(VTC News) – Đang “chìm xuồng” với tổng tài sản “bốc hơi” hàng trăm tỷ đồng, đại gia ô tô Việt bất ngờ được triệu phú Thái giải cứu.
Triệu phú Thái “giải cứu” đại gia ô tôTrong suốt hơn 1 năm trở lại đây, HTL của Công ty cổ phần Ô tô Trường Long được xem là cổ phiếu ấn tượng nhất khi đạt tốc độ tăng phi mã, gần 750%. HTL đạt “đỉnh” 194.000 đồng/CP vào ngày 29/10. Trước đó, HTL đã trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên cả 2 sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, kể từ “đỉnh”, HTL bất ngờ “lao dốc” với chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp. HTL bị nhà đầu tư quay lưng nên thanh khoản vô cùng thấp. Có phiên, khối lượng giao dịch chưa đạt tới 1.000 đơn vị. Không ít nhà đầu tư kêu than HTL đang “chìm xuồng”.
Kể từ “đỉnh”, tính tới ngày 6/11, sau 6 phiên giảm sâu, cổ phiếu HTL mất 60.000 đồng/CP. Điều đó có nghĩa vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Ô tô Trường Long “bốc hơi” 480 tỷ đồng xuống còn 1.072 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong ngày 9/11, HTL đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục nhờ triệu phú Thái Lan. Cụ thể, Công ty cổ phần Ô tô Trường Long đã công bố nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường của công ty.
Bên cạnh một số thông tin tích cực như HTL sẽ đầu tư vào Trung tâm 3S Hino tại Lâm Đồng; trả cổ tức 50%, tăng vốn điều lệ từ mức 80 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng, thông tin được nhà đầu tư quan tâm chính là triệu phú Thái chính thức bước vào Hội đồng quản trị công ty.
Ông Sumit Petcharapirat sinh năm 1961 là Chủ tịch công ty Chairatchakarn (Bangkok) từ năm 1988 đến nay. Công ty Chairatchakarn hoạt động trong lĩnh vực phân phối xe tải và xe bus. Hiện vị triệu phú người Thái đã nắm giữ 27,55% cổ phần Ô tô Trường Long.
Thông tin này được đưa ra khiến cổ phiếu HTL thay vì giảm sàn, đã tăng trần từ phiên 9/11. Tới hôm nay (10/11), đà tăng vẫn được duy trì. Sau 2 phiên giao dịch trong sắc tím, HTL tăng 19.000 đồng/CP lên 153.000 đồng/Cp.
Đà tăng này giúp vốn hóa thị trường của HTL có thêm 152 tỷ đồng. Các cổ đông cá nhân cũng được hưởng lợi khá lớn khi HTL phục hồi.
Tại Ô tô Trường Long, triệu phú Thái Sumit Petcharapirat là cổ đông lớn nhất. Trong 2 ngày qua, tài sản của ông đã tăng 41,9 tỷ đồng. Là cổ đông cá nhân lớn thứ hai, bà Nguyễn Thị Kiều Diễm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty có thêm 38,5 tỷ đồng.
Nhiều đại gia “thơm lây”
Triệu phú Thái “giải cứu” HTL thành công khiến nhiều đại gia ô tô khác cũng thơm lây. Đồng hành cùng HTL suốt thời gian qua là TMT của Công ty Cổ phần Ô tô TMT. Diễn biến tăng giảm của TMT khá tương đồng với HTL.
Sau khi đạt “đỉnh” trong ngày 29/10 như HTL, cổ phiếu TMT cũng đổ đèo và giảm 14.500 đồng/CP. TMT đã “thổi bay” 447,2 tỷ đồng vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Ô tô TMT. Trong thời gian này, ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty mất mát tới 192,3 tỷ đồng.
Khi HTL tăng trần trong ngày 9/11, TMT cũng tăng trần theo. Sang ngày 10/11, TMT không tìm lại được sắc tím nhưng cũng duy trì được đà đi lên mạnh. Sau gần 2 phiên, TMT tăng 6.000 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của công ty ô tô TMT có thêm 185 tỷ đồng.
Các cổ đông lớn của TMT cũng nhận được lợi ích tương đối lớn. Ông Bùi Văn Hữu được chứng kiến khối tài sản tăng thêm 59,2 tỷ đồng. Hiện, ông Hữu sở hữu khối tài sản lên tới 552 tỷ đồng. Ông Hữu đang đứng ở vị trí thứ 32 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh cũng có diễn biến tương tự HTL và TMT. Sau n gày 29/10, HAX có chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp. Đà giảm này khiến HAX mất 6.600 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh hao hụt 73,4 tỷ đồng.
Khi HTL và TMT phục hồi, HAX cũng có 1 phiên tăng trần ngày 9/11. Tính tới hết phiên sáng 10/11, HAX đã tăng 1.600 đồng/CP và “trả lại” 17,8 tỷ đồng vốn hóa thị trường cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh.
