(VTC News) - Buổi công bố kết quả của cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã bị trì hoãn tới 3 lần, ngay trong những phút chót, và đến bây giờ vẫn chưa xác định thời điểm cụ thể.
Theo thông tin trên trang CBC của Canada, các khung thỏa thuận cuối cùng của vòng đàm phán TPP lần nàyđã được bàn bạc xong giữa các bên, đặc biệt là vấn đề về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ thuốc sinh học, sau 5 ngày đàm phán gần như liên tục cả ngày lẫn đêm giữa đại diện của 12 quốc gia thành viên.
Tuy nhiên trong chặng đường nước rút, một số vấn đề vướng mắc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến cho buổi họp báo công bố kết quả đã bị hoãn lại tới 3 lần trong chiều ngày Chủ nhật 4/10.
Ban đầu, kết quả của cuộc đàm phán TPP dự kiến được công bố theo giờ địa phương là 4 giờ chiều, sau đó bị lùi xuống 6 giờ chiều, rồi tiếp tục bị hoãn đến 8 giờ tối, và bây giờ thì chưa được xác định cụ thể.
"Có thể nói, nó vẫn chưa hoàn tất", theo lời của ông Andrew Robb, Bộ trưởng Thương mại của Úc cho biết.
Ông giải thích rằng hai nước Mỹ và Úc đã làm việc gần như cả đêm để giải quyết sự bất đồng trong việc bảo hộ thuốc sinh học, và sau đó đã đi đến được thống nhất vào lúc 3 giờ sáng theo giờ địa phương.
Tuy nhiên, đã có 5 quốc gia khác lại không đồng tình với khung thỏa thuận này, làm dấy lên nguy cơ xảy bất đồng về vấn đề thuốc sinh học giữa nhiều nước thay vì chỉ hai nước Mỹ và Úc như trước đó.
Theo lời bộ trưởng thương mại Nhật Bản Akira Arami, Mỹ đã chấp nhận bảo vệ bằng sáng chế thuốc của các công ty tân dược Mỹ trong vòng 8 năm, nhưng nhiều nước đang phát triển như Chile và Peru quyết liệt không chấp nhận mà muốn giảm xuống chỉ còn 5 năm, do họ muốn nhanh chóng hưởng quyền chế tạo theo công thức gốc với giá thấp.
Theo ông Robb, đây là một "vết thương" khiến cho cuộc đàm phán bị lỡ cho tới tận sáng ngày Chủ nhật 4/10, và các nhà đàm phán vẫn phải tiếp tục thương thảo.
Canada không tham gia vào việc đàm phán về vấn đề này, nhưng lại là nhân tố khiến cho bóng đen bao của sự không chắc chắn bao phủ lên mọi thỏa thuận về thị trường sữa và các sản phẩm sữa nhập khẩu đã đạt được một vài giờ trước đó.
Lý do là bởi các nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, trong đó có New Zealand vẫn chưa đồng tình về việc thu hẹp thị phần của các sản phẩm sữa nhập khẩu từ nước ngoài tới 90% của Canada, bởi nước này đang muốn bảo vệ sản phẩm sữa nội địa của mình.
Trước đó, trong ngày chủ nhật, các nguồn tin trên Reuters cũng đánh giá khả năng thành công của chặng nước rút cuối cùng vào khoảng 80 - 90%. Còn các đại diện đã rất lạc quan về việc hoàn thành một thỏa thuận thương mại lịch sử đã kéo dài đàm phán trong năm năm.
Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari của Nhật Bản còn gọi điện cho Thủ tướng Shinzo Abe để thông báo rằng, ông cũng như bộ trưởng của 11 quốc gia đàm phán TPP đều đã nhìn thấy được những thành công trong khung thỏa thuận cuối cùng đang nằm ngay trong tầm tay.
Vì vậy, vào thời điểm này, dù bị trì hoãn ngay vào "phút thứ 89" thì các đại diện cũng hy vọng sẽ có được một kỳ tích xuất hiện trong phút cuối cùng, thậm chí là ở những phút bù giờ, bởi bất kỳ ai cũng ở trong tâm thế "Không hoàn thành ký kết thì không về" khi đến với cuộc đàm phán lần này.
