• Zalo

Đại gia thủy sản trốn nợ, bỏ 'đàn em' chịu cảnh tội tù

Kinh tếThứ Hai, 16/12/2013 07:31:00 +07:00Google News

Trong số những người từng giúp việc cho đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân, có người may mắn tự "cởi trói" đúng lúc nên thoát nạn.

Trong số những người từng giúp việc cho đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân, có người may mắn tự "cởi trói" đúng lúc nên thoát nạn. 

Thế nhưng, rất nhiều người còn lại, vì nhiều lý do khác nhau đã bị vị đại gia này đeo "vòng kim cô" vào đầu, để rồi giờ đây phải sa vào vòng lao lý.

Ra đi đúng lúc

Nhắc đến đại gia Lâm Ngọc Khuân, nhiều người trong ngành thủy sản bảo ông này rất tâm huyết với nghề. Tham vọng lớn nhất của ông Khuân là đưa con tôm miền Tây vươn ra thị trường thế giới. Đáp ứng cho tham vọng ấy, ngoài nhà máy thủy sản Phương Nam có trụ sở tại thành phố Sóc Trăng ra, ông Khuân còn xây thêm một nhà máy, một vùng nuôi tôm ở huyện Kế Sách và Trần Đề (Sóc Trăng).
đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân,
Nhà máy thứ hai, đại gia thủy sản đã thêm hai ký tự "KM" - tức "Khuân - Mỹ" vào trước chữ Phương Nam. 

Nhưng để đạt được mục tiêu, có lẽ một phần nhờ sự động viên, giúp đỡ của vợ ông - bà Trần Thị Mỹ. Vì lý do đó mà khi xây dựng nhà máy thứ hai ông Khuân đã thêm hai ký tự "KM" - tức "Khuân - Mỹ" vào trước chữ Phương Nam để nhắc nhở mình.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Mỹ không gì nổi bật ngoài tài làm... mắm cua biển gạch son, được đánh giá là khá ngon! 

Nhưng cũng có lẽ nhờ tài làm mắm cua gạch ngon mà ông Khuân khá thương vợ. Lúc chưa chuyển sang làm thủy sản, công việc của đại gia này khá "xuôi chèo mát mái", ông đã kiếm được khá nhiều tiền. 

Có tiền, ông mua đất đai, nhà cửa và phần lớn trong số đó đều cho vợ mình đứng tên. Một số căn nhà do vợ ông đứng tên phải kể đến là một căn nhà gốc đường Nguyễn Văn Cừ, một căn nhà kiến trúc cổ trên đường Phan Tru Trinh, một căn mặt tiền đường Hai Bà Trưng ở thành phố Sóc Trăng và nhiều lô đất "cò bay thẳng cánh" ở huyện Kế Sách.

Một người nữa cũng được xem là "thân tín" của vị đại gia này trong những ngày khởi nghiệp là anh kế toán Trần Lập Nghĩa. Tuy nhiên, chỉ gắn bó được một thời gian, anh này đã chia tay "sư huynh” để ra ngoài mở công ty kinh doanh nhựa, để rồi sau đó trở thành Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Sóc Trăng.

Người bạn thân của ông - Phó giám đốc Võ Văn Phục, sau đó cũng ra làm ăn riêng và trở thành Tổng giám đốc công ty Thủy sản Sạch Việt Nam. Đó là số ít người "hên" - nói theo kiểu dân miền Tây - bởi nếu như ở lại, số phận của hai "thân tín" này giờ không biết ra sao?

Ở lại lãnh đòn

Không phải ai cũng may mắn, bởi xung quanh món nợ khổng lồ mà vị đại gia này bỏ lại, nhiều người đang phải trả giá thay.

Trong công ty thì có Phó giám đốc Trịnh Thị Hồng Phượng và kế toán Lâm Minh Mẫn. Ngoài công ty thì có hàng loạt cán bộ ngân hàng - những người đã từng "uống rượu ăn thề", "kết bái anh em" với ông Khuân, để rồi cuối cùng bị ông gắn chiếc" vòng kim cô" vào đầu. Và chiếc "vòng kim cô" đó chính là nhà máy thủy sản KM Phương Nam, có vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng.

Huyện Kế Sách vốn không phải là địa phương có thế mạnh thủy sản, thế mạnh của vùng này là trái cây. Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà ông Khuân lại mang về đây một nhà máy chế biến tôm đông lạnh. Ấy vậy mà những người từng "kết bái anh em" với ông Khuân - đó là những cán bộ ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng - vẫn tin tưởng và giải ngân hơn 170 tỷ đồng. Chưa kể hàng chục nhà thầu xây dựng, cung cấp vật tư còn bị ông Khuân "xỏ mũi" lấy trên 30 tỷ đồng đến nay vẫn không đòi được.

Trong khi đó, khối tài sản "khổng lồ" thì đã được ông Khuân, bà Mỹ ký giấy ủy quyền (tại Mỹ) cho con trai Trần Ngọc Khoa toàn quyền định đoạt.


Theo Một thế giới
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Tin mới