(VTC News) - Trước những ý kiến trái chiều xoay quanh đề thi luận kỳ thi tuyển sinh vào ĐH FPT, lãnh đạo nhà trường đã có những phản hồi chính thức.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trường ĐH FPT, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh đã làm rõ một số quan điểm trong việc ra đề thi luận, mục đích cũng như tiêu chí chấm đối với môn thi này dành cho thí sinh.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trường ĐH FPT, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh đã làm rõ một số quan điểm trong việc ra đề thi luận, mục đích cũng như tiêu chí chấm đối với môn thi này dành cho thí sinh.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng ĐH FPT, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh ĐH FPT 2012 cho rằng đề thi không có đáp án "Đúng -sai" mà để kiểm tra tư duy của thí sinh |
Ra đề kiểm tra tư duy
Mục đích của Trường Đại học FPT khi tổ chức kỳ thi sơ tuyển riêng là nhằm đánh giá khả năng tư duy toán, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ của thí sinh, một trong những tố chất quan trọng để theo đuổi các ngành học tại Đại học FPT.
Đối với khối ngành CNTT, đề thi có hai phần: Phần 1 là các câu hỏi về tư duy toán và tư duy logic theo dạng trắc nghiệm trong thời gian 120 phút.
Phần thi thứ hai là viết luận bằng tiếng Việt trong thời gian 60 phút cũng với cùng một mục đích là để kiểm tra tư duy của thí sinh.
Điều này sẽ thể hiện ở cách thí sinh trình bày quan điểm, lập luận vấn đề, đưa ra các ví dụ chứng minh… có logic, mạch lạc, khúc triết và thuyết phục hay không.
Với mục tiêu này, việc thí sinh lựa chọn quan điểm nào không quyết định tới điểm số, mà quan trọng là thí sinh biết cách phân tích, lập luận đưa ra những ví dụ xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình, biết cách tổ chức tư duy và diễn đạt một cách rõ ràng, có logic.
Một bài luận được điểm cao khi đưa ra được quan điểm cá nhân của mình một cách rõ ràng, khúc chiết. Quan điểm này có thể đồng ý, không đồng ý hoặc có ý kiến khác đối với đề tài mà đề bài đưa ra.
Ngoài ra, bài thi được đánh giá cao khi đạt thêm các yếu tố như: Tổ chức các lý lẽ có logic và sức thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm của mình; Sử dụng các ví dụ minh họa phù hợp để làm rõ hơn và tăng tính thuyết phục cho các lý lẽ trên; Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
Đặc biệt, với các ý tưởng và cách thể hiện sáng tạo có thể có thêm điểm thưởng.
Đề không có đáp án “Đúng – Sai”
Dạng đề luận này đến nay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Nhiều trường đại học sử dụng đề thi dạng này để kiểm tra đầu vào của thí sinh.
Khi đưa môn luận vào đề thi sơ tuyển của trường, Đại học FPT đã lựa chọn dạng đề không có đáp án Đúng – Sai.
Đó thường là những quan điểm mang tính nhiều chiều, thí sinh tự do lựa chọn quan điểm của mình và lập luận thuyết phục cho quan điểm mà mình lực chọn.
Như vậy, các em sẽ không bị đưa vào một lối mòn tư duy, sa đà vào việc trình bày những lý thuyết giáo điều, sáo rỗng, thiếu cảm xúc, mà sẽ có cơ hội để cởi mở trình bày tâm tư, suy nghĩ của mình, dễ dàng phản biện, lập luận và thể hiện chính kiến của bản thân.
Cuộc sống là đa dạng, và tồn tại rất nhiều điều khó có thể xác định hoàn toàn đúng, hay hoàn toàn sai.
Đặc biệt, trong kỷ nguyên của hội nhập, con người càng cần phải biết cởi mở hơn để tiếp nhận những tri thức mới và biết chọn lọc điều gì phù hợp nhất với bản thân mình.
Những vấn đề nêu ra trong các đề luận thông thường là các vấn đề trong cuộc sống thực tế mà với tư cách một công dân, sớm hay muộn các em cũng nên đối mặt, suy nghĩ một cách nghiêm túc để ứng xử phù hợp.
Điều này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục mà Đại học FPT theo đuổi: tôn trọng tự do phát triển cá nhân.
Dẹp bỏ đi những định kiến khuôn mẫu thế nào mới là một sinh viên chuẩn mực, mỗi cá nhân sinh viên tại Đại học FPT sẽ là một thực thể được tôn trọng, được tạo điều kiện tối đa để phát huy được những lợi thế của bản thân.
Sinh viên cũng sẽ được trang bị cách thức để thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, của khoa học công nghệ.
Bạn đọc nhận xét về đề thi "trinh tiết" của ĐH FPT xin gửi ý kiến vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!
Phạm Thịnh(ghi)
Bình luận