(VTC News) – Vượt mặt dàn tỷ phú giàu nhất Việt Nam, tài sản của đại gia ô tô tăng vài lần sau 10 tháng nhưng đa số rơi vào hoàn cảnh “chết đói trên mâm cỗ”.
Cổ phiếu ô tô đua nhau tăng khủng
Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của các đại gia ô tô trở thành tâm điểm của thị trường khi đua nhau tăng rất mạnh với đà tăng tính bằng “lần” thay vì “%” như các cổ phiếu khác.
Cổ phiếu HTL của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long khiến cả thị trường chứng khoán phải khâm phục khi tăng gần 700% vọt lên “đỉnh” 194.000 đồng/CP. HTL nhanh chóng vượt qua VCF để trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này.
Tính tới ngày 29/10, HTL đạt mức giá cao nhất sau khi tăng 170.600 đồng/CP, tương ứng 729% so với thời điểm cuối năm 2014. Với mức tăng vũ bão này, cổ đông HTL khiến nhiều nhà đầu tư “ghen tị” và mơ ước. Chỉ ví dụ 1 con số khiêm tốn, 1 cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu HTL thì sau 10 tháng, họ đã lãi hơn 170 triệu đồng, tương ứng 7,26 lần.
Cổ phiếu TMT của một đại gia ô tô khác là Công ty Cổ phần Ô tô TMT cũng đạt “đỉnh” 64.500 đồng/CP vào ngày 29/10, tăng 48.900 đồng/CP, tương ứng 313,5% so với cuối năm 2014. HAX của Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh tăng 12.400 đồng/CP, tương ứng 142,5% lên 22.100 đồng/CP.
Trong ngành ô tô, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy gặp nhiều khó khăn nhất khi có nhiều tin đồn không hay. Dù vậy, cổ phiếu HHS vẫn duy trì được tốc độ tăng đáng mơ ước. Tính từ đầu năm tới nay, HHS tăng 7.300 đồng/CP, tương ứng 63,5% lên 18.800 đồng/Cp.
Mặc dù tăng mạnh nhưng cổ phiếu ô tô vẫn không được đánh giá cao vì nhiều người cho rằng cổ phiếu ô tô đang trong tình trạng “chết đói trên mâm cỗ”.
“Chết đói trên mâm cỗ”
Trong bộ truyện tranh nổi tiếng Lucky Luke, cậu em út Averell Dalton của gia đình tướng cướp Dalton đã đem lại tiếng cười sảng khoái cho độc giả khi có phát ngôn kinh điển “Chết đói trên mâm cỗ”. Câu nói này được “tức cảnh sinh tình” khi Averel bụng đói cồn cào dù đang cưỡi một chú ngựa – vốn được Averel coi là “mâm cỗ”.
Điều đó có nghĩa dù đang ở rất gần một “mâm cỗ” ê hề, người ta vẫn chết đói vì không thể ăn được. Điều này ít nhiều có liên quan tới cổ đông của một vài công ty ô tô. Trong 10 tháng đầu năm, cổ phiếu ô tô đua nhau tăng kỷ lục. Tài sản của cổ đông tăng mạnh trên giấy tờ nhưng họ vẫn “đói” vì khó có thể hiện thực hóa lợi nhuận.
Là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhưng HTL giúp đại gia ô tô giàu có thêm trong sổ sách. Còn trên thực tế, ít người chuyển hóa được cổ phiếu thành tiền mặt vì khối lượng giao dịch của HLT rất thấp. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên của HTL chỉ là 2.120 đơn vị.
Khi HTL tăng trần liên tiếp, cổ đông không muốn bán ra. Khi HTL giảm sàn liên tiếp, cổ đông ồ ạt bán ra thì chẳng ai mua. Có phiên, thậm chí thanh khoản chỉ đạt 530 đơn vị - mức rất thấp.
Trong 4 phiên giảm sâu gần đây, tất cả chỉ có 5.430 cổ phiếu được trao tay. Trong những phiên HTL “nóng” hầm hập với chuỗi phiên tăng trần liên tiếp, thanh khoản của HTL cũng chỉ đạt từ 1.000 tới 3.000 cổ phiếu. Điều đó có nghĩa không nhiều cổ đông “chạy” được khỏi HTL.
Không có lực cầu “đỡ”, HTL càng giảm thảm hơn. Chốt phiên 4/11, HTL giảm 40.000 đồng/CP, tương ứng 20,6% so với “đỉnh” được thiết lập ngày 29/10.
Thanh khoản của TMT lớn hơn HTL khá nhiều nhưng vẫn đứng ở mức rất thấp. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên của TMT chỉ là 71.754 đơn vị. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành TMT là 30,8 triệu đơn vị.
Có 4 phiên giảm sàn liên tiếp, HAX cũng rơi vào tình trạng “hẩm hiu” về thanh khoản. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên của HAX chỉ đạt 94.313 cổ phiếu. Trong một phiên giảm sàn, HAX bị nhà đầu tư quay lưng tới mức chỉ có 37.720 cổ phiếu HAX được trao tay.
Trong nhóm cổ phiếu ô tô, HHS có thanh khoản tốt hơn cả. Dù tăng trần hay giảm sàn, HHS thường đạt thanh khoản hàng triệu cổ phiếu. Vì thế, HHS là cổ phiếu ô tô duy nhất mà cổ đông có thể “no bụng” bất cứ lúc nào muốn. Còn đa số các cổ phiếu ô tô còn lại đều có thanh khoản thấp. Vì thế, nhà đầu tư khó hiện thực hóa lợi nhuận.
