Từ ý tưởng chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dòng chảy xăng dầu huyền thoại đã được xây dựng, vươn dài, vượt Trường Sơn vào Nam.
Từ gùi thồ thủ công
Từ 1968, chiến tranh ngày càng ác liệt, hoạt động ngày càng tăng cao, yêu cầu nhiên liệu ngày càng nhiều.
Trong khi đó, nếu chuyển xăng trên cự ly ngắn vài trăm kilomet thì còn có hiệu quả, nhưng ở cự ly hàng ngàn kilomet thì số xăng dầu tiêu thụ cho bản thân chiếc xe đã chiếm tới 1/3 số vận chuyển, chưa kể tổn thất rất lớn do bị máy bay địch oanh tạc.
Đã vậy, việc vận chuyển lại luôn lâm vào tình trạng thiếu thùng phuy. Mỗi lần giao xong lại phải chờ có đoàn mang phuy rỗng ra thì mới đóng xăng dầu cho đoàn vào. Đã có thời kỳ vì thiếu phuy trong khi nhu cầu quá cấp bách, nhiều đơn vị đã phải lấy nylon lót vào gùi, ba lô rồi cõng len lỏi vượt trọng điểm, bất chấp máy bay gầm rú, rốc két, bom bi nổ chát chúa.
Đợt đầu tới đích, trút xăng vào thùng chứa, bốc lên xe chở đi Cổng Trời - Cha Lo (biên giới Việt - Lào), mỗi ngày hai trăm người gùi ba chuyến chưa đầy hai chục phuy. Nhưng tất cả đáy 200 ba lô cóc đều nát. Lưng 200 người bỏng rộp, có người nhiễm độc xăng đến xây xẩm, nôn thốc nôn tháo. Dùng ba lô, túi nhựa chỉ có thể là biện pháp cấp bách nhất thời.
Sau đó, các binh trạm đề nghị thay bằng can nhựa. 1.000 chiếc can 20 lít từ Hà Nội tức tốc đưa vào. Hai trăm chiến sĩ lại kẻ cõng, người gánh liền 18 tiếng được 750 can. Qua suốt hai tuần chuyển 11.525 can, được trên 230 nghìn lít, đủ cấp cho 2.876 lượt xe tải đi về trên cung độ 100 km.
Những biện pháp cấp bách thời đó không thể đáp ứng cho phía trước, nhất là từ sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, địch ngày càng đánh phá ác liệt.
Ống tre đến đường ống thép
Với mong muốn có được một con đường vận chuyển xăng dầu liên tục, thường xuyên và an toàn hơn, có hiệu quả hơn, từ chiến trường đến cơ quan Tổng hành dinh đã nung nấu tìm giải pháp, và gần như cùng một lúc, ý tưởng nảy được đưa ra từ nhiều người.
Theo lời kể lại của Đại tá Nguyễn Việt Phương thì người đầu tiên nghĩ đến việc sử dụng hệ thống ống xăng dầu trên chiến trường chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong một chuyến đi làm việc tại Liên Xô, Đại tướng được phía viện trợ cho 2 bộ đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, loại phi 10cm, mỗi bộ dài 100km. Tuy đã được đưa về Việt Nam, nhưng cũng chỉ cất trong kho bởi chưa biết dùng vào việc gì.
Từ khi chiến trường phía Nam có những phát triển sôi động, trong một cuộc họp, vị Tổng tư lệnh thông báo hiện có 2 bộ đường ống xăng dầu do Liên Xô viện trợ, đề nghị mọi người suy nghĩ xem có thể sử dụng tại chiến trường hay không.
Tuy nhiên, gần như không có phản hồi. Không đồng tình, nhưng cũng không phản đối, vì hình như ai cũng nghĩ rằng trên chiến trường dày đặc bom đạn, máy bay Mỹ đánh phá hàng ngày, làm đường ống dẫn xăng dầu là điều phi thực tế.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, Liên Xô có sử dụng đường ống dã chiến để tiếp nhiên liệu cho các tập đoàn quân sự. Nhưng những đường ống đó cũng không dài quá vài chục kilomet, lại được không quân, xe tăng, pháo binh yểm trợ để chống lại sự đánh phá của đối phương.
Trung tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần nhận lời và hứa với Đại tướng sẽ tìm hiểu và khẩn trương thực thi. Bởi ông đã chứng kiến một đơn vị tự phát làm ống dẫn xăng dầu bằng bương tre.
Người đầu tiên có ý tưởng táo bạo này là Binh trạm trưởng Nguyễn Đàm. Vốn là cán bộ xăng dầu, anh nảy ra cách dùng cây bương, lồ ô làm ống dẫn xăng vòng qua "thác lửa" La Trọng.
Một ý tưởng táo bạo, tốn khá nhiều sức cho công đoạn chuẩn bị: Đốn bương, vầu, thông mấu, quang ghép nối, giá đỡ, phễu nạp xăng, thùng tiếp nhận,...
Khi cho thử trên một đoạn ngắn hơn 100m thì xăng chảy tốt. Nhưng đến khi thực hiện trên đoạn dài thì bao nhiêu sự cố ập đến: áp lực dòng xăng chảy làm vỡ ống, giá đỡ ống qua các đoạn địa hình phức tạp không đủ vững, ống bương tre không chịu nổi những chấn động của bom nổ... Kết quả là chẳng có giọt xăng nào tới đích.
Tuy nhiên, từ thực tế này, Trung tướng Đinh Đức Thiện nhận định có thể triển khai được tuyến ống dẫn xăng dầu cho chiến trường.
