(VTC News) - Mặc cho cơn bão số 2 đang đổ bộ vào đất liền, nhiều người dân ở Thái Bình vẫn hồn nhiên rủ nhau thả diều.
Ngay từ sáng sớm nay (19/7), trên khắp vùng quê của tỉnh Thái Bình đi đến đâu cũng thấy ong ong tiếng diều sáo. Dọc theo quốc lộ 39, hai triền đê sông Trà Lý bầu trời chi chít các sắc màu, hình dạng của các con diều.
Mặc dù, Thái Bình được dự báo là nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão số 2, thế nhưng cảnh tượng người dân hồ hởi rủ nhau đem diều ra thả vẫn diễn ra như thường. Khi được hỏi, một “tổ buông” diều đang thả trên trục đường quốc lộ 39, thuộc địa phận xã Đông Á, huyện Đông Hưng, thì được những người dân trả lời hết sức hồn nhiên: “Sáng ra đài báo rồi, bão về Quảng Ninh cơ. Mấy khi mới có dịp được gió đẹp thế này mà buông diều…”
Dọc theo triền đê sông Trà Lý, đoạn đi từ cầu Bo, TP. Thái Bình lên Cống Vực, huyện Đông Hưng, qua các xã: Đông Hòa, Hoàng Diệu, Đông Thọ, Trọng Quan, Đồng Phú nhiều người dân còn mang diều trèo lên các mái nhà để thả. Tiếng hò heo, gọi nhau bàn tán hết sức náo nhiệt.
Khi chúng tôi đem thắc mắc hỏi một nhóm người đang thả diều ở xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, sao người dân chắt chiu cả đời mới làm được ngôi nhà, đời sống sinh hoạt hàng ngày đang phụ thuộc vào rất nhiều ruộng, vườn, ao, chuồng, vậy mà lúc có thiên tai đang đe dọa lại chủ quan đi thả diều?
Một anh tên Huy chỉ cười xòa đáp: “Bây giờ nhà nào cũng xây chắc chắn rồi, xây dựng nông thôn mới, kênh mương, đường sá bê tông rộng không lo ngập úng, lụt lội đâu. Sắm diều ra rồi thấy chúng nó buông mà mình không đem ra thả thì hậm hực lắm…”
Ngay từ khi dự báo đường đi của bão số 2 (hay còn gọi là bão Thần Sấm, Rammasun), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thành lập các đoàn công tác về các địa phương ven biển để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống bão.
Liên tục các cơ quan truyền thông đại chúng, thông tin về diễn biến của cơn bão, đài truyền thanh xã, huyện thường xuyên thông báo, khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động với các biện pháp phòng chống bão. Thế nhưng trên thực tế một số người dân ở các vùng thôn quê tại Thái Bình vẫn còn chủ quan lơ là với bão.
Ông Hà Văn Kiên, ở xã Đông Hòa than phiền: “Đang bão gió, mới sáng ra đã oang oang tiếng diều làm cháu nhỏ nhà tôi không ngủ được khóc suốt từ sáng đến giờ, dỗ ăn mãi chả được. Nó cứ phải quật mạnh như cơn bão Sơn Tinh năm trước thì họ mới biết mặt..."
Cho đến thời điểm 9h20’ sáng nay, tại Thái Bình đã xuất hiện mưa rào vào gió cấp 3, 4, nhưng cảnh tượng thả diều vẫn diễn ra tấp nập trên các vùng quê ở Thái Bình.
» Bão đi vào biên giới Việt-Trung, mưa lớn toàn miền Bắc
» Trực tiếp: Bão Thần Sấm đánh tung mái nhà, lả tả như lá
» 'Thần Sấm' đổ bộ Móng Cái: Gió rít mạnh, cây cối ngả nghiêng
Tiến Chính
Ngay từ sáng sớm nay (19/7), trên khắp vùng quê của tỉnh Thái Bình đi đến đâu cũng thấy ong ong tiếng diều sáo. Dọc theo quốc lộ 39, hai triền đê sông Trà Lý bầu trời chi chít các sắc màu, hình dạng của các con diều.
Mặc dù, Thái Bình được dự báo là nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão số 2, thế nhưng cảnh tượng người dân hồ hởi rủ nhau đem diều ra thả vẫn diễn ra như thường. Khi được hỏi, một “tổ buông” diều đang thả trên trục đường quốc lộ 39, thuộc địa phận xã Đông Á, huyện Đông Hưng, thì được những người dân trả lời hết sức hồn nhiên: “Sáng ra đài báo rồi, bão về Quảng Ninh cơ. Mấy khi mới có dịp được gió đẹp thế này mà buông diều…”
Người dân vô tư rủ nhau thả diều lúc bão đang đổ bộ |
Dọc theo triền đê sông Trà Lý, đoạn đi từ cầu Bo, TP. Thái Bình lên Cống Vực, huyện Đông Hưng, qua các xã: Đông Hòa, Hoàng Diệu, Đông Thọ, Trọng Quan, Đồng Phú nhiều người dân còn mang diều trèo lên các mái nhà để thả. Tiếng hò heo, gọi nhau bàn tán hết sức náo nhiệt.
Khi chúng tôi đem thắc mắc hỏi một nhóm người đang thả diều ở xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, sao người dân chắt chiu cả đời mới làm được ngôi nhà, đời sống sinh hoạt hàng ngày đang phụ thuộc vào rất nhiều ruộng, vườn, ao, chuồng, vậy mà lúc có thiên tai đang đe dọa lại chủ quan đi thả diều?
Một anh tên Huy chỉ cười xòa đáp: “Bây giờ nhà nào cũng xây chắc chắn rồi, xây dựng nông thôn mới, kênh mương, đường sá bê tông rộng không lo ngập úng, lụt lội đâu. Sắm diều ra rồi thấy chúng nó buông mà mình không đem ra thả thì hậm hực lắm…”
Mái nhà lúc bão đổ bộ cũng là 'sân chơi' diều của người dân |
Ngay từ khi dự báo đường đi của bão số 2 (hay còn gọi là bão Thần Sấm, Rammasun), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thành lập các đoàn công tác về các địa phương ven biển để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống bão.
Liên tục các cơ quan truyền thông đại chúng, thông tin về diễn biến của cơn bão, đài truyền thanh xã, huyện thường xuyên thông báo, khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động với các biện pháp phòng chống bão. Thế nhưng trên thực tế một số người dân ở các vùng thôn quê tại Thái Bình vẫn còn chủ quan lơ là với bão.
Khắp các cánh đồng đâu cũng thấy người dân thả diều |
Ông Hà Văn Kiên, ở xã Đông Hòa than phiền: “Đang bão gió, mới sáng ra đã oang oang tiếng diều làm cháu nhỏ nhà tôi không ngủ được khóc suốt từ sáng đến giờ, dỗ ăn mãi chả được. Nó cứ phải quật mạnh như cơn bão Sơn Tinh năm trước thì họ mới biết mặt..."
Cho đến thời điểm 9h20’ sáng nay, tại Thái Bình đã xuất hiện mưa rào vào gió cấp 3, 4, nhưng cảnh tượng thả diều vẫn diễn ra tấp nập trên các vùng quê ở Thái Bình.
» Bão đi vào biên giới Việt-Trung, mưa lớn toàn miền Bắc
» Trực tiếp: Bão Thần Sấm đánh tung mái nhà, lả tả như lá
» 'Thần Sấm' đổ bộ Móng Cái: Gió rít mạnh, cây cối ngả nghiêng
Tiến Chính
Bình luận