Hiện tượng chênh lệch âm giữa giá vàng trong nước - quốc tế ngày 4/3, tâm lý chán vàng trong dân, đã chỉ ra nhiều điều. Trong đó có chiến thắng của Thống đốc Bình....
Hiện tượng
Phiên giao dịch Thứ sáu ngày 4/3, giá vàng Việt Nam đã lần đầu tiên sau hơn 5 năm mới lại thấp hơn giá vàng thế giới và cũng là lần đầu kể từ khi có Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Càng đáng chú ý hơn khi mà chỉ trước đó một năm, chênh lệch giữa giá vàng trong nước – thế giới vẫn thường xuyên dao động quanh mức trên 5 triệu đồng mỗi lượng.
Và thậm chí là đến đầu tháng 2/2016, ngay trước thềm Tết Nguyên đán Bính Thân, giá vàng nội địa vẫn còn cao hơn thế giới khoảng 2,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng ngay sau kỳ nghỉ Tết. Ngay trong phiên khai xuân, khoảng cách giá vàng nội – ngoại lùi xuống mức dưới một triệu đồng/lượng.
Các phiên sau đó, doãng chênh lệch liên tục bị thu hẹp. Về đến dưới 100 nghìn đồng trong vài phiên gần đây, và đến ngày 4/3 thì chính thức âm giá trị.
Lý giải hiện tượng
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu – người Việt Nam đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và từng có nhiều năm làm việc trong các thị trường tài chính quốc tế - cho rằng, hiện tượng đảo chiều chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế có thể đến từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên là sự biến động của tỷ giá USD/VND. Đồng tiền định giá và sử dụng trong các giao dịch vàng quốc tế là USD, nên nếu tỷ giá tăng lên thì giá trị quy đổi của giá vàng thế giới sang VND cũng tăng lên.
“Thế nhưng điều này cũng không tác động nhiều đến việc giá vàng thế giới đang cao hơn giá vàng Việt Nam”, ông Hiếu đánh giá.
Vàng, với vai trò là kênh trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư, đang tăng giá rất nhanh, rất mạnh trên thị trường quốc tế, khi sức cầu lên cao trước các biến cố địa chính trị và và những rủi ro kinh tế. Đặc biệt là diễn biến u ám từ nền kinh tế Trung Quốc và việc đưa vào áp dụng chính sách lãi suất âm của NHTW Nhật Bản.
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, mãi lực đang xuống rất thấp. Điều này, theo TS. Hiếu, đến từ việc các nỗ lực tiêu trừ vàng hóa của Chính phủ và NHNN đang ngày càng trở nên hiệu quả, làm cho người dân không còn quá mặn mà với vàng.
"Chênh lệch âm giữa giá vàng trong nước - thế giới cho thấy, rằng dân chúng đã bắt đầu chán vàng", ông đánh giá.
Theo đó, trong những ngày qua, bất chấp thị trường thế giới có sự tăng mạnh hay giảm nhẹ, các đại lý vàng nội địa cũng chỉ nâng hoặc giảm vài chục nghìn đồng, hoặc tối đa là 100.000-200.000 đồng nhằm thu hút người mua. Song giới đầu tư vẫn tỏ ra hờ hững.
“Trong bối cảnh hiện tại, đang có rất nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn nhiều như là chứng khoán, bất động sản và nhất là tiết kiệm ngân hàng. Những ngày qua, lãi suất huy động đã liên tục được các nhà băng điều chỉnh tăng cao, thu hút dòng tiền trong dân chúng”, ông Hiếu lý giải.
Tuy thị trường vàng đang có những diễn biến đầy khí thế và được giới phân tích thế giới dự báo sẽ còn tăng nữa, thậm chí là vượt mức đỉnh 1.263USD/oz lập vào tháng 2/2015, song TS. Nguyễn Trí Hiếu vẫn cho rằng giới đầu tư trong nước không nên đổ xô vào vàng.
Bởi, xét cho cùng, thì vàng cũng là thứ tài sản không sinh lời và chỉ mang lại lợi ích nhờ chênh lệch giá. Và khi mà tình hình kinh tế vĩ mô khởi sắc trở lại, thị trường chứng khoán khả quan hơn, giá dầu mỏ tươi sáng hơn, tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng hơn, vàng sẽ lại xuống giá rất nhanh.
“Chủ trương xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam cũng vẫn là tiêu trừ vàng hóa. Do đó, vàng là thứ hàng hóa không được khuyến khích đầu tư”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
Vị chuyên gia từng công tác tại phố Wall dự báo, giá vàng trong nước sẽ bám sát diễn biến tăng từ thị trường thế giới nhưng với một tốc độ chậm hơn.
“Hiện tại và trong tương lai gần, giá vàng trong nước có thể sẽ vẫn thấp hơn giá vàng thế giới. Nhưng nếu giá vàng thế giới đi xuống, tôi cho rằng mức chênh lệch này sẽ sớm tìm lại trạng thái dương”, ông Hiếu nói.
