Trong khi đó, Matxcơva cũng sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu quân sự, dành lại thế cục Trung Đông.
Đọ sức vũ khí Nga – Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 10/04, nhấn mạnh Washington có nhiều sự lựa chọn trong kế hoạch quân sự tấn công vào Syria. Kế hoạch sẽ sớm được được ra, sau khi Nhà Trắng làm rõ ai đứng sau việc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân ở Đông Ghouta.
Về tác chiến hàng không, theo các chuyên gia quân sự, Mỹ và đồng minh có thể sử dụng căn cứ không quân ở một số nước Trung Đông như Ả Rập Xê-út và Jordan để tấn công vào không phận Syria bằng loại tên lửa hành trình không đối đất.
Theo hãng tin Reuters, các mục tiêu tấn công của Washinton là những trọng điểm liên quan đến chương trình sản xuất vũ khí hóa học, căn cứ không quân của quân đội Syria, trong đó có thể bao gồm căn cứ Khmeimim, nơi đặt máy bay quân sự của Nga.
Bên cạnh đó, các máy bay Không lực Hoàng gia Anh, trong trường hợp bắt đầu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria, sẽ tấn công từ căn cứ quân sự Akrotiri ở Síp. Máy bay ném bom Panavia Tornado đang có mặt trên đường băng và sẵn sàng không kích.
Sự nguy hiểm của đòn đánh Syria của Mỹ và đồng minh ở chỗ khả năng tấn công nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim của Nga, mở ra một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa 2 quốc gia hạt nhân hàng đầu thế giới. Nguy cơ về chiến tranh thế giới thứ 3 là rất cận kề.
Tại chiến trường Syria, vũ khí Nga đang được bày bố chờ đối thủ tới. Hệ thống tên lửa S-400 và S-300 hiện đại của Nga sẽ có dịp thể hiện khả năng bảo vệ không phận Syria, khi lực lượng không quân NATO áp chế trên cao.
Video: Mỹ và đồng minh cân nhắc không kích Syria
Phía Mỹ vẫn đặt niềm tin vào “bộ đôi song sát” máy bay ném bom B-2 Spirit và tiêm kích F-22 Raptor về khả năng phát hiện và tấn công hủy diệt các hệ thống phòng không của Nga.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ sẽ là đòn chí tử vào lãnh thổ Syria, gây tổn thất nghiêm trong cho quân chính phủ Assad, nhưng sẽ là vô dụng đối với khả năng tác chiến điện tử của quân đội Nga.
Tháng 4/2017, Mỹ phóng 59 quả tên Tomahawk vào căn cứ không quân Shirat của Syria, để trừng phạt cuộc tấn cống hóa học ở ở thành phố Khan-Sheikhun. Kết quả rõ ràng, dưới “bàn tay ma thuật” của Nga, không một quả tên lửa nào trúng đích. Và lần này có lẽ là lần “gỡ điểm” cho Mỹ hoặc một kịch bản tương tự lại tiếp diễn.
Sức mạnh của chiến đấu cơ Nga Su-30 và Su-24 sẽ có dịp được thể hiện khi đối trọng với các tàu khu trục Mỹ ở chiến trường Syria. Năm 2014, ở biển Đen, Su-24 của Nga nhiều lần bám sát và vô hiệu hóa tàu chiến “kẻ hủy diệt” Donald Cook. Năm 2016, máy bay ném bom cường kích của Nga một lần nữa lại qua mặt tàu chiến Mỹ trên biển Baltic.
Tuy vậy, Mỹ và Nga vẫn còn nhiều vũ khí hiện đại khác chưa một lần được tham chiến. Những gì mà Tổng thống Trump hứa hẹn về loại vũ khí “mới, thông minh” trong dòng tweet của mình dành cho phía Nga vẫn còn nóng hổi.
Về phía Nga, những vũ khí tối tân được V.Putin giới thiệu trong Thông điệp liên bang (hôm 1/3) vẫn là những ẩn số. Chiến trường Syria có thể sẽ là nơi mà 2 siêu cường thử vũ khí mới hay sẽ là một màn phô diễn sức mạnh nhằm yên lòng đồng minh trong khu vực.
Đòn đánh địa chính trị
Một vòng gia tăng căng thẳng mới đưa đến một cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, sau khi Mỹ cáo buộc trách nhiệm của Matxcova về việc quân chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường. Nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ đang rất cận kề?