Thanh Hà
Cổ phiếu ô tô đua nhau tăng khủng
Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của các đại gia ô tô trở thành tâm điểm của thị trường khi đua nhau tăng rất mạnh với đà tăng tính bằng “lần” thay vì “%” như các cổ phiếu khác.
Cổ phiếu HTL của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long khiến cả thị trường chứng khoán phải khâm phục khi tăng gần 700% vọt lên “đỉnh” 194.000 đồng/CP. HTL nhanh chóng vượt qua VCF để trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này.
Tính tới ngày 29/10, HTL đạt mức giá cao nhất sau khi tăng 170.600 đồng/CP, tương ứng 729% so với thời điểm cuối năm 2014. Với mức tăng vũ bão này, cổ đông HTL khiến nhiều nhà đầu tư “ghen tị” và mơ ước. Chỉ ví dụ 1 con số khiêm tốn, 1 cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu HTL thì sau 10 tháng, họ đã lãi hơn 170 triệu đồng, tương ứng 7,26 lần.
Cổ phiếu HTL của ô tô Trường Long tăng mạnh nhưng thanh khoản rất thấp |
Trong ngành ô tô, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy gặp nhiều khó khăn nhất khi có nhiều tin đồn không hay. Dù vậy, cổ phiếu HHS vẫn duy trì được tốc độ tăng đáng mơ ước. Tính từ đầu năm tới nay, HHS tăng 7.300 đồng/CP, tương ứng 63,5% lên 18.800 đồng/Cp.
Mặc dù tăng mạnh nhưng cổ phiếu ô tô vẫn không được đánh giá cao vì nhiều người cho rằng cổ phiếu ô tô đang trong tình trạng “chết đói trên mâm cỗ”.
“Chết đói trên mâm cỗ”
Trong bộ truyện tranh nổi tiếng Lucky Luke, cậu em út Averell Dalton của gia đình tướng cướp Dalton đã đem lại tiếng cười sảng khoái cho độc giả khi có phát ngôn kinh điển “Chết đói trên mâm cỗ”. Câu nói này được “tức cảnh sinh tình” khi Averel bụng đói cồn cào dù đang cưỡi một chú ngựa – vốn được Averel coi là “mâm cỗ”.
Điều đó có nghĩa dù đang ở rất gần một “mâm cỗ” ê hề, người ta vẫn chết đói vì không thể ăn được. Điều này ít nhiều có liên quan tới cổ đông của một vài công ty ô tô. Trong 10 tháng đầu năm, cổ phiếu ô tô đua nhau tăng kỷ lục. Tài sản của cổ đông tăng mạnh trên giấy tờ nhưng họ vẫn “đói” vì khó có thể hiện thực hóa lợi nhuận.
Là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhưng HTL giúp đại gia ô tô giàu có thêm trong sổ sách. Còn trên thực tế, ít người chuyển hóa được cổ phiếu thành tiền mặt vì khối lượng giao dịch của HLT rất thấp. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên của HTL chỉ là 2.120 đơn vị.
Khi HTL tăng trần liên tiếp, cổ đông không muốn bán ra. Khi HTL giảm sàn liên tiếp, cổ đông ồ ạt bán ra thì chẳng ai mua. Có phiên, thậm chí thanh khoản chỉ đạt 530 đơn vị - mức rất thấp.
Trong 4 phiên giảm sâu gần đây, tất cả chỉ có 5.430 cổ phiếu được trao tay. Trong những phiên HTL “nóng” hầm hập với chuỗi phiên tăng trần liên tiếp, thanh khoản của HTL cũng chỉ đạt từ 1.000 tới 3.000 cổ phiếu. Điều đó có nghĩa không nhiều cổ đông “chạy” được khỏi HTL.
Không có lực cầu “đỡ”, HTL càng giảm thảm hơn. Chốt phiên 4/11, HTL giảm 40.000 đồng/CP, tương ứng 20,6% so với “đỉnh” được thiết lập ngày 29/10.
Thanh khoản của TMT lớn hơn HTL khá nhiều nhưng vẫn đứng ở mức rất thấp. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên của TMT chỉ là 71.754 đơn vị. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành TMT là 30,8 triệu đơn vị.
Có 4 phiên giảm sàn liên tiếp, HAX cũng rơi vào tình trạng “hẩm hiu” về thanh khoản. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên của HAX chỉ đạt 94.313 cổ phiếu. Trong một phiên giảm sàn, HAX bị nhà đầu tư quay lưng tới mức chỉ có 37.720 cổ phiếu HAX được trao tay.
Trong nhóm cổ phiếu ô tô, HHS có thanh khoản tốt hơn cả. Dù tăng trần hay giảm sàn, HHS thường đạt thanh khoản hàng triệu cổ phiếu. Vì thế, HHS là cổ phiếu ô tô duy nhất mà cổ đông có thể “no bụng” bất cứ lúc nào muốn. Còn đa số các cổ phiếu ô tô còn lại đều có thanh khoản thấp. Vì thế, nhà đầu tư khó hiện thực hóa lợi nhuận.
Thanh Hà
Bình luận