(VTC News) – Dù thị trường ngừng hoạt động trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, nhiều đại gia Việt vẫn kiếm được hàng chục tỷ đồng, “ông lớn ngân hàng” đút két hàng ngàn tỷ.
Đại gia kiếm hàng chục tỷ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài 4 ngày khiến thị trường chứng khoán “nghỉ ngơi” khá lâu. Thay vì có 5 phiên giao dịch, tuần này, cổ phiếu chỉ được mua bán trong 3 phiên. Dù vậy, một số đại gia Việt vẫn kiếm được hàng chục tỷ đồng trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.
Tuần này, HSG là cổ phiếu gây được nhiều ấn tượng nhất khi tăng trần trong phiên 5/5. Dù nhanh chóng hạ nhiệt nhưng tính chính cả tuần HSG vẫn tăng 3.000 đồng/CP lên 50.000 đồng/CP. Đà tăng nhẹ này của HSG giúp ông Lê Phước Vũ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có thêm 51 tỷ đồng.
Với tổng tài sản lên đến 1.711 tỷ đồng, ông Vũ đứng thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Hiện tại, thứ hạng của ông Vũ trong danh sách này đang được cải thiện đáng kể.
Nhà đầu tư đang chứng kiến nghịch lý thị trường. HSG tăng trần dù không có thông tin hỗ trợ. Trong khi đó, MSN không thể bứt phá mạnh khi công ty cổ phần Tập đoàn Masan công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 với các chỉ tiêu lạc quan như doanh thu và lợi nhuận tăng vọt.
Dù không bứt phá nhưng cả tuần MSN vẫn tăng 2.500 đồng/CP lên 72.500 đồng/CP. Nhờ MSN, bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn MaSan có thêm 69 tỷ đồng. Tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Yến là 2.002 tỷ đồng.
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát cũng công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 “đẹp” với khoản lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng, HPG chỉ tăng 500 đồng/CP lên 34.000 đồng/CP. HPG giúp tài sản trên thị trường cứng khoán của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát tăng 82 tỷ đồng lên 6.267 tỷ đồng.
Là cổ phiếu đại gia bứt phá mạnh nhất, MWG tăng 4.900 đồng/CP lên 78.500 đồng/CP. Nhờ MWG, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có thêm 18 tỷ đồng.
Ông lớn ngân hàng “đút két” ngàn tỷ
Trong tuần này, hàng loạt ngân hàng công bố báo cáo tài chính. Ưu thế đang thuộc về những “ông lớn” như Vietcombank, BIDV, Vietinbank. Nhờ lợi nhuận có nhiều cải thiện nên các ngân hàng giúp cổ phiếu VCB, BID và CTG tăng mạnh. Kết quả là các “ông lớn ngân hàng” “đút két” hàng ngàn tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là cổ phiếu VCB của Vietcombank. Mới đây, Vietcombank đã công bố lợi nhuận quý 1/2016 bất ngờ tăng vọt. Cùng với lợi nhuận tăng, quỹ lương mà Vietcombank dành cho nhân viên cũng được cải thiện mạnh.
Thu nhập của mỗi nhân viên ngân hàng tăng khoảng 5 triệu đồng/tháng lên 25 triệu đồng/tháng. Trong lúc chờ SHB công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 với đầy đủ thuyết minh, Vietcombank đang tạm thời là ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam.
Nhờ những thông tin này, cổ phiếu VCB được nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Sau 3 phiên giao dịch, cổ phiếu VCB tăng 2.600 đồng/CP lên 48.600 đồng. VCB giúp vốn hóa thị trường Vietcombank tăng 6.929 tỷ đồng lên 129.520 tỷ đồng. VCB đang là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 sàn chứng khoán chỉ sau Vinamilk.
Tăng chậm hơn VCB, BID có thêm 600 đồng/CP và dừng ở mức 18.100 đồng/CP. Nhờ BID, vốn hóa thị trường BIDV đạt 61.879 tỷ đồng sau khi có thêm 2.051 tỷ đồng.
Có cùng xu hướng đi lên như VCB và BID, cổ phiếu CTG tăng 700 đồng/CP lên 17.300 đồng/CP. Càng về cuối tuần, CTG càng tăng mạnh. Đà đi lên của CTG đã “tặng” Vietinabank 2.606 tỷ đồng. Hiện vốn hóa thị trường ngân hàng này đang là 64.415 tỷ đồng.
