(VTC News) – Đại biểu Quốc hội tiết lộ những điều dân bức xúc nhất sau những lần tiếp xúc cử tri.
- Sau những ngày tiếp xúc cử tri vừa qua, bà thấy người dân đang quan tâm vấn đề gì nhất?
Tôi thấy khá nhiều cử tri đề cập tới luật tiếp công dân. Tới đây, Quốc hội sẽ bàn, thảo luận và thông qua luật tiếp công dân với nhiều điểm mới.
Ví dụ, luật tiếp công dân sẽ nêu rất rõ trách nhiệm của từng cấp một, kể cả từ việc tạo điều kiện cơ sở vật chất tới việc bố trí đội ngũ.
Cụ thể, luật cũng quy định rất rõ trách nhiệm của cấp xã, phường, còn ở các cấp trên thì chỉ quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, tất nhiên chưa rõ bằng cấp xã, phường.
Nhờ các quy định mới này, những vấn đề tồn đọng ở các cấp dưới sẽ được giải quyết bớt đi, để tránh chuyện vượt cấp. Những gì không thuộc thẩm quyền của xã, phường đương nhiên phải gửi lên huyện, quận hoặc các cấp cao hơn nữa.
Ngoài ra, các điều kiện để tiếp dân từ cơ sở vật chất (phòng tiếp dân) tới thái độ tiếp dân, thời hạn trả lời các câu hỏi của dân cũng được quy định rõ.
Nhưng theo tôi, quan trọng là khi luật ra đời việc giám sát thực hiện của ta thế nào để tránh các bất cập hiện có chứ các quy định gần như đã đầy đủ và rõ ràng.
- Theo ghi nhận của bà, những bất cập của việc tiếp công dân hiện nay là gì?
Thứ nhất, dân đang có nhiều bức xúc, đặc biệt ở lĩnh vực đất đai. Vì sao lại có chuyện như thế? Tôi không loại trừ khả năng một số cán bộ vô/thiếu trách nhiệm với dân, thậm chí vô cảm trước nỗi khổ của dân.
Nói về chuyện đất đai phải kể tới việc luật chưa được nhất quán. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập nên có những cái ta chưa lường trước hết được. Ta phải hội nhập, nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc trong nước.
Về giá cả đền bù, thế nào là giá thị trường? Dân bán nhà đất, có những người muốn trốn thuế nên khai bớt đi, không đúng với thực tế nên chúng ta buộc phải theo giá sàn của Nhà nước. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Bức xúc thì nhiều trong khi cán bộ tiếp dân ở các cơ sở lại ít người cho nên không đủ thời gian để giải quyết. Chưa kể có những đồng chí không đủ trình độ, không nắm được luật nên không xử lý hết được.
- Bà nhận thấy người dân đang bức xúc nhất ở vấn đề gì sau những buổi tiếp xúc cử tri?
Như tôi đã nói, chủ yếu là bức xúc trong chuyện đất đai: từ giải phóng mặt bằng, giá cả đền bù... nhất là ở các vùng giáp ranh quận, huyện.
Thứ hai, dân cũng bức xúc trước các dự án treo. Nhiều người thắc mắc không hiểu dự án có làm tiếp hay không? Nếu không làm tiếp cũng phải công bố bởi để treo như thế khiến dân chịu nhiều thiệt hại: Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ đó không xây được nhà hay thế chấp tài sản... dẫn tới nhiều chuyện khác cũng bị vướng.
Tôi đề nghị phải rà soát lại các dự án, cái nào không đủ năng lực thì thôi, hủy dự án đi. Còn cái nào tiếp tục làm thì phải công bố cho dân biết bao giờ làm, làm như thế nào?
- Tới đây, bà sẽ phát biểu gì trước Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Tôi thấy có một số vấn đề cần phải nêu ra. Bức xúc hàng đầu, tôi nghĩ ở lĩnh vực giáo dục. Tôi sẽ đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội phải quan tâm chuyện này.
Thứ hai, tôi sẽ đề cập tới việc làm thế nào để giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng bớt sự chênh lệch giá để người sản xuất và người tiêu dùng bớt thiệt.
Thứ ba là vấn đề quản lý thị trường, đặc biệt là quản lý về giá. Cuối cùng là vấn đề an toàn thực phẩm.
- Ở lĩnh vực giáo dục, bà định đề xuất, kiến nghị gì?
