sử được chính báo chí Trung Quốc đăng tải.

Trung Quốc nói Việt Nam đã phân lô hàng chục lô dầu khí ở vùng tranh chấp. Việt Nam bác bỏ điều này, mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Nhiều Công ty dầu khí nước ngoài đã và đang ký hợp đồng khai thác dầu khí ở các lô dầu khí thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam.

"Đây là điều mà Bắc Kinh muốn biến vùng không có tranh chấp thành tranh chấp, hiện thực hóa đường lưỡi bò bị dư luận thế giới lên án, ông Hải khẳng định.


Video tàu Trung Quốc khiêu khích tàu Việt Nam:


16h05:
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, cho biết: Trong thời gian qua, bất chấp những giao thiệp nghiêm túc của phía Việt Nam ở nhiều cấp khác nhau, Trung Quốc vẫn không chấm dứt vi phạm vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam.


Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, không để ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải.

Tuy nhiên, mọi thiện chí của Việt Nam đều không được đáp ứng. Trái lại, Trung Quốc liên tiếp đưa ra những thông tin, luận điệu sai trái, vu cáo Việt Nam.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Đúng 16h: Cuộc họp báo bắt đầu.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: Việt Nam luôn thiện chí, tìm mọi biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng số lượng tàu ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 nhằm uy hiếp, đe dọa lực lượng chấp pháp Việt Nam.

Trung Quốc cũng liên tiếp vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh vì chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng.

Video: Tổng hợp diễn biến tình hình Biển Đông từ ngày 1/5 đến nay


Nhóm PV
Bình luận
vtcnews.vn