• Zalo

Đại gia dính đòn, vỡ mộng tỷ USD

Kinh tếChủ Nhật, 20/09/2015 07:24:00 +07:00Google News

Doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi mới báo hiệu khó khăn mới ở phía trước cho các doanh nghiệp trong nước

Có những diễn biến bất lợi mới khiến nhiều doanh nghiệp lớn trong nước không thể ngờ tới khi lên kế hoạch kinh doanh, trong khi vẫn chỉ mới vừa xảy ra, báo hiệu những khó khăn còn ở phía trước.

Lợi nhuận sụt giảm, thua lỗ cận kề

Thủy sản Minh Phú (MPC) công bố kết quả kinh doanh quý II/2015 với doanh thu đạt -25,4%, tăng trưởng lợi nhuận thuần đạt -119%. Công ty đã lỗ ròng hơn 17 tỷ đồng trong quý này, so với mức lãi hơn 200 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Doanh thu lũy kế đạt gần 4,8 ngàn tỷ đồng - một con số khá khiêm tốn so với vị trí “vua tôm” của Minh Phú và là doanh nghiệp xếp thứ 23 trong số 100 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất thế giới.

Đây là một kết quả ít người ngờ tới bởi trước đó MPC đã có những bước tăng trưởng rất ngoạn mục và triển vọng tươi sáng. Chính ông Lê Văn Quang, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ MPC, rất tin tưởng vào vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực tôm, cả ở trong nước lẫn quốc tế.

Hồi đầu năm, MPC dự kiến lợi nhuận 2015 sẽ 55%, đạt hơn 1,4 ngàn tỷ đồng. Doanh thu sẽ cán mốc 1 tỷ USD, tương đương trên 22 ngàn tỷ đồng, chủ yếu đến từ xuất khẩu. MPC sẽ trở thành một hãng tôm có quy mô toàn cầu vào 2020.

MPC đã hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM kể từ ngày 31/3/2015 để thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh và sẽ chọn một hoặc 2 đối tác ngoại. Chính MPC đã phải tăng giá mua cổ phiếu quỹ từ mức 20 ngàn đồng/cp đề ra từ đầu 2014 lên 100 ngàn đồng/cp để dễ bề hủy niêm yết. Giá cổ phiếu chạm ngưỡng 122 ngàn đồng trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi rời sàn.
Có những diễn biến bất lợi mới khiến nhiều DN lớn trong nước không thể ngờ tới khi lên kế hoạch kinh doanh.
Có những diễn biến bất lợi mới khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không thể ngờ tới khi lên kế hoạch kinh doanh. 
Thủy sản Hùng Vương (HVG) với vốn hóa gần 2,9 ngàn tỷ đồng của chủ tịch Dương Ngọc Minh cũng chứng kiến lợi nhuận sụt giảm. Trong quý II, doanh nghiệp này chỉ lãi 13 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, HVG lãi 50 tỷ, giảm ở mức tương tự. Thủy sản An Giang Agifish (AGF) ghi nhận doanh thu giảm hơn 30% và lợi nhuận giảm gần 70%.

Trong lĩnh vực vận tải biển, CTCP Vận tải biển Bắc (NOS) lỗ tiếp hơn 300 tỷ chỉ sau 6 tháng đầu năm, nâng lỗ lũy kế lên gần 2,8 ngàn tỷ đồng. CTCP Vận tải và Thuê tàu (VFR) lỗ gần 10 tỷ đồng trong quý II. Doanh thu chỉ bằng 86% so với cùng kỳ…

Nhiều doanh nghiệp ngành thép cũng chứng kiến khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, Đại Thiên Lộc (DTL) chứng kiến doanh thu giảm gần 180 tỷ và lỗ ròng 11 tỷ đồng. Thép Việt Ý (VIS) lỗ 36,5 đồng, doanh thu giảm hơn 12,4%.

Lĩnh vực BĐS được cho là có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã thua lỗ trong 6 tháng đầu năm hoặc trong quý II như: Ninh Vân Bay (NVT) quý II lỗ gần 87 tỷ đồng; PVR lỗ 7 tỷ đồng; OGC lỗ 33 tỷ đồng trong nửa năm…

Khó khăn còn ở phía trước

Từ thực tế trên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có điểm chung thua lỗ hoặc lợi nhuận, doanh thu giảm sút là do chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới. Những biến động không thuận xuất hiện dồn dập trên thị trường thế giới bắt đầu tư cuối quý I và vẫn còn đang kéo dài.
Những biến động xấu nhất lại mới chỉ vừa mới xảy ra, báo hiệu những khó khăn còn ở phía trước.
Những biến động xấu nhất lại mới chỉ vừa mới xảy ra, báo hiệu những khó khăn còn ở phía trước. 
Sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của Minh Phú được giải thích là do giá giá tôm - mặt hàng xuất khẩu chính của doanh nghiệp này - trên thị trường thế giới giảm tới 30% trong nửa đầu năm 2015. Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ở châu Âu đi kèm với sự dư thừa các sản phẩm nông sản tại khu vực này và sự chững lại đột ngột của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến nhu cầu đối với hàng loạt các loại hàng hóa tụt giảm.

Cùng với sự mất giá ở mức độ rất lớn của các đồng tiền như Rupee Ấn Độ, rupiah Indonesia, ringgit Malaysia…, giá hàng hóa của các nước này xuất sang Mỹ hay vào Trung Quốc đã có sức cạnh tranh vượt trội so với hàng hóa Việt. Tính trong 8 tháng đầu năm, đồng ringgit của Malaysia đã giảm khoảng 15% và trong một năm qua mất hơn 26%. Đồng rupiah cũng giảm hơn 12% tính từ đầu năm

Hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng kiến doanh thu và lợi nhuận suy giảm. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tàu biển vừa vui mừng đôi chút do giá dầu giảm và chỉ số cho thuê tàu hàng khô (BDI) năm 2013-đầu 2014 hồi phục thì đã chứng kiến cảnh lao dốc, từ đỉnh cao 2.300 điểm xuống 500 điểm vào đầu 2015 do nhu cầu vận tải của thế giới suy sụp. Đồng USD tăng giá cũng khiến những khoản nợ ngoại tệ và chi phí bằng đồng bạc xạnh đè nặng lên vai.

Giá thép thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới yếu kém và sự bảo hộ của nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn khiến các doanh nghiệp Việt điêu đứng. Đầu tháng 6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức gửi đơn kiện Indonesia ra tòa án WTO về việc Indonesia áp đặt các biện pháp tự vệ thương mại lên sản phẩm thép nhập khẩu.

Tuy nhiên, điều lo ngại có lẽ vẫn nằm ở phía trước. Những biến động xấu nhất trên thế giới mới chỉ xảy ra trong khoảng 3 tháng qua, mà tâm điểm là sự sụp đổ của chứng khoán TQ bắt đầu từ giữa tháng 6 và phá giá NDT từ giữa tháng 8. Các đồng tiền rupiah hay ringgit cũng mất giá mạnh nhất trong giai đoạn này và vẫn đang trên đà đi xuống so với USD.

Gần đây, giá nhiều cổ phiếu và TTCK quay đầu giảm mạnh. Lý do có thể do lo ngại về triển vọng chưa sáng sủa các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn. Nỗ lực hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới giúp các doanh nghiệp Việt thêm nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải có giải pháp thích nghi với những biến động khôn lường. Bức tranh tương phản về kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong nửa đầu 2015 đã phần nào cho thấy thị trường bắt đầu quá trình chọn bỏ.

Nguồn: VietnamNet
Bình luận
vtcnews.vn