Bàn về nguy cơ thẩm lậu vàng ra ngoài biên giới khi mà giá vàng trong nước đang thấp hơn, TS. Hiếu cho rằng khả năng này có thể xảy ra, và nó có thể tác động đến diễn biến giá vàng trong nước. “Nhưng vì không nằm trong cấu phần tính toán nên nó cũng không ảnh hưởng tới số liệu dự trữ quốc gia”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Nguồn: Viettimes
Hiện tượng
Phiên giao dịch Thứ sáu ngày 4/3, giá vàng Việt Nam đã lần đầu tiên sau hơn 5 năm mới lại thấp hơn giá vàng thế giới và cũng là lần đầu kể từ khi có Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Và thậm chí là đến đầu tháng 2/2016, ngay trước thềm Tết Nguyên đán Bính Thân, giá vàng nội địa vẫn còn cao hơn thế giới khoảng 2,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng ngay sau kỳ nghỉ Tết. Ngay trong phiên khai xuân, khoảng cách giá vàng nội – ngoại lùi xuống mức dưới một triệu đồng/lượng.
Các phiên sau đó, doãng chênh lệch liên tục bị thu hẹp. Về đến dưới 100 nghìn đồng trong vài phiên gần đây, và đến ngày 4/3 thì chính thức âm giá trị.
Lý giải hiện tượng
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu – người Việt Nam đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và từng có nhiều năm làm việc trong các thị trường tài chính quốc tế - cho rằng, hiện tượng đảo chiều chênh lệch giá vàng trong nước – quốc tế có thể đến từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên là sự biến động của tỷ giá USD/VND. Đồng tiền định giá và sử dụng trong các giao dịch vàng quốc tế là USD, nên nếu tỷ giá tăng lên thì giá trị quy đổi của giá vàng thế giới sang VND cũng tăng lên.
“Thế nhưng điều này cũng không tác động nhiều đến việc giá vàng thế giới đang cao hơn giá vàng Việt Nam”, ông Hiếu đánh giá.
Vị chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc tốc độ điều chỉnh giá của thị trường nội địa không cân xứng với thị trường quốc tế. |
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, mãi lực đang xuống rất thấp. Điều này, theo TS. Hiếu, đến từ việc các nỗ lực tiêu trừ vàng hóa của Chính phủ và NHNN đang ngày càng trở nên hiệu quả, làm cho người dân không còn quá mặn mà với vàng.
"Chênh lệch âm giữa giá vàng trong nước - thế giới cho thấy, rằng dân chúng đã bắt đầu chán vàng", ông đánh giá.
Theo đó, trong những ngày qua, bất chấp thị trường thế giới có sự tăng mạnh hay giảm nhẹ, các đại lý vàng nội địa cũng chỉ nâng hoặc giảm vài chục nghìn đồng, hoặc tối đa là 100.000-200.000 đồng nhằm thu hút người mua. Song giới đầu tư vẫn tỏ ra hờ hững.
“Trong bối cảnh hiện tại, đang có rất nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn nhiều như là chứng khoán, bất động sản và nhất là tiết kiệm ngân hàng. Những ngày qua, lãi suất huy động đã liên tục được các nhà băng điều chỉnh tăng cao, thu hút dòng tiền trong dân chúng”, ông Hiếu lý giải.
Tuy thị trường vàng đang có những diễn biến đầy khí thế và được giới phân tích thế giới dự báo sẽ còn tăng nữa, thậm chí là vượt mức đỉnh 1.263USD/oz lập vào tháng 2/2015, song TS. Nguyễn Trí Hiếu vẫn cho rằng giới đầu tư trong nước không nên đổ xô vào vàng.
Bởi, xét cho cùng, thì vàng cũng là thứ tài sản không sinh lời và chỉ mang lại lợi ích nhờ chênh lệch giá. Và khi mà tình hình kinh tế vĩ mô khởi sắc trở lại, thị trường chứng khoán khả quan hơn, giá dầu mỏ tươi sáng hơn, tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng hơn, vàng sẽ lại xuống giá rất nhanh.
“Chủ trương xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam cũng vẫn là tiêu trừ vàng hóa. Do đó, vàng là thứ hàng hóa không được khuyến khích đầu tư”, TS. Hiếu nhấn mạnh.
Vị chuyên gia từng công tác tại phố Wall dự báo, giá vàng trong nước sẽ bám sát diễn biến tăng từ thị trường thế giới nhưng với một tốc độ chậm hơn.
“Hiện tại và trong tương lai gần, giá vàng trong nước có thể sẽ vẫn thấp hơn giá vàng thế giới. Nhưng nếu giá vàng thế giới đi xuống, tôi cho rằng mức chênh lệch này sẽ sớm tìm lại trạng thái dương”, ông Hiếu nói.
Bàn về nguy cơ thẩm lậu vàng ra ngoài biên giới khi mà giá vàng trong nước đang thấp hơn, TS. Hiếu cho rằng khả năng này có thể xảy ra, và nó có thể tác động đến diễn biến giá vàng trong nước. “Nhưng vì không nằm trong cấu phần tính toán nên nó cũng không ảnh hưởng tới số liệu dự trữ quốc gia”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Nguồn: Viettimes
Bình luận