(VTC News) - Cưỡng chế phá dỡ 24 ngôi nhà chỉ bằng một quyết định hành chính; thông báo và cưỡng chế chỉ trong vòng hai ngày và vào ngày nghỉ làm nhiều hộ dân không kịp “trở tay”…
Theo phản ánh của người dân khu Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng, trước đây là khu nghĩa địa bỏ hoang. Năm 1981, ông Trịnh Quang Phòng và một số người dân đã quy tập trên 600 ngôi mộ vô chủ lại một khu đất trên cánh đồng Linh và một số nơi khác. Sau đó bà con khai hoang phục hóa, đào ao thả cá, san đất trồng rau, làm nhà ở. Hàng năm các hộ dân đều nộp thuế đất, làm nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ.
Từ năm 2001-2010, 24 ngôi nhà được xây dựng kiên cố và bán kiên cố mọc lên nhưng không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào từ phía chính quyền sở tại. Các hộ dân được cấp biển số nhà, ký hợp đồng lắp đặt điện nước và nộp thuế đất ở hàng năm.
Đến ngày 21/02/2011, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về việc cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, trong đó ghi gõ lý do: “Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng (Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và công bố)”.
Đồng thời quyết định còn nêu rõ: “UBND phường Đằng Giang đã tổ chức kiểm tra, lập biên bản, ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm đối với 24 trường hợp; đã ban hành 7 quyết định cưỡng chế; đã thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm nhưng các trường hợp vi phạm vẫn cố tình tái phạm không tự giác chấp hành các quyết định đình chỉ, cưỡng chế của UBND phường Đằng Giang”.
Tuy nhiên, theo phản ảnh của các hộ dân thì những văn bản nêu trên của UBND phường Đằng Giang là không có.
Điều đáng chú ý là ngày 21/2/2011 Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền ra quyết định cưỡng chế, thì đến ngày 26/02/2011 UBND phường Đằng Giang mới ra Thông báo số 05 về việc thực hiện Quyết định 148 của UBND quận và dán tại cửa nhà 24 hộ (gộp 24 hộ dân trong một quyết định chứ không có quyết định riêng, nêu tên từng hộ - PV).
Ngày 27/2, đại diện UBND quận và UBND phường họp đối thoại với 24 hộ, các hộ đều phản đối là quyết định cưỡng chế quá vội vàng và xin để có thêm thời gian thuê nơi ở mới còn phải vận chuyển đồ đạc đi nơi khác nhưng không được chính quyền chấp thuận lùi thời gian cưỡng chế lại.
Nhưng đến ngày 28/02/2011, 24 căn nhà của các hộ đã bị đoàn cưỡng chế của quận bao gồm công an, quân đội của quận và các lực lượng khác khoảng 300 người đã dùng máy cẩu san phẳng, có số ít hộ chỉ kịp dỡ được mái tôn, có hộ cả nhà về quê chơi mấy ngày, khi trở về thì nhà đã bị phá dỡ, đồ đã trong nhà không còn mà không hề hay biết chính quyền tổ chức cưỡng chế.
Hơn 1 năm nay, các hộ bị cưỡng chế phá dỡ nhà đã lao đao, khốn đốn về chỗ ở, phải đi thuê nhà trọ, người phải chia nhau ra ở nhờ bên nội, bên ngoại.
Đơn cử như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Liên, 86 tuổi, là vợ của liệt sỹ chống Pháp, Nguyễn Văn Nghĩ và là mẹ của liệt sỹ chống Mỹ Bùi Văn Đức, bản thân bà cũng đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương vì có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bà cùng con trai nhận chuyện nhượng 1 lô đất tại đây, xây được căn nhà cấp 4 để mấy mẹ con, bà cháu ở và có nơi thờ cúng liệt sỹ. Vậy mà bà và anh con trai hiện đang phải quay về ngôi nhà cũ đã để lại cho các con, cháu ở tại số nhà 26/36 Thắng Lợi, phường Thượng Lý (Hồng Bằng, Hải Phòng) với tổng số nhân khẩu tại đây là 13 người trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30m2. Còn con dâu và 2 cháu thì ở nhờ nhà bên ngoại.
Hay trường hợp ông Hoàng Minh Trần, 72 tuổi, là chồng của bà Cao Thị Trinh, thương binh 4/4, có em ruột là liệt sỹ Cao Văn Chiến mà ông bà có trách nhiệm thờ cúng. Bà Trinh mới chết được 26 ngày thì bị cưỡng chế, bao nhiêu tiền của ông bà tích cóp để nhận chuyển nhượng một lô đất và xây được căn nhà tại đây để ở lúc tuổi già đã bị tiêu tan.
