Tiền kiếm đã hòm hòm, không ít đại gia đã rời bỏ phố thị về quê “giấu mình” vào khung cảnh bình yên, tách khỏi chốn đô thị ồn ào, bụi bặm.
Xây dinh thự trên đồi làm "chốn đi về"
Thành công từ lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám, doanh nhân SN 1960 Cao Tiến Đoan là một trong những đại gia kín tiếng của xứ Thanh.
Sở hữu nhiều bất động sản ở trung tâm thành phố, thế nhưng, "chốn đi về" của ông lại nằm trên vùng quê yên bình, nơi ông được sinh ra. Ông đã không tiếc tiền để đầu tư xây dựng cơ ngơi "có một không hai" này.
Ngôi biệt thự của ông Đoan được xây theo kiến trúc châu Âu với nhà mái lệch, tháp nhọn. Để tạo điểm nhấn cho ngôi biệt thự, đại gia này đã tạo hẳn một quả đồi trong khuôn viên 50.000m2. Hồ cá cảnh, cầu bán nguyệt, khu vực trồng tùng, cây cảnh, hòn non bộ được phối với nhau hài hòa, tạo nên phong cảnh hữu tình.
Chán phố, đại gia bỏ về quê
Cách đây 3 năm, khi ông Quang, giám đốc một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, quyết định mua đất ở quê xây nhà, ai cũng bảo ông “hâm”. Bởi, ở Hà Nội, ông có hai biệt thự giá hàng chục tỷ đồng, chưa kể căn hộ cao cấp giữa trung tâm thành phố. Mặc gia đình can ngăn, ông nhất quyết tìm bằng được mảnh đất quê để xây nhà.
Ngôi nhà vườn rộng rãi gần nghìn mét vuông ở quê của ông Quang đủ các loại cây, từ ăn quả tới rau xanh. Ông còn thả gà, nuôi cá. Từ khi hợp với cách sống dân dã, ông khỏe hơn nhiều. Hàng ngày, sau giờ làm việc, ông lại về “nhà quê” vui thú điền viên.
Chuyện dời nội thành chật chội để về các vùng quê của Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức... nay không còn hiếm.
Điển hình và đáng chú ý nhất trong các trường hợp “bỏ phố về quê” là chuyện họa sĩ Thành Chương dời trung tâm Hà Nội về huyện ngoại thành Sóc Sơn để xây Việt phủ. Hay ca sỹ Mỹ Linh cũng một ngôi biệt thự nhà vườn ven đô, cách xa thành phố hơn 40 km, nhưng bù lại, gia đình cô lại được tận hưởng một cuộc sống có thể nói là thiên đường dưới mặt đất.
Đại gia phá sản dạt về biệt thự hoang
Có không ít các đại gia bất động sản do làm ăn thua lỗ đành từ giã những ngôi nhà phố khang trang lộng lẫy, chuyển về quê sống trong những ngôi biệt thự giữa đồng không mông quạnh.
Từng có một ngôi biệt thự lớn ở Mỹ Đình nhưng hiện nay, đại bản doanh của ông Thành, một giám đốc công ty bất động sản lại lui về một thôn heo hút ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Cơn sốt nhà đất đi qua nhanh chóng, cuốn theo của ông bao nhiêu tiền của. Dự án đình trệ, các chủ nợ thì bao vây tứ phía. Càng về sau, áp lực càng lớn, ông Thành đành chọn một trong 36 kế “tẩu thoát vẫn là thượng sách”. Người ta cho rằng, ông khá khôn ngoan khi lui về vườn ở trong ngôi biệt thự của chính dự án của mình.
Nói về câu chuyện bỏ phố về quê phải kể tới ông Tâm, một giám đốc văn phòng nhà đất ở Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội. Từ một cò đất, ông nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ ngơi bề thế, một văn phòng nhà đất với 10 nhân viên. Gặp thời bất động sản đóng băng, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Cuối cùng, ông đành bán hết, đóng cửa văn phòng. Không còn được hưởng cuộc sống ung dung giữa trung tâm thành phố, ông dạt về ngôi biệt thự hoang ở khu đô thị mới dưới Hà Đông.
Ra tù, đại gia lên núi ở ẩn
Cuối năm 2002, cả nước xôn xao về vụ buôn lậu số lượng lớn linh kiện xe máy vào tỉnh Bình Định. 13 bị cáo đã hầu tòa, trong đó, ông Trần Quang Bình - nguyên Giám đốc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Công nghiệp Phú Yên bị lãnh 8 năm tù.
