Tập đoàn tài chính Hàn Quốc AON Holdings của Hàn Quốc chi 450 tỷ won mua Keangnam Landmark Tower (Hà Nội) có 500 văn phòng ở hơn 100 quốc gia.
Sau hàng loạt thông tin về các đại gia muốn mua lại tòa nhà Keangnam Landmark Tower tại Việt Nam, mới đây, thông tin từ công ty CBRE công bố chiều 6/1 cũng như báo chí Hàn Quốc đưa tin, thương vụ mua lại tòa nhà đã hoàn tất.
Theo đó, AON Holdings – một tập đoàn tài chính của Hàn Quốc đã chi 450 tỷ won (tương đương khoảng 500 triệu USD) để mua lại khoản nợ của Keangnam. Sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON Holdings sẽ nắm quyền kiểm soát dự án này và chính thức trở thành chủ mới của Keangnam Landmark Tower. Trước khi AON Holdings trở thành ông chủ của Keangnam, nhiều đồn đoán quỹ Qatar Investment Authority đưa ra mức giá 600 triệu USD cho tòa nhà này tuy nhiên, Qatar đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. Theo đó, cuộc đua mua lại Keangnam là ba ông lớn Hàn Quốc là AON Holdings, Goldman Sachs và Công ty Đầu tư Tài chính Hana (Hana Financial Investment)
AON Holdings Hàn Quốc được thành lập từ năm 1986 là một trụ sở thuộc tập đoàn tài chính AON Holdings của Anh (thành lập vào năm 1982 có trụ sở chính đặt tại London).
AON Holdings có quy mô lớn, với hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia, khoảng 66.000 nhân viên. Tập đoàn này hoạt động trong 3 lĩnh vực chính dưới tên 3 doanh nghiệp nhỏ là: Aon Risk Solutions cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý rủi ro, Aon Benfield hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm và Aon Hewitt giải đáp thắc mắc, tư vấn khách hàng về nguồn nhân lực.
Năm 2009, AON đứng đầu trong xếp hạng của A.M Best về môi giới bảo hiểm toàn cầu, dựa trên doanh thu môi giới và bình chọn bảo hiểm trung gian tốt nhất, tái bảo hiểm trung gian tốt nhất và quản lý trung gian tốt nhất do độc giả của báo Kinh doanh Bảo hiểm bình chọn.
Riêng AON Holdings Hàn Quốc đã có tới hơn 130 chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm…
Được biết, thông tin rao bán tòa nhà Keangnam Hà Nội đã xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc từ cuối tháng 4, sau hàng loạt bê bối tại công ty xây dựng Keangnam Enterprises như lập quỹ đen, đưa hối lộ và Chủ tịch Sung Wan-jong tự tử. Khoản nợ xây dựng tòa nhà Keangnam là 600 tỉ won.
Khoảng tháng 5/2015, Hãng Thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin Tòa án Seoul chấp thuận cho Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises Inc. được bán tòa nhà Keangnam Landmark Tower tại Hà Nội để ứng phó với cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện nay của tập đoàn này.
Nguồn: Kienthuc
tòa nhà Keangnam Landmark Tower tại Việt Nam. |
Theo đó, AON Holdings – một tập đoàn tài chính của Hàn Quốc đã chi 450 tỷ won (tương đương khoảng 500 triệu USD) để mua lại khoản nợ của Keangnam. Sau khi tiếp quản các khoản nợ, AON Holdings sẽ nắm quyền kiểm soát dự án này và chính thức trở thành chủ mới của Keangnam Landmark Tower. Trước khi AON Holdings trở thành ông chủ của Keangnam, nhiều đồn đoán quỹ Qatar Investment Authority đưa ra mức giá 600 triệu USD cho tòa nhà này tuy nhiên, Qatar đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. Theo đó, cuộc đua mua lại Keangnam là ba ông lớn Hàn Quốc là AON Holdings, Goldman Sachs và Công ty Đầu tư Tài chính Hana (Hana Financial Investment)
AON Holdings Hàn Quốc được thành lập từ năm 1986 là một trụ sở thuộc tập đoàn tài chính AON Holdings của Anh (thành lập vào năm 1982 có trụ sở chính đặt tại London).
AON Holdings có quy mô lớn, với hơn 500 văn phòng tại hơn 120 quốc gia, khoảng 66.000 nhân viên. Tập đoàn này hoạt động trong 3 lĩnh vực chính dưới tên 3 doanh nghiệp nhỏ là: Aon Risk Solutions cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý rủi ro, Aon Benfield hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm và Aon Hewitt giải đáp thắc mắc, tư vấn khách hàng về nguồn nhân lực.
Năm 2009, AON đứng đầu trong xếp hạng của A.M Best về môi giới bảo hiểm toàn cầu, dựa trên doanh thu môi giới và bình chọn bảo hiểm trung gian tốt nhất, tái bảo hiểm trung gian tốt nhất và quản lý trung gian tốt nhất do độc giả của báo Kinh doanh Bảo hiểm bình chọn.
Riêng AON Holdings Hàn Quốc đã có tới hơn 130 chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm…
Được biết, thông tin rao bán tòa nhà Keangnam Hà Nội đã xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc từ cuối tháng 4, sau hàng loạt bê bối tại công ty xây dựng Keangnam Enterprises như lập quỹ đen, đưa hối lộ và Chủ tịch Sung Wan-jong tự tử. Khoản nợ xây dựng tòa nhà Keangnam là 600 tỉ won.
Khoảng tháng 5/2015, Hãng Thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin Tòa án Seoul chấp thuận cho Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises Inc. được bán tòa nhà Keangnam Landmark Tower tại Hà Nội để ứng phó với cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện nay của tập đoàn này.
Nguồn: Kienthuc
Bình luận