Thứ nhất, phải có đánh giá lại toàn bộ hệ thống giáo dục trong giai đoạn vừa qua chứ không phải chỉ từ vài năm nay. Nó là cả quá trình. Do vậy, phải có đánh giá tổng thể cả quá trình đấy xem các bất cập từ nhỏ đến lớn là gì.
Hiện nay, người dân đang ý kiến nhiều về chất lượng giáo dục. Thế thì phải xem lại nguồn lực đào tạo – đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất – trường, lớp... Đặc biệt, phải xem lại chương trình đào tạo.
Tôi đề nghị phải giảm bớt những cái không cần thiết cho học sinh sao cho vừa đảm bảo chất lượng mặt bằng so với khu vực, thế giới, vừa có thời gian cho học sinh rèn luyện thể lực.
Giờ tôi thấy chương trình học cho học sinh nhất là cấp 1 quá nặng. Cái nào là không cần thiết chỉ có các vị lãnh đạo ở ngành giáo dục mới loại ra được thôi. Nhiều khi môn văn, môn toán cũng có thể giảm bớt được.
Không thể để học sinh gò lưng ngồi học suốt ngày. Lớp một đã phải đeo cái ba lô nặng trình trịch, toàn sách, không có thời gian chơi, giải trí dẫn tới không có sự phát triển toàn diện. Chúng ta phải phát triển song song cả trí lực và thể lực của trẻ chứ?!
- Vừa qua cũng có khá nhiều vụ bê bối ở lĩnh vực Y tế. Bà có nhận được các phản ánh đó từ cử tri?
Thật ra trong ngành y tế, theo tôi, những bộc lộ tiêu cực vừa qua không phải là mới mà nó là cả quá trình tồn đọng lâu rồi. Trước đây nó chưa bộc lộ ra, giờ mới bị phát hiện nhiều hơn. Nhưng phải khẳng định nó có từ lâu rồi để tránh cái nhìn lệch lạc, cho rằng hai năm gần đây quản lý kém quá mới dẫn tới chuyện trên.
Tôi đề nghị phải rà soát lại chất lượng của toàn bộ các cơ sở y tế từ địa phương tới trung ương xem thực trạng thế nào? Trước hết là trình độ của các y, bác sỹ. Tiếp đó là chất lượng cơ sở vật chất. Từ những đánh giá thực trạng đó thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề. Gốc của y tế vẫn là sự quá tải.
Sau đó phải xem xã hội hóa như thế nào để phục vụ tốt người dân, hạn chế tiêu cực. Ngoài ra, phải tăng cường quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này ở tất cả các cấp.
- Xin cảm ơn bà!
Trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ sáu (dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10 tới), phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn đại biểu quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội).
- Sau những ngày tiếp xúc cử tri vừa qua, bà thấy người dân đang quan tâm vấn đề gì nhất?
Tôi thấy khá nhiều cử tri đề cập tới luật tiếp công dân. Tới đây, Quốc hội sẽ bàn, thảo luận và thông qua luật tiếp công dân với nhiều điểm mới.
Ví dụ, luật tiếp công dân sẽ nêu rất rõ trách nhiệm của từng cấp một, kể cả từ việc tạo điều kiện cơ sở vật chất tới việc bố trí đội ngũ.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ảnh: Kiều Minh) |
Nhờ các quy định mới này, những vấn đề tồn đọng ở các cấp dưới sẽ được giải quyết bớt đi, để tránh chuyện vượt cấp. Những gì không thuộc thẩm quyền của xã, phường đương nhiên phải gửi lên huyện, quận hoặc các cấp cao hơn nữa.
Ngoài ra, các điều kiện để tiếp dân từ cơ sở vật chất (phòng tiếp dân) tới thái độ tiếp dân, thời hạn trả lời các câu hỏi của dân cũng được quy định rõ.
Nhưng theo tôi, quan trọng là khi luật ra đời việc giám sát thực hiện của ta thế nào để tránh các bất cập hiện có chứ các quy định gần như đã đầy đủ và rõ ràng.
- Theo ghi nhận của bà, những bất cập của việc tiếp công dân hiện nay là gì?
Thứ nhất, dân đang có nhiều bức xúc, đặc biệt ở lĩnh vực đất đai. Vì sao lại có chuyện như thế? Tôi không loại trừ khả năng một số cán bộ vô/thiếu trách nhiệm với dân, thậm chí vô cảm trước nỗi khổ của dân.