Giờ còn một mình ông Trần không có nhà, không có tiền đi thuê nhà ở phải ở nhờ nhà ngoại trong căn nhà tập thể cấp 4 trật trội, cả nơi để bàn thờ bà và nơi ông nằm bên dưới rộng chừng 4m2.
Đây chỉ là một số ít trong 24 hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bi đát sau vụ cưỡng chế gấp gáp của chính quyền quận Ngô Quyền (Hải Phòng) ngày 28/02/2011. Theo thông tin chúng tôi được biết, bà con 24 hộ dân đã có đơn đề nghị gửi các cơ quan Trung ương và thành phố Hải Phòng.
Ngày 3/4/2012, UBND thành phố Hải Phòng đã có Công văn số 1688, gửi UBND quận Ngô Quyền, trong công văn nêu rõ: “Giao đồng chí Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố và Văn phòng Trung ương Đảng”.
Ngày 20/4/2012, UBND quận Ngô Quyền đã có Công văn số 154/UBND-TTr về việc trả lời kiến nghị của các hộ dân nơi đây.
Theo nội dung công văn, việc một số hộ tố cáo ông Phạm Khắc Liên, nguyên là PCT UBND phường Đằng Giang nhận tiền của một số hộ để cho phép xây dựng nhà “UBND quận đã giao cho Thanh tra quận thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Về nội dung, chính quyền phường Đằng Giang “làm ngơ” tạo điều kiện cho 24 hộ dân xây dựng nhà, dẫn đến việc phải phá dỡ làm thiệt hại về kinh tế cho các hộ. Ngày 20/4/2011, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Thắng Lợi, Chủ tịch UBND phường; xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và chuyển công tác đối với ông Phạm Khắc Liên, PCT UBND phường phụ trách công tác quản lý đô thị; xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đặng Anh Dũng, cán bộ Địa chính - Xây dựng và ông Nguyễn Trọng Bình, Tổ trưởng Tổ quản lý đô thị.
Về vấn đề UBND quận Ngô Quyền tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà của 24 hộ dân có đúng quy định của pháp luật? Công văn khẳng định: “Ngày 28/2/2011, UBND quận đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 24 công trình xây dựng vi phạm tại khu Đồng Linh, bàn giao mặt bằng cho UBND phường Đằng Giang quản lý đúng quy định của pháp luật”.
Minh Khang
Theo phản ánh của người dân khu Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng, trước đây là khu nghĩa địa bỏ hoang. Năm 1981, ông Trịnh Quang Phòng và một số người dân đã quy tập trên 600 ngôi mộ vô chủ lại một khu đất trên cánh đồng Linh và một số nơi khác. Sau đó bà con khai hoang phục hóa, đào ao thả cá, san đất trồng rau, làm nhà ở. Hàng năm các hộ dân đều nộp thuế đất, làm nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ.
Từ năm 2001-2010, 24 ngôi nhà được xây dựng kiên cố và bán kiên cố mọc lên nhưng không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào từ phía chính quyền sở tại. Các hộ dân được cấp biển số nhà, ký hợp đồng lắp đặt điện nước và nộp thuế đất ở hàng năm.
Đến ngày 21/02/2011, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về việc cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, trong đó ghi gõ lý do: “Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng (Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và công bố)”.
Một hộ dân đang phải sống khổ sở do sai phạm của UBND phường. |
Đồng thời quyết định còn nêu rõ: “UBND phường Đằng Giang đã tổ chức kiểm tra, lập biên bản, ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm đối với 24 trường hợp; đã ban hành 7 quyết định cưỡng chế; đã thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm nhưng các trường hợp vi phạm vẫn cố tình tái phạm không tự giác chấp hành các quyết định đình chỉ, cưỡng chế của UBND phường Đằng Giang”.
Tuy nhiên, theo phản ảnh của các hộ dân thì những văn bản nêu trên của UBND phường Đằng Giang là không có.
Điều đáng chú ý là ngày 21/2/2011 Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền ra quyết định cưỡng chế, thì đến ngày 26/02/2011 UBND phường Đằng Giang mới ra Thông báo số 05 về việc thực hiện Quyết định 148 của UBND quận và dán tại cửa nhà 24 hộ (gộp 24 hộ dân trong một quyết định chứ không có quyết định riêng, nêu tên từng hộ - PV).
Ngày 27/2, đại diện UBND quận và UBND phường họp đối thoại với 24 hộ, các hộ đều phản đối là quyết định cưỡng chế quá vội vàng và xin để có thêm thời gian thuê nơi ở mới còn phải vận chuyển đồ đạc đi nơi khác nhưng không được chính quyền chấp thuận lùi thời gian cưỡng chế lại.
