(VTC News) – Lãnh đạo nhiều trường đại học lớn trên cả nước bày tỏ sự đồng tình và mong muốn cũng sẽ chọn phương án thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa phối hợp với Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo tham vấn đổi mới tuyển sinh đại học và sau đại học theo hướng đánh giá năng lực.
Lãnh đạo nhiều trường đại học top đầu cũng ủng hộ phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội và bày tỏ mong muốn sử dụng kết quả đánh giá năng lực vào quá trình tuyển sinh.
GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ, từ năm 2008 ông đã nêu ý kiến với Bộ GD-ĐT đề nghị có những thay đổi tuyển sinh để giảm áp lực cho thí sinh và tốn kém cho xã hội.
Năm 2014, ĐH Bách khoa Hà Nội đã sơ tuyển thí sinh online theo học bạ 3 môn Toán, Lý, Hoá, sau đó thông báo cho học sinh có khả năng được vào học nếu đỗ kỳ thi 3 chung.
"Tuyển sinh của chúng tôi vì vậy rất nhàn với khoảng 7.000 em dự thi. Khi nghe ĐH Quốc gia công bố phương án đổi mới, tôi rất thích vì phương án này chúng tôi đã nghĩ đến nhưng chưa làm được.
Tôi cho rằng trong năm đầu tiên, một nhóm trường đại học top trên nên thỏa thuận với nhau để thực hiện và khi làm tốt thì có thể nhân rộng ra toàn quốc", GS Giảng nói.
Cũng có quan điểm đồng tình, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng Đoàn Quang Vinh cho biết, trường sẽ cùng tham gia tổ chức thi và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực cho việc xét tuyển vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng.
Ông Vinh cho biết phương án đổi mới tuyển sinh bằng cách sử dụng các bài thi đánh giá năng lực đang đi đúng hướng và kỳ thi quốc gia nên theo hướng này.
"Hiện còn sớm để áp dụng đại trà nhưng trong những năm tới kỳ thi quốc gia cần đổi mới từ khâu ra đề đến tổ chức thi, cần phải đánh giá được năng lực của học sinh và tổ chức thi trên máy tính để đảm bảo công bằng, bảo mật", Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng nêu ý kiến.
Ông Vinh cũng cho rằng, phương án đổi mới cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để xã hội hiểu rõ và học sinh có thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia Hà Nội cần có quy chế thi, và phương án đổi mới này cần được Bộ GD&ĐT cho phép để các trường có căn cứ thực hiện.
TS Nguyễn Ngọc Thanh, Hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội góp ý rằng kỳ thi muốn được xã hội chấp nhận phải có tính khả thi, dễ dàng thực hiện, được thí sinh chấp nhận. Kết quả thi phải có tính đại chúng, được nhiều trường chấp nhận, và cuối cùng là phải có tính pháp lý, nghĩa là phải được Bộ GD-ĐT chấp nhận, khi đó các trường mới có thể thực hiện theo.
Ông Thanh cũng khẳng định: “Sớm muộn chúng ta cũng phải tuyển sinh bằng cách đánh giá năng lực - xu thế tất yếu trên thế giới. ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước tiên phong và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”.
Chia sẻ về phương án thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đánh giá cao phương án tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cục trưởng Cục khảo thí cho biết Bộ rất khuyến khích các trường đại học tự chủ, có giải pháp mới tiên tiến, phù hợp với đối tượng tuyển sinh và ngành nghề đào tạo, nhưng phải đảm bảo nhất quán toàn hệ thống.
"Tôi mong rằng phương án này gắn với bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, để không làm phức tạp thêm việc thi của học trò. Sắp tới, Bộ sẽ làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội để bàn bạc kỹ hơn", ông Trinh nói.
Tại buổi hội thảo, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ giải thích, phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực là tài sản chung mà các trường đại học có thể thực hiện.
ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ là đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ tiên phong, thí điểm. Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD-ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.
Việc tổ chức thi tuyển sinh vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm nhằm tạo nhiều cơ hội thử sức cho thí sinh. Đợt thi đầu tiên trong năm được tổ chức trước kỳ thi quốc gia, và đợt thi thứ 2 sau kỳ thi quốc gia. Ngân hàng đề thi cũng sẽ liên tục được bổ sung với tỷ lệ 20% dễ, 20% khó và 60% trung bình.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, trường sẽ chủ động lên kế hoạch làm việc với một số trường ĐH có điều kiện để cùng tổ chức tuyển sinh bằng đánh giá năng lực từ năm 2015.