Bảo Linh
Triệu phú Thái “giải cứu” đại gia ô tôTrong suốt hơn 1 năm trở lại đây, HTL của Công ty cổ phần Ô tô Trường Long được xem là cổ phiếu ấn tượng nhất khi đạt tốc độ tăng phi mã, gần 750%. HTL đạt “đỉnh” 194.000 đồng/CP vào ngày 29/10. Trước đó, HTL đã trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên cả 2 sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, kể từ “đỉnh”, HTL bất ngờ “lao dốc” với chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp. HTL bị nhà đầu tư quay lưng nên thanh khoản vô cùng thấp. Có phiên, khối lượng giao dịch chưa đạt tới 1.000 đơn vị. Không ít nhà đầu tư kêu than HTL đang “chìm xuồng”.
Triệu phú Thái giải cứu ô tô Trường Long |
Kể từ “đỉnh”, tính tới ngày 6/11, sau 6 phiên giảm sâu, cổ phiếu HTL mất 60.000 đồng/CP. Điều đó có nghĩa vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Ô tô Trường Long “bốc hơi” 480 tỷ đồng xuống còn 1.072 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong ngày 9/11, HTL đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục nhờ triệu phú Thái Lan. Cụ thể, Công ty cổ phần Ô tô Trường Long đã công bố nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường của công ty.
Bên cạnh một số thông tin tích cực như HTL sẽ đầu tư vào Trung tâm 3S Hino tại Lâm Đồng; trả cổ tức 50%, tăng vốn điều lệ từ mức 80 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng, thông tin được nhà đầu tư quan tâm chính là triệu phú Thái chính thức bước vào Hội đồng quản trị công ty.
Ông Sumit Petcharapirat sinh năm 1961 là Chủ tịch công ty Chairatchakarn (Bangkok) từ năm 1988 đến nay. Công ty Chairatchakarn hoạt động trong lĩnh vực phân phối xe tải và xe bus. Hiện vị triệu phú người Thái đã nắm giữ 27,55% cổ phần Ô tô Trường Long.
Thông tin này được đưa ra khiến cổ phiếu HTL thay vì giảm sàn, đã tăng trần từ phiên 9/11. Tới hôm nay (10/11), đà tăng vẫn được duy trì. Sau 2 phiên giao dịch trong sắc tím, HTL tăng 19.000 đồng/CP lên 153.000 đồng/Cp.
Đà tăng này giúp vốn hóa thị trường của HTL có thêm 152 tỷ đồng. Các cổ đông cá nhân cũng được hưởng lợi khá lớn khi HTL phục hồi.
Tại Ô tô Trường Long, triệu phú Thái Sumit Petcharapirat là cổ đông lớn nhất. Trong 2 ngày qua, tài sản của ông đã tăng 41,9 tỷ đồng. Là cổ đông cá nhân lớn thứ hai, bà Nguyễn Thị Kiều Diễm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty có thêm 38,5 tỷ đồng.
Nhiều đại gia “thơm lây”
Triệu phú Thái “giải cứu” HTL thành công khiến nhiều đại gia ô tô khác cũng thơm lây. Đồng hành cùng HTL suốt thời gian qua là TMT của Công ty Cổ phần Ô tô TMT. Diễn biến tăng giảm của TMT khá tương đồng với HTL.
Sau khi đạt “đỉnh” trong ngày 29/10 như HTL, cổ phiếu TMT cũng đổ đèo và giảm 14.500 đồng/CP. TMT đã “thổi bay” 447,2 tỷ đồng vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Ô tô TMT. Trong thời gian này, ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty mất mát tới 192,3 tỷ đồng.
Khi HTL tăng trần trong ngày 9/11, TMT cũng tăng trần theo. Sang ngày 10/11, TMT không tìm lại được sắc tím nhưng cũng duy trì được đà đi lên mạnh. Sau gần 2 phiên, TMT tăng 6.000 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của công ty ô tô TMT có thêm 185 tỷ đồng.
Các cổ đông lớn của TMT cũng nhận được lợi ích tương đối lớn. Ông Bùi Văn Hữu được chứng kiến khối tài sản tăng thêm 59,2 tỷ đồng. Hiện, ông Hữu sở hữu khối tài sản lên tới 552 tỷ đồng. Ông Hữu đang đứng ở vị trí thứ 32 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh cũng có diễn biến tương tự HTL và TMT. Sau n gày 29/10, HAX có chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp. Đà giảm này khiến HAX mất 6.600 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh hao hụt 73,4 tỷ đồng.
Khi HTL và TMT phục hồi, HAX cũng có 1 phiên tăng trần ngày 9/11. Tính tới hết phiên sáng 10/11, HAX đã tăng 1.600 đồng/CP và “trả lại” 17,8 tỷ đồng vốn hóa thị trường cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh.
Bảo Linh
Bình luận