Có thể thấy, ngoài 3 ông lớn ngân hàng VCB, BID và CTG, các cổ phiếu ngân hàng còn lại như MBB, SHB, STB,... giao dịch khá èo uột. Vị thế “ông lớn” giúp VCB, BID và CTG vượt khoảng thời gian sóng gió – VN-Index giằng co ở mốc 600 điểm.
Bảo Linh
Đại gia kiếm hàng chục tỷ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài 4 ngày khiến thị trường chứng khoán “nghỉ ngơi” khá lâu. Thay vì có 5 phiên giao dịch, tuần này, cổ phiếu chỉ được mua bán trong 3 phiên. Dù vậy, một số đại gia Việt vẫn kiếm được hàng chục tỷ đồng trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.
Tuần này, HSG là cổ phiếu gây được nhiều ấn tượng nhất khi tăng trần trong phiên 5/5. Dù nhanh chóng hạ nhiệt nhưng tính chính cả tuần HSG vẫn tăng 3.000 đồng/CP lên 50.000 đồng/CP. Đà tăng nhẹ này của HSG giúp ông Lê Phước Vũ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen có thêm 51 tỷ đồng.
Với tổng tài sản lên đến 1.711 tỷ đồng, ông Vũ đứng thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Hiện tại, thứ hạng của ông Vũ trong danh sách này đang được cải thiện đáng kể.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen |
Dù không bứt phá nhưng cả tuần MSN vẫn tăng 2.500 đồng/CP lên 72.500 đồng/CP. Nhờ MSN, bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn MaSan có thêm 69 tỷ đồng. Tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Yến là 2.002 tỷ đồng.
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát cũng công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 “đẹp” với khoản lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng, HPG chỉ tăng 500 đồng/CP lên 34.000 đồng/CP. HPG giúp tài sản trên thị trường cứng khoán của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát tăng 82 tỷ đồng lên 6.267 tỷ đồng.
Là cổ phiếu đại gia bứt phá mạnh nhất, MWG tăng 4.900 đồng/CP lên 78.500 đồng/CP. Nhờ MWG, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có thêm 18 tỷ đồng.
Ông lớn ngân hàng “đút két” ngàn tỷ
Trong tuần này, hàng loạt ngân hàng công bố báo cáo tài chính. Ưu thế đang thuộc về những “ông lớn” như Vietcombank, BIDV, Vietinbank. Nhờ lợi nhuận có nhiều cải thiện nên các ngân hàng giúp cổ phiếu VCB, BID và CTG tăng mạnh. Kết quả là các “ông lớn ngân hàng” “đút két” hàng ngàn tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là cổ phiếu VCB của Vietcombank. Mới đây, Vietcombank đã công bố lợi nhuận quý 1/2016 bất ngờ tăng vọt. Cùng với lợi nhuận tăng, quỹ lương mà Vietcombank dành cho nhân viên cũng được cải thiện mạnh.
Thu nhập của mỗi nhân viên ngân hàng tăng khoảng 5 triệu đồng/tháng lên 25 triệu đồng/tháng. Trong lúc chờ SHB công bố báo cáo tài chính quý 1/2016 với đầy đủ thuyết minh, Vietcombank đang tạm thời là ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam.
Nhờ những thông tin này, cổ phiếu VCB được nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Sau 3 phiên giao dịch, cổ phiếu VCB tăng 2.600 đồng/CP lên 48.600 đồng. VCB giúp vốn hóa thị trường Vietcombank tăng 6.929 tỷ đồng lên 129.520 tỷ đồng. VCB đang là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 2 sàn chứng khoán chỉ sau Vinamilk.
Tăng chậm hơn VCB, BID có thêm 600 đồng/CP và dừng ở mức 18.100 đồng/CP. Nhờ BID, vốn hóa thị trường BIDV đạt 61.879 tỷ đồng sau khi có thêm 2.051 tỷ đồng.
Có cùng xu hướng đi lên như VCB và BID, cổ phiếu CTG tăng 700 đồng/CP lên 17.300 đồng/CP. Càng về cuối tuần, CTG càng tăng mạnh. Đà đi lên của CTG đã “tặng” Vietinabank 2.606 tỷ đồng. Hiện vốn hóa thị trường ngân hàng này đang là 64.415 tỷ đồng.
Có thể thấy, ngoài 3 ông lớn ngân hàng VCB, BID và CTG, các cổ phiếu ngân hàng còn lại như MBB, SHB, STB,... giao dịch khá èo uột. Vị thế “ông lớn” giúp VCB, BID và CTG vượt khoảng thời gian sóng gió – VN-Index giằng co ở mốc 600 điểm.
Bảo Linh
Bình luận