• Zalo

Đại gia Trung Quốc chuyển ngàn tỷ USD sang Mỹ trú ẩn

Kinh tếChủ Nhật, 23/08/2015 07:35:00 +07:00Google News

Dai gia Trung Quoc dau tu sang My : Nhận thấy sự bất ổn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, các đại gia Trung Quốc chuyển tiền sang đầu tư tại Mỹ

Những bất ổn tiềm ẩn từ lâu bất ngờ bùng phát ở nhiều nơi khiến dòng tiền ngàn tỷ USD của giới nhà giàu chạy sang Mỹ tìm chỗ trú ẩn.

Những bất ổn tiềm ẩn từ lâu bất ngờ bùng phát ở nhiều nơi khiến dòng tiền ngàn tỷ USD của giới đại gia Trung Quốc chạy sang Mỹ tìm chỗ trú ẩn.

Sau gần ba tuần hồi phục ngắt quãng, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc lại chứng kiến những phiên giảm điểm mạnh. Tính tới chiều ngày 20/8, chỉ số Shanghai Composite giảm gần 109 điểm (-2,87%) xuống còn 3.685,18 điểm.

Hai phiên trước đó, chỉ số này cũng đã biến động dữ dội. Ngày 18/8, chỉ số này lao dốc 6,2% và tiếp tục giảm mạnh vào đầu giờ sáng 19/8 trước khi ổn định trở lại vào cuối phiên. Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo bất chấp các số liệu cho thấy thị trường nhà đất phục hồi và chính phủ nước này đưa ra các biện pháp hỗ trợ khá mạnh nhằm ngăn chặn tiền bị rút ra khỏi TTCK.

Làn sóng tháo chạy được cảnh báo sẽ mạnh lên rất nhiều sau khi TQ bất ngờ liên tiếp phá giá mạnh đồng NDT.
Làn sóng tháo chạy được cảnh báo sẽ mạnh lên rất nhiều sau khi TQ bất ngờ liên tiếp phá giá mạnh đồng NDT.  
Cho tới thời điểm này, lực đỡ khá mạnh cho Shanghai Composite là ngưỡng tâm lý 3.500 điểm. Trong 6 tuần qua, đã 4-5 lần chỉ số này bật lên khi xuống gần tới ngưỡng này. Giới đầu tư đặt cược vào ngưỡng điểm này với niềm tin vào nỗ lực bơm tiền cứu TTCK của chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, có dấu hiệu cho thấy những đại gia Trung Quốc đang hòa vào làn sóng tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài sau cú sốc thị trường chứng khoán bị thổi bay 3-4 ngàn tỷ USD chỉ trong vòng một tháng. Đại diện của IG Asia Pte chia sẻ trên Bloomberg cho rằng, các NĐT có thể đang tận dụng cơ hội chính phủ Trung Quốc mua vào để rút ra khỏi TTCK.

Một đồng NDT yếu hơn sau cú phá giá kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ qua với khoảng 4,6% của NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã khiến cho lượng vốn ngoại trên TTCK Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD bốc hơi 5-7 tỷ USD sau khi đã mất hàng chục tỷ sau đợt suy giảm gần 30% của TTCK trước đó. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc.

Quyết định bất ngờ thả nổi đồng tenge của Kazakhstan ngày 20/8 khiến đồng tiền này ngay lập tức mất giá kỷ lục 23% cũng là một tin không hề vui đối với giới nhà giàu thế giới. Nỗi ám ảnh khủng hoảng cũng bao trùm lên các nhà đầu tư lớn ở khu vực châu Á với nhiều đồng tiền lao dốc mạnh. Trong một năm qua, đồng ringgit của Malaysia đã giảm gần 25% so với USD. Trong khi, rupiah của Indonesia cũng đã giảm giá 15%...

Ngày 19/8 NHNN Việt Nam cũng đã điều chỉnh giảm tỷ giá VND/USD lần thứ 3 trong năm nay, nâng tổng mức giảm của đồng VND lên mức 3%. Với biến độ tỷ giá được nới thêm +-2% (lên +-3%).

