(VTC News) - Thủ lĩnh Đoàn tàu Không số năm xưa bày tỏ sự cảm kích với hành động mua tàu cá, máy bay, ụ nổi ra Hoàng Sa bám biển của đại gia Phạm Ngọc Lâm.
Như đã đưa tin, ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực thăng, tàu biển, ụ nổi trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Theo ông Lâm, suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng.
Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.
Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.
Xung quanh câu chuyện về ý tưởng và chiến lược kinh doanh táo bạo của vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đức Khải này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thượng tá Trần Văn Hữu, nguyên Hải đội trưởng Đoàn 125, hiện là Trưởng ban liên lạc Đoàn tàu không số Việt Nam.
- Thưa ông, những quyết định táo bạo của vị đại gia Phạm Ngọc Lâm trong việc mua tàu biển, máy bay, ụ nổi bám biển có ý nghĩa thế nào trong thời điểm này?
Theo tôi, ý tưởng và hành động của ông Lâm đã thể hiện tinh thần yêu nước của doanh nhân Việt Nam.
Khi Tổ quốc cần là có, doanh nhân Việt Nam nói chung và đối với ông Lâm nói riêng ngày nay rất năng động, sáng tạo và dũng cảm.
Tổ quốc cần những người như ông Lâm, sẵn sàng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân kiên quyết bảo vệ đến cùng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta trước những kẻ có dã tâm xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Việc làm trên của ông Phạm Ngọc Lâm rất có ý nghĩa, sẵn sàng chia sẻ lợi ích của mình vì Tổ quốc; thể hiện sự gắn kết trách nhiệm của một doanh nhân, rộng hơn nữa là thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp có tiếng trong nước và uy tín với quốc tế, càng củng cố thêm uy tín của doanh nghiệp.
- Nhiều người cho rằng, đây có phải là một việc làm mạo hiểm của vị đại gia này, ông nghĩ sao?
Trước hết, phải khẳng định là không vì quá trình hình thành và phát triển bền vững của Công ty Cổ phần Đức Khải. Ông Lâm là người có tài, có khả năng tính toán, sáng tạo, năng động trong kinh doanh. Tôi rất thích một trong những tiêu chí kinh doanh của ông là: “Mua của người chán, bán cho người thích”.
Theo tôi, cũng không phải là bây giờ, với số lượng 100 tàu đánh cá, 2 ụ nổi và 2 máy bay trực thăng với số tiền hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư chắc là ý tưởng từ lâu đã hình thành trong phương án sản xuất, kinh doanh của ông ấy.
Thông qua bài báo tôi được biết, ông Lâm đặt mua, đóng mới hoàn toàn ở nước ngoài như vậy chắc chắn là tốt và hiện đại rồi. Vì ông mua cho chính ông, bằng tiền của ông và ông đã khẳng định nó là hiện đại. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng quyết định của ông Lâm chắc chắn sẽ giành thắng lợi lớn!
- Vậy đội tàu này sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thế nào?
Nó là đội tàu tập trung của một công ty quản lý, không đơn lẻ, manh mún, có tổ chức chặt chẽ. Công suất cụ thể chưa rõ nhưng với 100 con tàu, có ụ nổi, tận thu, phân loại, có khách hàng bao thầu thu mua sản phẩm, chắc chắn lợi ích mang lại sẽ tốt hơn nhiều so với cách đánh bắt truyền thống như hiện nay.
- Nhân dịp này, ông muốn nói gì với các doanh nhân Việt Nam như vị đại gia này trong thời điểm hiện nay?
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Một đại gia Phạm Ngọc Lâm, nếu có 5 đại gia nữa thôi, hoặc nhiều doanh nhân nhỏ cùng có tấm lòng và cách nghĩ như ông Lâm chẳng kẻ nào dám nhòm ngó, xâm phạm lãnh địa của chúng ta.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Khang
Theo ông Lâm, suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng.
Những chiếc tàu do vị đại gia mua. |
Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.
Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.
Xung quanh câu chuyện về ý tưởng và chiến lược kinh doanh táo bạo của vị Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đức Khải này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thượng tá Trần Văn Hữu, nguyên Hải đội trưởng Đoàn 125, hiện là Trưởng ban liên lạc Đoàn tàu không số Việt Nam.
Thượng tá Trần Văn Hữu, nguyên Hải đội trưởng Đoàn 125, hiện là Trưởng ban liên lạc Đoàn tàu không số Việt Nam |
- Thưa ông, những quyết định táo bạo của vị đại gia Phạm Ngọc Lâm trong việc mua tàu biển, máy bay, ụ nổi bám biển có ý nghĩa thế nào trong thời điểm này?
Theo tôi, ý tưởng và hành động của ông Lâm đã thể hiện tinh thần yêu nước của doanh nhân Việt Nam.
Khi Tổ quốc cần là có, doanh nhân Việt Nam nói chung và đối với ông Lâm nói riêng ngày nay rất năng động, sáng tạo và dũng cảm.
Tổ quốc cần những người như ông Lâm, sẵn sàng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân kiên quyết bảo vệ đến cùng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta trước những kẻ có dã tâm xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Việc làm trên của ông Phạm Ngọc Lâm rất có ý nghĩa, sẵn sàng chia sẻ lợi ích của mình vì Tổ quốc; thể hiện sự gắn kết trách nhiệm của một doanh nhân, rộng hơn nữa là thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp có tiếng trong nước và uy tín với quốc tế, càng củng cố thêm uy tín của doanh nghiệp.
Một con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực đang neo đậu chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam |
- Nhiều người cho rằng, đây có phải là một việc làm mạo hiểm của vị đại gia này, ông nghĩ sao?
Trước hết, phải khẳng định là không vì quá trình hình thành và phát triển bền vững của Công ty Cổ phần Đức Khải. Ông Lâm là người có tài, có khả năng tính toán, sáng tạo, năng động trong kinh doanh. Tôi rất thích một trong những tiêu chí kinh doanh của ông là: “Mua của người chán, bán cho người thích”.
Theo tôi, cũng không phải là bây giờ, với số lượng 100 tàu đánh cá, 2 ụ nổi và 2 máy bay trực thăng với số tiền hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư chắc là ý tưởng từ lâu đã hình thành trong phương án sản xuất, kinh doanh của ông ấy.
Thông qua bài báo tôi được biết, ông Lâm đặt mua, đóng mới hoàn toàn ở nước ngoài như vậy chắc chắn là tốt và hiện đại rồi. Vì ông mua cho chính ông, bằng tiền của ông và ông đã khẳng định nó là hiện đại. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng quyết định của ông Lâm chắc chắn sẽ giành thắng lợi lớn!
Một tấm ảnh kỷ niệm về Đoàn tàu không số, từng góp phần không nhỏ vào thắng lợi của các cuộc chiến tranh mà Thượng tá Trần Văn Hữulưu giữ. |
- Vậy đội tàu này sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thế nào?
Nó là đội tàu tập trung của một công ty quản lý, không đơn lẻ, manh mún, có tổ chức chặt chẽ. Công suất cụ thể chưa rõ nhưng với 100 con tàu, có ụ nổi, tận thu, phân loại, có khách hàng bao thầu thu mua sản phẩm, chắc chắn lợi ích mang lại sẽ tốt hơn nhiều so với cách đánh bắt truyền thống như hiện nay.
- Nhân dịp này, ông muốn nói gì với các doanh nhân Việt Nam như vị đại gia này trong thời điểm hiện nay?
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Một đại gia Phạm Ngọc Lâm, nếu có 5 đại gia nữa thôi, hoặc nhiều doanh nhân nhỏ cùng có tấm lòng và cách nghĩ như ông Lâm chẳng kẻ nào dám nhòm ngó, xâm phạm lãnh địa của chúng ta.
- Xin cảm ơn ông!
Bình luận