Nói về chuyện đất đai phải kể tới việc luật chưa được nhất quán. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập nên có những cái ta chưa lường trước hết được. Ta phải hội nhập, nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc trong nước.
Về giá cả đền bù, thế nào là giá thị trường? Dân bán nhà đất, có những người muốn trốn thuế nên khai bớt đi, không đúng với thực tế nên chúng ta buộc phải theo giá sàn của Nhà nước. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Bức xúc thì nhiều trong khi cán bộ tiếp dân ở các cơ sở lại ít người cho nên không đủ thời gian để giải quyết. Chưa kể có những đồng chí không đủ trình độ, không nắm được luật nên không xử lý hết được.
- Bà nhận thấy người dân đang bức xúc nhất ở vấn đề gì sau những buổi tiếp xúc cử tri?
|
Thứ hai, dân cũng bức xúc trước các dự án treo. Nhiều người thắc mắc không hiểu dự án có làm tiếp hay không? Nếu không làm tiếp cũng phải công bố bởi để treo như thế khiến dân chịu nhiều thiệt hại: Không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ đó không xây được nhà hay thế chấp tài sản... dẫn tới nhiều chuyện khác cũng bị vướng.
Tôi đề nghị phải rà soát lại các dự án, cái nào không đủ năng lực thì thôi, hủy dự án đi. Còn cái nào tiếp tục làm thì phải công bố cho dân biết bao giờ làm, làm như thế nào?
- Tới đây, bà sẽ phát biểu gì trước Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Tôi thấy có một số vấn đề cần phải nêu ra. Bức xúc hàng đầu, tôi nghĩ ở lĩnh vực giáo dục. Tôi sẽ đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội phải quan tâm chuyện này.
Thứ hai, tôi sẽ đề cập tới việc làm thế nào để giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng bớt sự chênh lệch giá để người sản xuất và người tiêu dùng bớt thiệt.
Thứ ba là vấn đề quản lý thị trường, đặc biệt là quản lý về giá. Cuối cùng là vấn đề an toàn thực phẩm.
- Ở lĩnh vực giáo dục, bà định đề xuất, kiến nghị gì?
Thứ nhất, phải có đánh giá lại toàn bộ hệ thống giáo dục trong giai đoạn vừa qua chứ không phải chỉ từ vài năm nay. Nó là cả quá trình. Do vậy, phải có đánh giá tổng thể cả quá trình đấy xem các bất cập từ nhỏ đến lớn là gì.
Hiện nay, người dân đang ý kiến nhiều về chất lượng giáo dục. Thế thì phải xem lại nguồn lực đào tạo – đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất – trường, lớp... Đặc biệt, phải xem lại chương trình đào tạo.
Tôi đề nghị phải giảm bớt những cái không cần thiết cho học sinh sao cho vừa đảm bảo chất lượng mặt bằng so với khu vực, thế giới, vừa có thời gian cho học sinh rèn luyện thể lực.
Người dân cũng bức xúc nhiều ở chuyện đất đai (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
|
- Vừa qua cũng có khá nhiều vụ bê bối ở lĩnh vực Y tế. Bà có nhận được các phản ánh đó từ cử tri?
Thật ra trong ngành y tế, theo tôi, những bộc lộ tiêu cực vừa qua không phải là mới mà nó là cả quá trình tồn đọng lâu rồi. Trước đây nó chưa bộc lộ ra, giờ mới bị phát hiện nhiều hơn. Nhưng phải khẳng định nó có từ lâu rồi để tránh cái nhìn lệch lạc, cho rằng hai năm gần đây quản lý kém quá mới dẫn tới chuyện trên.
Tôi đề nghị phải rà soát lại chất lượng của toàn bộ các cơ sở y tế từ địa phương tới trung ương xem thực trạng thế nào? Trước hết là trình độ của các y, bác sỹ. Tiếp đó là chất lượng cơ sở vật chất. Từ những đánh giá thực trạng đó thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề. Gốc của y tế vẫn là sự quá tải.
Sau đó phải xem xã hội hóa như thế nào để phục vụ tốt người dân, hạn chế tiêu cực. Ngoài ra, phải tăng cường quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này ở tất cả các cấp.
- Xin cảm ơn bà!
Minh Quân
Bình luận