Như vậy là hệ thống đường ống xăng dầu được hình thành từ ba bộ óc: Ý tưởng đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự thử thách táo bạo của cơ sở, sự kết nối giữa ý tưởng của Đại tướng với cơ sở thông qua bộ óc dám nghĩ dám làm của Trung tướng Đinh Đức Thiện.
» Phim tài liệu 'Việt Nam' của Roman Karmen
» Ngắm tượng 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp' ngồi làm việc
» Từ Hà Nội tới Quảng Bình thăm mộ Đại tướng: Đi thế nào?
Theo VNN
Từ 1968, chiến tranh ngày càng ác liệt, hoạt động ngày càng tăng cao, yêu cầu nhiên liệu ngày càng nhiều.
Trong khi đó, nếu chuyển xăng trên cự ly ngắn vài trăm kilomet thì còn có hiệu quả, nhưng ở cự ly hàng ngàn kilomet thì số xăng dầu tiêu thụ cho bản thân chiếc xe đã chiếm tới 1/3 số vận chuyển, chưa kể tổn thất rất lớn do bị máy bay địch oanh tạc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra đường ống |
Đợt đầu tới đích, trút xăng vào thùng chứa, bốc lên xe chở đi Cổng Trời - Cha Lo (biên giới Việt - Lào), mỗi ngày hai trăm người gùi ba chuyến chưa đầy hai chục phuy. Nhưng tất cả đáy 200 ba lô cóc đều nát. Lưng 200 người bỏng rộp, có người nhiễm độc xăng đến xây xẩm, nôn thốc nôn tháo. Dùng ba lô, túi nhựa chỉ có thể là biện pháp cấp bách nhất thời.
Sau đó, các binh trạm đề nghị thay bằng can nhựa. 1.000 chiếc can 20 lít từ Hà Nội tức tốc đưa vào. Hai trăm chiến sĩ lại kẻ cõng, người gánh liền 18 tiếng được 750 can. Qua suốt hai tuần chuyển 11.525 can, được trên 230 nghìn lít, đủ cấp cho 2.876 lượt xe tải đi về trên cung độ 100 km.
Những biện pháp cấp bách thời đó không thể đáp ứng cho phía trước, nhất là từ sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, địch ngày càng đánh phá ác liệt.
Ống tre đến đường ống thép
Với mong muốn có được một con đường vận chuyển xăng dầu liên tục, thường xuyên và an toàn hơn, có hiệu quả hơn, từ chiến trường đến cơ quan Tổng hành dinh đã nung nấu tìm giải pháp, và gần như cùng một lúc, ý tưởng nảy được đưa ra từ nhiều người.
Theo lời kể lại của Đại tá Nguyễn Việt Phương thì người đầu tiên nghĩ đến việc sử dụng hệ thống ống xăng dầu trên chiến trường chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong một chuyến đi làm việc tại Liên Xô, Đại tướng được phía viện trợ cho 2 bộ đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, loại phi 10cm, mỗi bộ dài 100km. Tuy đã được đưa về Việt Nam, nhưng cũng chỉ cất trong kho bởi chưa biết dùng vào việc gì.
Từ khi chiến trường phía Nam có những phát triển sôi động, trong một cuộc họp, vị Tổng tư lệnh thông báo hiện có 2 bộ đường ống xăng dầu do Liên Xô viện trợ, đề nghị mọi người suy nghĩ xem có thể sử dụng tại chiến trường hay không.
Tướng Đinh Đức Thiện trên tuyến đường Trường Sơn |
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, Liên Xô có sử dụng đường ống dã chiến để tiếp nhiên liệu cho các tập đoàn quân sự. Nhưng những đường ống đó cũng không dài quá vài chục kilomet, lại được không quân, xe tăng, pháo binh yểm trợ để chống lại sự đánh phá của đối phương.
Trung tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần nhận lời và hứa với Đại tướng sẽ tìm hiểu và khẩn trương thực thi. Bởi ông đã chứng kiến một đơn vị tự phát làm ống dẫn xăng dầu bằng bương tre.
Người đầu tiên có ý tưởng táo bạo này là Binh trạm trưởng Nguyễn Đàm. Vốn là cán bộ xăng dầu, anh nảy ra cách dùng cây bương, lồ ô làm ống dẫn xăng vòng qua "thác lửa" La Trọng.
Một ý tưởng táo bạo, tốn khá nhiều sức cho công đoạn chuẩn bị: Đốn bương, vầu, thông mấu, quang ghép nối, giá đỡ, phễu nạp xăng, thùng tiếp nhận,...
Khi cho thử trên một đoạn ngắn hơn 100m thì xăng chảy tốt. Nhưng đến khi thực hiện trên đoạn dài thì bao nhiêu sự cố ập đến: áp lực dòng xăng chảy làm vỡ ống, giá đỡ ống qua các đoạn địa hình phức tạp không đủ vững, ống bương tre không chịu nổi những chấn động của bom nổ... Kết quả là chẳng có giọt xăng nào tới đích.
Tuy nhiên, từ thực tế này, Trung tướng Đinh Đức Thiện nhận định có thể triển khai được tuyến ống dẫn xăng dầu cho chiến trường.
Như vậy là hệ thống đường ống xăng dầu được hình thành từ ba bộ óc: Ý tưởng đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự thử thách táo bạo của cơ sở, sự kết nối giữa ý tưởng của Đại tướng với cơ sở thông qua bộ óc dám nghĩ dám làm của Trung tướng Đinh Đức Thiện.
» Phim tài liệu 'Việt Nam' của Roman Karmen
» Ngắm tượng 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp' ngồi làm việc
» Từ Hà Nội tới Quảng Bình thăm mộ Đại tướng: Đi thế nào?
Theo VNN
Bình luận