Nhưng đến ngày 28/02/2011, 24 căn nhà của các hộ đã bị đoàn cưỡng chế của quận bao gồm công an, quân đội của quận và các lực lượng khác khoảng 300 người đã dùng máy cẩu san phẳng, có số ít hộ chỉ kịp dỡ được mái tôn, có hộ cả nhà về quê chơi mấy ngày, khi trở về thì nhà đã bị phá dỡ, đồ đã trong nhà không còn mà không hề hay biết chính quyền tổ chức cưỡng chế.
Hơn 1 năm nay, các hộ bị cưỡng chế phá dỡ nhà đã lao đao, khốn đốn về chỗ ở, phải đi thuê nhà trọ, người phải chia nhau ra ở nhờ bên nội, bên ngoại.
Đơn cử như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Liên, 86 tuổi, là vợ của liệt sỹ chống Pháp, Nguyễn Văn Nghĩ và là mẹ của liệt sỹ chống Mỹ Bùi Văn Đức, bản thân bà cũng đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương vì có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bà cùng con trai nhận chuyện nhượng 1 lô đất tại đây, xây được căn nhà cấp 4 để mấy mẹ con, bà cháu ở và có nơi thờ cúng liệt sỹ. Vậy mà bà và anh con trai hiện đang phải quay về ngôi nhà cũ đã để lại cho các con, cháu ở tại số nhà 26/36 Thắng Lợi, phường Thượng Lý (Hồng Bằng, Hải Phòng) với tổng số nhân khẩu tại đây là 13 người trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30m2. Còn con dâu và 2 cháu thì ở nhờ nhà bên ngoại.
Hay trường hợp ông Hoàng Minh Trần, 72 tuổi, là chồng của bà Cao Thị Trinh, thương binh 4/4, có em ruột là liệt sỹ Cao Văn Chiến mà ông bà có trách nhiệm thờ cúng. Bà Trinh mới chết được 26 ngày thì bị cưỡng chế, bao nhiêu tiền của ông bà tích cóp để nhận chuyển nhượng một lô đất và xây được căn nhà tại đây để ở lúc tuổi già đã bị tiêu tan.
Giờ còn một mình ông Trần không có nhà, không có tiền đi thuê nhà ở phải ở nhờ nhà ngoại trong căn nhà tập thể cấp 4 trật trội, cả nơi để bàn thờ bà và nơi ông nằm bên dưới rộng chừng 4m2.
Đây chỉ là một số ít trong 24 hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bi đát sau vụ cưỡng chế gấp gáp của chính quyền quận Ngô Quyền (Hải Phòng) ngày 28/02/2011. Theo thông tin chúng tôi được biết, bà con 24 hộ dân đã có đơn đề nghị gửi các cơ quan Trung ương và thành phố Hải Phòng.
Ngày 3/4/2012, UBND thành phố Hải Phòng đã có Công văn số 1688, gửi UBND quận Ngô Quyền, trong công văn nêu rõ: “Giao đồng chí Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố và Văn phòng Trung ương Đảng”.
Ngày 20/4/2012, UBND quận Ngô Quyền đã có Công văn số 154/UBND-TTr về việc trả lời kiến nghị của các hộ dân nơi đây.
Theo nội dung công văn, việc một số hộ tố cáo ông Phạm Khắc Liên, nguyên là PCT UBND phường Đằng Giang nhận tiền của một số hộ để cho phép xây dựng nhà “UBND quận đã giao cho Thanh tra quận thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Về nội dung, chính quyền phường Đằng Giang “làm ngơ” tạo điều kiện cho 24 hộ dân xây dựng nhà, dẫn đến việc phải phá dỡ làm thiệt hại về kinh tế cho các hộ. Ngày 20/4/2011, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Thắng Lợi, Chủ tịch UBND phường; xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và chuyển công tác đối với ông Phạm Khắc Liên, PCT UBND phường phụ trách công tác quản lý đô thị; xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đặng Anh Dũng, cán bộ Địa chính - Xây dựng và ông Nguyễn Trọng Bình, Tổ trưởng Tổ quản lý đô thị.
Về vấn đề UBND quận Ngô Quyền tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà của 24 hộ dân có đúng quy định của pháp luật? Công văn khẳng định: “Ngày 28/2/2011, UBND quận đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 24 công trình xây dựng vi phạm tại khu Đồng Linh, bàn giao mặt bằng cho UBND phường Đằng Giang quản lý đúng quy định của pháp luật”.
Minh Khang
Bình luận