Ra tù, chán ngán với tình người bạc bẽo, ông bán ngôi nhà ở trung tâm TP. Tuy Hòa, ra ngoại ô xây 8 phòng trọ cho vợ kiếm chút thu nhập còn mình lên núi ẩn cư. Ông mua đám rẫy ở huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên để trồng cây.
Ở đỉnh cao danh vọng, đại gia này chi hàng trăm triệu đồng mua rượu ngoại chất đầy phòng, tổ chức ăn nhậu triền miên. Ra tù, ông lủi thủi một mình trên núi cao, làm bạn với đàn gà và gió ngàn, ông lấy đó làm vui. Ông bảo giờ mình bằng lòng với cuộc sống hiện tại, khỏe thì vun gốc cây, bắt sâu; mệt thì lên võng đu đưa, lánh xa những chuyện thị phi.
Theo VNN
Xây dinh thự trên đồi làm "chốn đi về"
Thành công từ lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám, doanh nhân SN 1960 Cao Tiến Đoan là một trong những đại gia kín tiếng của xứ Thanh.
Ngôi biệt thự của ông Đoan được xây theo kiến trúc châu Âu với nhà mái lệch, tháp nhọn. Để tạo điểm nhấn cho ngôi biệt thự, đại gia này đã tạo hẳn một quả đồi trong khuôn viên 50.000m2. Hồ cá cảnh, cầu bán nguyệt, khu vực trồng tùng, cây cảnh, hòn non bộ được phối với nhau hài hòa, tạo nên phong cảnh hữu tình.
Chán phố, đại gia bỏ về quê
Ngôi nhà vườn rộng rãi gần nghìn mét vuông ở quê của ông Quang đủ các loại cây, từ ăn quả tới rau xanh. Ông còn thả gà, nuôi cá. Từ khi hợp với cách sống dân dã, ông khỏe hơn nhiều. Hàng ngày, sau giờ làm việc, ông lại về “nhà quê” vui thú điền viên.
Chuyện dời nội thành chật chội để về các vùng quê của Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức... nay không còn hiếm.
Điển hình và đáng chú ý nhất trong các trường hợp “bỏ phố về quê” là chuyện họa sĩ Thành Chương dời trung tâm Hà Nội về huyện ngoại thành Sóc Sơn để xây Việt phủ. Hay ca sỹ Mỹ Linh cũng một ngôi biệt thự nhà vườn ven đô, cách xa thành phố hơn 40 km, nhưng bù lại, gia đình cô lại được tận hưởng một cuộc sống có thể nói là thiên đường dưới mặt đất.
Đại gia phá sản dạt về biệt thự hoang
Từng có một ngôi biệt thự lớn ở Mỹ Đình nhưng hiện nay, đại bản doanh của ông Thành, một giám đốc công ty bất động sản lại lui về một thôn heo hút ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Cơn sốt nhà đất đi qua nhanh chóng, cuốn theo của ông bao nhiêu tiền của. Dự án đình trệ, các chủ nợ thì bao vây tứ phía. Càng về sau, áp lực càng lớn, ông Thành đành chọn một trong 36 kế “tẩu thoát vẫn là thượng sách”. Người ta cho rằng, ông khá khôn ngoan khi lui về vườn ở trong ngôi biệt thự của chính dự án của mình.
Nói về câu chuyện bỏ phố về quê phải kể tới ông Tâm, một giám đốc văn phòng nhà đất ở Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội. Từ một cò đất, ông nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ ngơi bề thế, một văn phòng nhà đất với 10 nhân viên. Gặp thời bất động sản đóng băng, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Cuối cùng, ông đành bán hết, đóng cửa văn phòng. Không còn được hưởng cuộc sống ung dung giữa trung tâm thành phố, ông dạt về ngôi biệt thự hoang ở khu đô thị mới dưới Hà Đông.
Ra tù, đại gia lên núi ở ẩn
Cuối năm 2002, cả nước xôn xao về vụ buôn lậu số lượng lớn linh kiện xe máy vào tỉnh Bình Định. 13 bị cáo đã hầu tòa, trong đó, ông Trần Quang Bình - nguyên Giám đốc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Công nghiệp Phú Yên bị lãnh 8 năm tù.
Ở đỉnh cao danh vọng, đại gia này chi hàng trăm triệu đồng mua rượu ngoại chất đầy phòng, tổ chức ăn nhậu triền miên. Ra tù, ông lủi thủi một mình trên núi cao, làm bạn với đàn gà và gió ngàn, ông lấy đó làm vui. Ông bảo giờ mình bằng lòng với cuộc sống hiện tại, khỏe thì vun gốc cây, bắt sâu; mệt thì lên võng đu đưa, lánh xa những chuyện thị phi.
Theo VNN
Bình luận