Phạm Thịnh
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa phối hợp với Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức hội thảo tham vấn đổi mới tuyển sinh đại học và sau đại học theo hướng đánh giá năng lực.
Lãnh đạo nhiều trường đại học top đầu cũng ủng hộ phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội và bày tỏ mong muốn sử dụng kết quả đánh giá năng lực vào quá trình tuyển sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Bùi Tuấn) |
Năm 2014, ĐH Bách khoa Hà Nội đã sơ tuyển thí sinh online theo học bạ 3 môn Toán, Lý, Hoá, sau đó thông báo cho học sinh có khả năng được vào học nếu đỗ kỳ thi 3 chung.
"Tuyển sinh của chúng tôi vì vậy rất nhàn với khoảng 7.000 em dự thi. Khi nghe ĐH Quốc gia công bố phương án đổi mới, tôi rất thích vì phương án này chúng tôi đã nghĩ đến nhưng chưa làm được.
Tôi cho rằng trong năm đầu tiên, một nhóm trường đại học top trên nên thỏa thuận với nhau để thực hiện và khi làm tốt thì có thể nhân rộng ra toàn quốc", GS Giảng nói.
|
Ông Vinh cho biết phương án đổi mới tuyển sinh bằng cách sử dụng các bài thi đánh giá năng lực đang đi đúng hướng và kỳ thi quốc gia nên theo hướng này.
"Hiện còn sớm để áp dụng đại trà nhưng trong những năm tới kỳ thi quốc gia cần đổi mới từ khâu ra đề đến tổ chức thi, cần phải đánh giá được năng lực của học sinh và tổ chức thi trên máy tính để đảm bảo công bằng, bảo mật", Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng nêu ý kiến.
Ông Vinh cũng cho rằng, phương án đổi mới cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để xã hội hiểu rõ và học sinh có thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, ĐH Quốc gia Hà Nội cần có quy chế thi, và phương án đổi mới này cần được Bộ GD&ĐT cho phép để các trường có căn cứ thực hiện.
TS Nguyễn Ngọc Thanh, Hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội góp ý rằng kỳ thi muốn được xã hội chấp nhận phải có tính khả thi, dễ dàng thực hiện, được thí sinh chấp nhận. Kết quả thi phải có tính đại chúng, được nhiều trường chấp nhận, và cuối cùng là phải có tính pháp lý, nghĩa là phải được Bộ GD-ĐT chấp nhận, khi đó các trường mới có thể thực hiện theo.
Ông Thanh cũng khẳng định: “Sớm muộn chúng ta cũng phải tuyển sinh bằng cách đánh giá năng lực - xu thế tất yếu trên thế giới. ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước tiên phong và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”.
Các đại biểu thảo luận về phương án thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Bùi Tuấn) |
Cục trưởng Cục khảo thí cho biết Bộ rất khuyến khích các trường đại học tự chủ, có giải pháp mới tiên tiến, phù hợp với đối tượng tuyển sinh và ngành nghề đào tạo, nhưng phải đảm bảo nhất quán toàn hệ thống.
"Tôi mong rằng phương án này gắn với bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, để không làm phức tạp thêm việc thi của học trò. Sắp tới, Bộ sẽ làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội để bàn bạc kỹ hơn", ông Trinh nói.
GS Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuấn. |
Tại buổi hội thảo, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ giải thích, phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực là tài sản chung mà các trường đại học có thể thực hiện.
ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ là đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ tiên phong, thí điểm. Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD-ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.
Việc tổ chức thi tuyển sinh vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm nhằm tạo nhiều cơ hội thử sức cho thí sinh. Đợt thi đầu tiên trong năm được tổ chức trước kỳ thi quốc gia, và đợt thi thứ 2 sau kỳ thi quốc gia. Ngân hàng đề thi cũng sẽ liên tục được bổ sung với tỷ lệ 20% dễ, 20% khó và 60% trung bình.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, trường sẽ chủ động lên kế hoạch làm việc với một số trường ĐH có điều kiện để cùng tổ chức tuyển sinh bằng đánh giá năng lực từ năm 2015.
Phạm Thịnh
Bình luận