Với phương án 1, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tồn.
Với phương án 2, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ
Liên quan tới những đề xuất gây tranh cãi này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Giảng viên Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Trong 3 phương án bảo tồn, xây mời cầu Long biên mà Bộ GTVT vừa đưa ra, theo ông, phương án nào có thể thực hiện?
Tôi không đồng tình với cả 3 phương án khi tất cả các phương án đều đụng đến cầu Long Biên, một di sản quý báu của thủ đô và đặc biệt trên thế giới.
- Có ý kiến cho rằng đã muốn bảo tồn thì đừng di dời vì làm như thế sẽ xâm hại di sản. Ông có đồng tình với quan điểm trên không?
Khi không còn cách nào khác, người ta mới đành xâm phạm tới một di sản còn sức sống hiện hữu. Nhưng nếu còn các phương án khác hơn và tốt hơn hà cớ gì lại xâm phạm nó?!
- Người ta cũng nói việc đáng làm, cần làm là khôi phục kiến trúc cũ và bảo tồn cây cầu lịch sử này, biến nó thành cây cầu đi bộ và đi xe đạp ở một Hà Nội không xe máy trong tương lai; đường sắt nên chuyển sang cầu khác. Ông thấy ý kiến này thế nào?
Đây là ý kiến có tầm nhìn, có tri thức hơn hẳn. Tôi ủng hộ ý kiến này và bổ sung rằng: Chúng ta sẽ có thêm một đường phố, có thể đặt tên là phố Hàng Cỏ hoặc phố Hỏa Xa hoặc phố Đường Sắt để lưu dấu lịch sử.
Sẽ có hơn ngàn ngôi nhà mặt phố để kinh doanh, thu thuế, giải quyết công ăn việc làm cho 2, 3 ngàn người. Dân có đồng ra đồng vào, thành phố thêm nguồn thu, thủ đô không chịu tình trạng tàu hỏa đâm xuyên giữa ngực, biến ga Hàng Cỏ thành bảo tàng đường sắt Việt Nam.
- Có ý kiến cho rằng, ta nghèo thật, nhưng chưa nghèo đến mức phải tận dụng các mố cầu Long Biên cũ để xây cây cầu khác. Trước đây Hà Nội đã có tượng Thần Tự do, một trong ba bản duy nhất trên thế giới, nhưng đã nấu chảy nó ra lấy đồng để làm việc khác rồi. Nếu tiếp tục hành xử kiểu trên, chúng ta sẽ lặp lại sai lầm tương tự với cầu Long Biên?
Cầu Long Biên (Ảnh: Internet)
- Hà Nội đã có nhiều cầu bắc qua sông Hồng. Theo ông, chúng ta có nên xây thêm 1 cây cầu khác nữa san sát nhau như thế?
Hà Nội chưa nhiều cầu. Còn cần nhiều cầu hơn nữa trong tương lai vì một thủ đô không ngừng phát triển, nhưng không có nghĩa là phải xâm hại một di sản như cầu Long Biên!
- Là một nhà văn hóa, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của việc bảo tồn cây cầu Long Biên lịch sử?
Victor Hugo có nói một câu chí lí: "Tầm vóc một dân tộc được đo bằng số lượng các biểu tượng". Nhà hát lớn, Ga Hàng Cỏ, cầu Long Biên, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng lịch sử, Trường Đại học Đông Dương, khu nhà Bộ Ngoại giao... không chỉ là các công trình kiến trúc kiệt xuất đầu thế kỉ XX mà còn là những biểu tượng văn hóa đấy. Xin đừng xâm hại chúng!
Chúng ta có thể xây mới những cái hoành tráng hơn, nhưng liệu những cái hoành tráng hơn đó có thành biểu tượng không lại là một chuyện rất khác, một kiểu tích tụ văn hóa tinh thần rất khác.
- Ông có đề xuất nào mới cho Bộ GTVT liên quan tới việc bảo tồn cây cầu trăm tuổi Long Biên và xây đường sắt mới không?
Tôi nghĩ đến một ga Hà Nội chính ở Ngũ Hiệp hoặc Ngọc Hồi. Để nối kết Lạng Sơn, nó có thể qua vị trí cầu Thanh Trì, sang sông rồi theo dọc sông lên ga Long Biên hoặc xa hơn. Thi công cầu đường sắt dọc sông đền bù sẽ ít hơn, thi công dễ hơn, đặc biệt khi đập Sông Đà đã góp phần trị thủy sông Hồng.
Không thể để giao thông thủ đô mãi mãi lộn xộn với xe máy, xe đạp, ô tô, tàu hỏa... như thế này được. Nội đô nếu 5 phút một chuyến xe buýt là ổn thôi. Người thủ đô, vì cái chung, phải biết đi bộ trong vòng một vài km cho nó khỏe người chứ?!
- Xin cảm ơn ông!
Bình luận