(VTC News) – Ngoài nhà máy ô nhiễm bị người dân ngăn cản hoạt động, huyện Kinh Môn đã thông báo đình chỉ thêm một nhà máy gây ô nhiễm trong vùng sau khi kiểm tra.
Qua kiểm tra, UBND huyện đã hai lần ra thông báo, yêu cầu nhà máy của công ty Trường Khánh ngừng hoạt động và tiến hành gỡ bỏ.
“Quan điểm của UBND huyện là kiên quyết tháo dỡ nhà máy sản xuất Proniken chưa được cấp phép và gây ô nhiễm của công ty Trường Khánh theo đúng cam kết, lộ trình” – ông Quảng nói.
Vị Chánh văn phòng cho hay, việc những người dân bị nhóm người lạ mặt tấn công, nguồn gốc chiếc máy xúc có tại hiện trường và nguyên nhân xảy ra vụ việc đang đã được giao cho cơ quan công an điều tra.
“UBND huyện sẽ kiên quyết xử lý những thành phần sai phạm, những người có hành vi quá khích sau khi có kết luận điều tra từ phía cơ quan công an” – Chánh Văn phòng UBND huyện Kinh Môn nói.
Liên quan đến tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Duy Tân và các vùng lân cận ở huyện Kinh Môn, đại diện UBND huyện này cho biết, trong quá trình kiểm tra, huyện đã quyết định đình thêm nhà máy hóa chất Pro Niken không phép của Công ty cổ phần Xây dựng 1369 (tại Trại Chuối, xã Phạm Mệnh) cách nhà máy không phép của công ty Trường Khánh không xa.
Song song với việc này, huyện Kinh Môn cho biết trong thời gian tới “sẽ lập đoàn công tác kiểm tra rà soát lý lịch lao động là người Trung Quốc làm ở công ty Trường Khánh và ở công ty 1369”.
Về việc người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân lập “chiến lũy”, ngày 11/7 vừa qua, tỉnh Hải Dương đã có báo cáo gửi Bộ Công an.
Thông tin về bản báo cáo được Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đăng tải nêu rõ, nhà máy Proniken do công ty Trường Khánh tự ý xây dựng vào tháng 1/2013, ngày 25/6/2013 đưa vào sản xuất thử nhưng người dân quanh khu vực kiến nghị, đề nghị đình chỉ hoạt động, sản xuất trái phép bởi nhà máy gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân…
Trước tình hình trên, UBND xã Duy Tân và UBND huyện Kinh Môn đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của nhà máy nhưng công ty Trường Khánh vẫn cố tình hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Trước tình hình này, ngày 13/6, người dân Châu Xá đã ra đường, không cho phương tiện ra vào khu vực nhà máy, phá mặt cống tưới tiêu qua đường, dựng lều bạt, kéo điện, mang kẻng và cắt cử người trông coi…
Ngày 21/6, công ty Trường Khánh cam kết với UBND xã Duy Tân sẽ tiến hành tháo dỡ và di chuyển thiết bị sản xuất Proniken từ ngày 22/6 và chậm nhất tới ngày 04/9. Nhưng khi công ty Trường Khánh thuê xe cẩu để tháo dỡ nhà máy thì quần chúng nhân dân thôn Châu Xá không đồng ý cho xe cẩu vào công ty.
Khoảng 01h45’ ngày 26/6/2013, một số đối tượng lạ mặt đã đập phá tài sản và đốt lều bạt dựng tại khu vực đường nội đồng; hậu quả làm cháy lều, làm hỏng 2 xe mô tô, 1 xe đạp điện và đẩy 1 xe mô tô xuống mương nước…
Tiếp đó, lúc 0h ngày 27/6, có khoảng 30 thanh niên đi từ công ty Trường Khánh ra khu vực lều bạt. Sau đó, đã xảy ra va chạm, xô xát giữa số thanh niên này với quần chúng nhân dân thôn Châu Xá, làm 1 người dân bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Ngay sau đó, UBND, Công an huyện Kinh Môn và các cơ quan chức năng đã tập trung vận động tuyên truyền để nhân dân tự nguyện tháo dỡ lều bạt, barie, dừng việc tổ chức chặn đường, ngăn các phương tiện vận chuyển vật liệu, giao nộp hung khí như: gậy gộc, dao, tuýp sắt…bước đầu giải quyết ổn định tình hình.
Hiện công an Hải Dương đang chỉ đạo lực lượng liên quan nhanh chóng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu hình sự; bố trí lực lượng tuần tra, ứng trực nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi quá khích có thể xảy ra trên địa bàn.
Liên quan đến sự việc người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) dựng lều bạt, phá đường, tạo chướng ngại vật… ngăn cản sự hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm (thuộc công ty TNHH Trường Khánh) trong thời gian qua, phóng viên VTC News đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Quảng – Chánh Văn phòng UBND huyện Kinh Môn để tìm hiểu vấn đề.
Theo ông Quảng, sự việc người dân dựng lều bạt, phá đường, tạo chướng ngại vật… hay còn gọi là “lập chiến lũy” để ngăn cản nhà máy gây ô nhiễm đã được huyện báo cáo lên UBND tỉnh.
Sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện đã thành lập tổ công tác Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trọng Quản đứng đầu, trực tiếp xuống kiểm tra, ổn định tình hình xã Duy Tân.
Nhà máy hóa chất 1369 bên dòng sông Kinh Thầy bị huyện Kinh Môn đình chỉ. |
Qua kiểm tra, UBND huyện đã hai lần ra thông báo, yêu cầu nhà máy của công ty Trường Khánh ngừng hoạt động và tiến hành gỡ bỏ.
“Quan điểm của UBND huyện là kiên quyết tháo dỡ nhà máy sản xuất Proniken chưa được cấp phép và gây ô nhiễm của công ty Trường Khánh theo đúng cam kết, lộ trình” – ông Quảng nói.
Vị Chánh văn phòng cho hay, việc những người dân bị nhóm người lạ mặt tấn công, nguồn gốc chiếc máy xúc có tại hiện trường và nguyên nhân xảy ra vụ việc đang đã được giao cho cơ quan công an điều tra.
“UBND huyện sẽ kiên quyết xử lý những thành phần sai phạm, những người có hành vi quá khích sau khi có kết luận điều tra từ phía cơ quan công an” – Chánh Văn phòng UBND huyện Kinh Môn nói.
Liên quan đến tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Duy Tân và các vùng lân cận ở huyện Kinh Môn, đại diện UBND huyện này cho biết, trong quá trình kiểm tra, huyện đã quyết định đình thêm nhà máy hóa chất Pro Niken không phép của Công ty cổ phần Xây dựng 1369 (tại Trại Chuối, xã Phạm Mệnh) cách nhà máy không phép của công ty Trường Khánh không xa.
Ô nhiễm môi trường là nỗi bức xúc lớn nhất của người dân xã Duy Tân, huyện Kinh Môn từ chục năm nay. |
Song song với việc này, huyện Kinh Môn cho biết trong thời gian tới “sẽ lập đoàn công tác kiểm tra rà soát lý lịch lao động là người Trung Quốc làm ở công ty Trường Khánh và ở công ty 1369”.
Về việc người dân thôn Châu Xá, xã Duy Tân lập “chiến lũy”, ngày 11/7 vừa qua, tỉnh Hải Dương đã có báo cáo gửi Bộ Công an.
Thông tin về bản báo cáo được Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đăng tải nêu rõ, nhà máy Proniken do công ty Trường Khánh tự ý xây dựng vào tháng 1/2013, ngày 25/6/2013 đưa vào sản xuất thử nhưng người dân quanh khu vực kiến nghị, đề nghị đình chỉ hoạt động, sản xuất trái phép bởi nhà máy gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân…
Trước tình hình trên, UBND xã Duy Tân và UBND huyện Kinh Môn đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của nhà máy nhưng công ty Trường Khánh vẫn cố tình hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Trước tình hình này, ngày 13/6, người dân Châu Xá đã ra đường, không cho phương tiện ra vào khu vực nhà máy, phá mặt cống tưới tiêu qua đường, dựng lều bạt, kéo điện, mang kẻng và cắt cử người trông coi…
"Chiến lũy" của người dân Châu Xá, Duy Tân ngăn cản sự hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm. |
Ngày 21/6, công ty Trường Khánh cam kết với UBND xã Duy Tân sẽ tiến hành tháo dỡ và di chuyển thiết bị sản xuất Proniken từ ngày 22/6 và chậm nhất tới ngày 04/9. Nhưng khi công ty Trường Khánh thuê xe cẩu để tháo dỡ nhà máy thì quần chúng nhân dân thôn Châu Xá không đồng ý cho xe cẩu vào công ty.
Khoảng 01h45’ ngày 26/6/2013, một số đối tượng lạ mặt đã đập phá tài sản và đốt lều bạt dựng tại khu vực đường nội đồng; hậu quả làm cháy lều, làm hỏng 2 xe mô tô, 1 xe đạp điện và đẩy 1 xe mô tô xuống mương nước…
Tiếp đó, lúc 0h ngày 27/6, có khoảng 30 thanh niên đi từ công ty Trường Khánh ra khu vực lều bạt. Sau đó, đã xảy ra va chạm, xô xát giữa số thanh niên này với quần chúng nhân dân thôn Châu Xá, làm 1 người dân bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Ngay sau đó, UBND, Công an huyện Kinh Môn và các cơ quan chức năng đã tập trung vận động tuyên truyền để nhân dân tự nguyện tháo dỡ lều bạt, barie, dừng việc tổ chức chặn đường, ngăn các phương tiện vận chuyển vật liệu, giao nộp hung khí như: gậy gộc, dao, tuýp sắt…bước đầu giải quyết ổn định tình hình.
Hiện công an Hải Dương đang chỉ đạo lực lượng liên quan nhanh chóng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu hình sự; bố trí lực lượng tuần tra, ứng trực nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi quá khích có thể xảy ra trên địa bàn.
Bình luận