Huyền Trân
Theo thông tin trên trang CBC của Canada, các khung thỏa thuận cuối cùng của vòng đàm phán TPP lần nàyđã được bàn bạc xong giữa các bên, đặc biệt là vấn đề về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ thuốc sinh học, sau 5 ngày đàm phán gần như liên tục cả ngày lẫn đêm giữa đại diện của 12 quốc gia thành viên.
Tuy nhiên trong chặng đường nước rút, một số vấn đề vướng mắc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến cho buổi họp báo công bố kết quả đã bị hoãn lại tới 3 lần trong chiều ngày Chủ nhật 4/10.
Buổi họp báo công bố kết quả cuộc đàm phán TPP đã bị hoãn lại ở phút chót |
"Có thể nói, nó vẫn chưa hoàn tất", theo lời của ông Andrew Robb, Bộ trưởng Thương mại của Úc cho biết.
Ông giải thích rằng hai nước Mỹ và Úc đã làm việc gần như cả đêm để giải quyết sự bất đồng trong việc bảo hộ thuốc sinh học, và sau đó đã đi đến được thống nhất vào lúc 3 giờ sáng theo giờ địa phương.
Tuy nhiên, đã có 5 quốc gia khác lại không đồng tình với khung thỏa thuận này, làm dấy lên nguy cơ xảy bất đồng về vấn đề thuốc sinh học giữa nhiều nước thay vì chỉ hai nước Mỹ và Úc như trước đó.
Theo lời bộ trưởng thương mại Nhật Bản Akira Arami, Mỹ đã chấp nhận bảo vệ bằng sáng chế thuốc của các công ty tân dược Mỹ trong vòng 8 năm, nhưng nhiều nước đang phát triển như Chile và Peru quyết liệt không chấp nhận mà muốn giảm xuống chỉ còn 5 năm, do họ muốn nhanh chóng hưởng quyền chế tạo theo công thức gốc với giá thấp.
Theo ông Robb, đây là một "vết thương" khiến cho cuộc đàm phán bị lỡ cho tới tận sáng ngày Chủ nhật 4/10, và các nhà đàm phán vẫn phải tiếp tục thương thảo.
Canada không tham gia vào việc đàm phán về vấn đề này, nhưng lại là nhân tố khiến cho bóng đen bao của sự không chắc chắn bao phủ lên mọi thỏa thuận về thị trường sữa và các sản phẩm sữa nhập khẩu đã đạt được một vài giờ trước đó.
Lý do là bởi các nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, trong đó có New Zealand vẫn chưa đồng tình về việc thu hẹp thị phần của các sản phẩm sữa nhập khẩu từ nước ngoài tới 90% của Canada, bởi nước này đang muốn bảo vệ sản phẩm sữa nội địa của mình.
Trước đó, trong ngày chủ nhật, các nguồn tin trên Reuters cũng đánh giá khả năng thành công của chặng nước rút cuối cùng vào khoảng 80 - 90%. Còn các đại diện đã rất lạc quan về việc hoàn thành một thỏa thuận thương mại lịch sử đã kéo dài đàm phán trong năm năm.
Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari của Nhật Bản còn gọi điện cho Thủ tướng Shinzo Abe để thông báo rằng, ông cũng như bộ trưởng của 11 quốc gia đàm phán TPP đều đã nhìn thấy được những thành công trong khung thỏa thuận cuối cùng đang nằm ngay trong tầm tay.
Vì vậy, vào thời điểm này, dù bị trì hoãn ngay vào "phút thứ 89" thì các đại diện cũng hy vọng sẽ có được một kỳ tích xuất hiện trong phút cuối cùng, thậm chí là ở những phút bù giờ, bởi bất kỳ ai cũng ở trong tâm thế "Không hoàn thành ký kết thì không về" khi đến với cuộc đàm phán lần này.
Huyền Trân
Bình luận