Thông tin trên được TS Lương Ngọc Minh, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Hành trình chuyển đổi số - góc nhìn từ chuyên gia quốc tế” diễn ra mới đây.
Ông Minh cho biết, thời gian gần đây, thuật ngữ “chuyển đổi số” ngày càng trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, từ chuyển đổi số Chính phủ tới chuyển đổi số tại các bộ, ban, ngành, địa phương.
Hiện Đại học Hà Nội hoàn thành dự thảo đề án chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2023 và tầm nhìn đến năm 2045. Đề án này sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới với mục tiêu chính hướng đến một trường đại học số.
Giai đoạn 1 (từ 2022 – 2025), Đại học Hà Nội chú trọng xây dựng nền tảng số (nền tảng hạ tầng, nền tảng pháp lý).
Giai đoạn 2 (từ 2025 – 2030) tập trung đẩy mạnh phát triển số. Đến năm 2030 dự kiến sẽ có đại học số trong trường thông minh.
Cũng tại hội thảo, ông Đức Đỗ, Giám đốc điều hành ETLabs, Úc có bài chia sẻ chia sẻ về chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học”. Bài chia sẻ đã giúp các sinh viên, giảng viên, chuyên gia có cái nhìn toàn cảnh và xu thế phát triển của công nghệ số trong bối cảnh hiện tại và tương lai.
Theo chuyên gia Đức Đỗ, chuyển đổi số trong giáo dục đại học thực chất là lấy sinh viên làm trung tâm. Xây dựng chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học là chuỗi nâng cấp năng lực theo chiến lược cụ thể, phù hợp với trường đại học và xu thế của quốc tế.
Ông Đỗ cho rằng, chuyển đổi số sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn cầu. Chuyển đổi số làm thay đổi căn bản cách quản trị, sản xuất, giảng dạy và học tập. Việc thực hiện việc chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý của mỗi cơ sở giáo dục đại học nhằm hướng đến phát triển bền vững, qua đó, góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Bình luận