• Zalo

Đại tiện ra máu, cảnh báo nguy hiểm không chỉ riêng bệnh trĩ

Bệnh và thuốcChủ Nhật, 22/05/2016 04:20:00 +07:00Google News

Hầu hết mọi người đều nghĩ đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng đó còn có thể là triệu chứng của 1 loạt bệnh nguy hiểm khác.

(VTC News) - Hầu hết mọi người đều nghĩ đi đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng đó còn có thể là triệu chứng của 1 loạt bệnh nguy hiểm khác.

Đại tiện ra máu là triệu chứng bất thường xảy ra tại vùng hậu môn trực tràng cần đặc biệt lưu tâm bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đang phải đối mặt với một số bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, Polyp đại tràng và polyp trực trànghay các bệnh về đường máu (thiếu máu, máu khó đông, rối loạn đông máu)… thậm chí có thể là ung thư trực tràng.

Nếu đại tiện ra máu chỉ là do táo bón hoặc kiết lỵ thì có thể dễ dàng điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp. Nhưng nếu là do các bệnh lý nguy hiểm nêu trên thì cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc một số bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng
Đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc một số bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng 
Đại tiện ra máu tươi do bệnh trĩ

Trĩ là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng, gây đau đớn, viêm sưng hoặc xuất huyết. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ rất nguy hiểm. Đại tiện ra máu có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít.

Đi đại tiện ra máu đỏ tươi là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng thường gặp. Ban đầu là chảy máu kín đáo, bệnh nhân tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy một vài tia máu nhỏ dính vào phân rắn, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Muộn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy. Kèm theo, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, sau có thể phân mềm vẫn ra máu.

Đại tiện ra máu tươi do polyp đại tràng, trực tràng

Bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đi đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều
Bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đi đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều 
Với bệnh này, bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đi đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng. Đi đại tiện ra máu tươi từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polyp có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polyp sẽ ra ngoài...

Đại tiện ra máu tươi do viêm, nứt kẽ/ống hậu môn

Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Viêm và nứt kẽ ống hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ.

Triệu chứng điển hình nhất là bệnh nhân rất đau vùng hậu môn, đau thường xuyên khi không đại tiện, máu đỏ tươi nhỏ thành giọt, đau lưng khi đại tiện, đau nhiều làm cho bệnh nhân không dám ăn, vì ăn nhiều đại tiện nhiều bệnh nhân rất đau đớn.

Đại tiện ra máu tươi do ung thư trực tràng

Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Những người mắc ung thư trực tràng sẽ có máu tươi chảy ra theo giọt, hoặc theo từng tia khi đi đại tiện. Hiện tượng chảy máu này thường xảy ra trong thời gian dài.
Đại tiện ra máu tươi có thể do mắc ung thư trực tràng
Đại tiện ra máu tươi có thể do mắc ung thư trực tràng 
Khi xuất hiện các biểu hiện bệnh lý vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân phải đi khám tại các trung tâm y tế có phương tiện nội soi để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần có những chú ý sau để hạn chế tình trạng đại tiện ra máu tươi:

Hạn chế công việc nặng; tránh ngồi lâu, đứng nhiều; không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.

Tập đi đại tiện đúng giờ, ăn những thức ăn làm phân mềm, chế độ ăn nhiều rau xanh, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng... nước trái cây hay trái cây như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín. Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày).

Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.

Video: Ăn dưa cà muối có thể bị ung thư trực tràng

Thúy Nga(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn