(VTC News) - Chỉ sau hơn 3,5 tiếng giao dịch, 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã mất hơn 1.000 tỷ đồng.
10 người giàu nhất sàn chứng khoán mất hơn 1.000 tỷ
Phiên giao dịch ngày 17/6 là phiên mang lại nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. 2,5 tiếng buổi sáng, thị trường tăng giảm trong biên độ hẹp, nhà đầu tư trong trạng thái dò xét. Tới chiều, bên bán mới thực sự lộ diện khiến thị trường hoảng loạn.
VN-Index liên tục lao dốc, để tới cuối phiên, chỉ số này đóng cửa ở mức 498,52 điểm, sau khi giảm 10,51 điểm (tương ứng 2,06%). Mức đóng cửa cuối phiên chiều cũng là mức điểm thấp nhất trong cả ngày giao dịch.
Sắc đỏ bao trùm thị trường. Toàn sàn chỉ có 38 mã tăng giá, 43 mã đứng giá, và có đến 193 mã giảm giá. Trong 193 mã giảm giá, rất nhiều mã là cổ phiếu lớn. Ngoại trừ MSN, các cổ phiếu còn lại của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đều đi xuống.
Hôm nay, bầu Đức là người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Kết thúc phiên sáng, bầu Đức chỉ mất 218 tỷ đồng. Nhưng sau một ngày giao dịch, tổng giá trị cổ phiếu mà bầu Đức nắm giữ “bốc hơi” tới gần 312 tỷ đồng. Bầu Đức chịu thiệt hại khi cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giảm 1.000 đồng/CP (tương ứng 4,4%) và dừng ở mức 21.500 đồng/CP.
VN-Index liên tục lao dốc, để tới cuối phiên, chỉ số này đóng cửa ở mức 498,52 điểm, sau khi giảm 10,51 điểm (tương ứng 2,06%). Mức đóng cửa cuối phiên chiều cũng là mức điểm thấp nhất trong cả ngày giao dịch.
Sắc đỏ bao trùm thị trường. Toàn sàn chỉ có 38 mã tăng giá, 43 mã đứng giá, và có đến 193 mã giảm giá. Trong 193 mã giảm giá, rất nhiều mã là cổ phiếu lớn. Ngoại trừ MSN, các cổ phiếu còn lại của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đều đi xuống.
Hôm nay, bầu Đức là người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Kết thúc phiên sáng, bầu Đức chỉ mất 218 tỷ đồng. Nhưng sau một ngày giao dịch, tổng giá trị cổ phiếu mà bầu Đức nắm giữ “bốc hơi” tới gần 312 tỷ đồng. Bầu Đức chịu thiệt hại khi cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giảm 1.000 đồng/CP (tương ứng 4,4%) và dừng ở mức 21.500 đồng/CP.
Hơn 1.000 tỷ đồng của 10 đại gia "vỗ cánh ra đi" |
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen (HSG) liên tục có tên trong danh sách các đại gia mất mát nhiều nhất vì cổ phiếu giảm giá. Ngày 17/6, điều đó lại diễn ra khi HSG giảm 3.000 đồng (tương ứng 6,6%) xuống 42.500 đồng/CP. Diễn biến này của HSG khiến ông Vũ mất gần 129 tỷ đồng.
Không phải là cổ phiếu có tốc độ giảm mạnh nhất nhưng HPG cũng đủ sức khiến ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát mất hơn 111 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/6, HPG giảm 1.100 đồng/CP (tương ứng 3,6%) xuống 29.700 đồng/CP.
Không phải là cổ phiếu có tốc độ giảm mạnh nhất nhưng HPG cũng đủ sức khiến ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát mất hơn 111 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/6, HPG giảm 1.100 đồng/CP (tương ứng 3,6%) xuống 29.700 đồng/CP.
Trong khi đó, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đại Dương chỉ chứng kiến 95,5 tỷ đồng “bay” khỏi tổng tài sản trên sàn chứng khoán. Ông Thắm mất mát ít vì cổ phiếu OGC giảm 700 đồng/CP (tương ứng 6,6%) xuống 11.500 đồng/CP.
Là người nắm giữ nhiều cổ phiếu với khối lượng nhưng do thị giá những cổ phiếu này thấp hơn ông Đặng Thành Tâm chỉ mất khoảng 32 tỷ đồng. Trong đó, KBC “giúp” ông Tâm giảm 20,3 tỷ đồng, ITA và SGT lần lượt khiến ông mất 9,7 tỷ đồng và gần 1,8 tỷ đồng.
Hai sếp lớn của Tập đoàn Masan là bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Hồ Hùng Anh “thoát hiểm” khi MSN tăng nhẹ. 3 đại gia còn lại trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán mất tới 366 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị cổ phiếu của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán đã “bốc hơi” hơn 1.000 tỷ đồng chỉ sau 3 tiếng giao dịch.
Cổ phiếu đại gia tiếp tục bị đe dọa?
Ông Hoàng Anh Tuấn, chuyên gia phân tích, Công ty chứng khoán BIDV đã có lý giải cho phiên giảm mạnh hôm nay của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất chính là việc khối ngoại liên tục bán ra trong thời gian này.
Mới đây nhất là thông tin quỹ Market Vector ETF sẽ giảm tỷ trọng nhiều blue-chips trong tháng 6. Ông Tuấn bình luận, khối ngoại bán ra nhiều cổ phiếu nhưng cũng mua vào không ít. Tuy nhiên, thông tin bán ra vẫn tác động mạnh hơn tới thị trường.
Động thái bán ròng của khối ngoại được bắt đầu từ tuần cuối tháng 5 cho tới nay. Phiên bán ròng mạnh nhất của khối ngoại phải kể tới phiên giao dịch ngày 12/6 khi khối này bán ròng trên HSX tới 194,5 tỷ đồng trên sàn. Con số này chưa tính tới giao dịch thỏa thuận.
Ông Tuấn nhận định động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Thay vì mua vào, họ cũng đẩy mạnh bán ra, từ đó tác động xấu tới thị trường.
Khi được hỏi liệu đây chỉ là phiên điều chỉnh hay phiên báo hiệu xu hướng giảm, ông Tuấn nhận định thị trường có thể phục hồi trong một vài phiên tới nhưng rõ ràng đây là hiện tượng "có cái gì đó xấu" chứ không đơn giản.
Theo dự báo của ông Tuấn, nếu khối ngoại tiếp tục bán ra, động thái này sẽ ảnh hưởng tới thị trường, trong đó đặc biệt là blue-chips vì cổ phiếu mà khối ngoại nắm giữ hầu hết đều là blue-chips.
Chính vì vậy, cổ phiếu của các đại gia có thể vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các phiên giao dịch tới đây. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những mã có tên trong danh sách giảm tỷ trọng như HAG, STB,…
Bảo Linh
Bình luận