Nước Mỹ và vàng khối

Không chỉ ở châu Á, sự bất ổn về kinh tế, tiền tệ còn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Venezuela ở Nam Mỹ cũng chứng kiến cảnh đồng boliar giảm kinh hoàng. Trong một năm qua, trên thị trường tự do, USD tăng gấp nhiều lần so với đồng boliar. Brazil cũng đối mặt với suy thoái và lạm phát cao nhất trong một thập niên qua.

Nga cũng chứng kiến đồng rúp giảm hơn 20% trong 3 tháng qua và được Citigroup dự báo sẽ giảm thêm 2,5% từ giờ đến cuối tháng 9.

Theo số liệu của ING, làn sóng rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi đã diễn ra từ nửa cuối năm 2014 sau khi có những tín hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc và FED sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất và qua đó đẩy giá trị đồng USD lên. Tình trạng ồ ạt đổ vốn ồ ạt vào thị trường mới nổi đã chấm dứt, thậm chí còn đảo chiều quay về các thị trường phát triển.

Theo nhiều chuyên gia, các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Trung Quốc, Nga, Malaysia, Brazil, Colombia… sẽ bị tác động mạnh khi đồng nội tệ mất giá và dòng vốn ngoại tháo chạy.

Riêng trong năm 2014, đã có khoảng 150 tỷ USD rút ra khỏi Nga. Làn sóng này đang mạnh lên trong năm 2015. Tại Trung Quốc, con số ước tính cho thấy, dòng tiền rút khỏi nước này mạnh chưa từng có, trong một năm qua lượng rút ra lên tới 450 tỷ USD. Gần đây, làn sóng tháo chạy được cảnh báo sẽ mạnh lên rất nhiều sau khi Trung Quốc bất ngờ liên tiếp phá giá mạnh đồng NDT. Dòng vốn ngoại chạy ra khỏi cả TTCK lẫn các dự án đầu tư ở nước này.

Hiện tượng vàng bất ngờ quay đầu tăng giá khá mạnh cho dù được đa số các chuyên gia khẳng định đang nằm trong xu thế giảm dài hạn cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy, dòng tiền của giới đang chạy vòng quanh tìm chỗ trú ẩn.

Trong phiên giao dịch 19/8, giá vàng bất ngờ tăng mạnh 16 USD lên 1.134 USD/ounce bất chấp đồng USD của Mỹ vẫn đang mạnh lên. Sự quan ngại về tình hình Trung Quốc cũng như những bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu đang khiến vàng đang là một kênh trú ẩn tạm thời. Mặt hàng kim này đã giảm 4 năm liên tiếp, từ mức cao kỷ lục 1.920,3 USD ghi nhận hồi tháng 9/2011 do đồng USD mạnh lên.

Vấn đề hiện nay khiến dòng tiền tháo chạy, theo các chuyên gia là, cuộc khủng hoảng hiện tại có dấu hiệu của một cuộc chiến tiền tệ, một cuộc khủng hoảng giống như hồi năm 1998 tại châu Á. Điều đáng lo ngại là nhiều nước đã giảm giá mạnh đồng tiền của mình nhưng vẫn chưa thể lường hết những diễn biến bất ngờ ở phía trước. FED có tăng lãi suất hay không, tăng bao nhiêu và Trung Quốc có tiếp tục phá giá đồng tiền nữa hay không?

Với diễn biến như hiện tại, dòng vốn ngoại chảy vào các thị trường mới nổi có thể sẽ còn suy giảm. Và trong cuộc biến động này, với xu hướng co cụm các nhà đầu tư thường tìm về các thị trường và tài sản có tính an toàn cao để trú ẩn. Và như thông lệ: nước Mỹ và vàng luôn là một sự lựa chọn được nhắc đến.

Nguồn: Vietnamnet

Bình luận
vtcnews.vn