Trước hết, để bắt đầu chiến tranh, phải có một nguyên nhân mà hai bên đều muốn giải quyết hoặc cả 2 không thể tránh được. Trong trường hợp xung đột ở Syria, cả Mỹ và Nga đều không mong muốn tìm kiếm một cuộc đụng độ, dẫn tới đối đầu quân sự. Song, người Mỹ không muốn thực tế rằng, Nga đang dẫn Assad đến chiến thắng, nhưng họ không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn chiến thắng này.
Phương án can thiệp vào chiến trường Syria được Mỹ đưa ra vào năm 2013, nhưng sau đó bị hủy bỏ. Lí do là các bên đạt được thỏa thuận về việc phá hủy vũ khí hóa học tại Syria. Tuy nhiên, bản chất của sự việc là phương Tây dự liệu được hậu quả thảm khốc cho toàn bộ khu vực, bao gồm thiệt hại của quân đội Mỹ và đồng minh, khi tham gia cuộc nội chiến gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.
Dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nga, chính quyền Assad dành lại quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Syria. Nga tăng cường hiện diện của mình ở nhiều căn cứ quân sự quan trọng, chi phối tình hình Syria và an ninh khu vực Trung Đông. Đây là điều mà Mỹ không muốn, nhưng không thể đảo ngược tình hình.
Dưới lá bài “vũ khí hạt nhân”, năm 2014, Mỹ tổ chức cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các căn cứ quân sự quan trọng của chính quyền Syria. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của quân đội Nga dành cho Assad, đòn đánh của Mỹ trở nên vô tác dụng. Những điều này ngay lập tức dẫn đến xung khắc quân sự giữa 2 siêu cường Nga – Mỹ tại Trung Đông.
Sau thất bại ê chề năm 2014 tại mặt trận Syria, Mỹ cần đáp trả lại Nga để giữ thể diện trước đồng minh. Giới lãnh đạo Mỹ muốn tiến hành trả đũa mà không gây đến hành động xung đột trực tiếp, tạo nên sự đối đầu nguy hiểm giữa 2 quốc gia hạt nhân. Do đó, những kế hoạch tấn công vào Nga bằng kinh tế, chính trị, ngoại giao đều được tính toán kĩ lưỡng, trước khi đủ điều kiện để bắt đầu một cuộc trả đũa quân sự.
Trong những năm vừa qua, Nga được cho là ủng hộ Iran và Triều Triên trong chương trình phát triển hạt nhân phi dân sự. Đó là những quốc gia được Mỹ liệt kê vào “danh sách đen”, là mối nguy cơ cho chiến lược toàn cầu của Washinton. Như vậy, Nga đang gián tiếp thách thức, chống lại kế hoạch toàn cầu của Mỹ.
Cuối tháng 3/2018, phương Tây đã cáo buộc Nga về việc “sự dụng vũ khí hóa học ở châu Âu lần đầu tiên sau Thế chiến 2” nhằm ám sát cựu điệp viên Skripal tại London. Một chuỗi sự kiện “vũ khí hóa học” được phát triển hợp lý để dư luận tin rằng, Nga là quốc gia bảo trợ cho việc phát triển vũ khí hóa học giết người hàng loạt. Có thể thấy, phương Tây đang cố gắng tấn công Nga trên tất cả các mặt trận.
Về phần mình, Tổng thống Nga V.Putin đã xây dựng một mặt trận quốc tế rộng rãi (bao gồm nhóm BRICs, Iran), chống lại chủ nghĩa toàn cầu Anglo-Saxon trong những năm gần đây. Có thể nói, Nga là quốc gia dẫn đầu phong trào chống lại “trật tự thế giới đơn cực” do Mỹ xây dựng.
Bằng cách tổ chức một kế hoạch toàn diện chống lại Nga, phương Tây sẽ làm chậm lại tiến trình hình thành liên minh quốc tế rộng rãi mà Matxcơva dẫn dắt, hoặc phương Tây sẽ cố gắng làm phức tạp tình hình để liên minh trở nên lỏng lẻo và tan rã.
Cuộc chiến Syria được xem là một cuộc xung đột địa chính trị quy mô nhất hậu Chiến tranh lạnh giữa Nga và NATO. Nó sẽ là trận chiến của các siêu cường tranh giành ảnh hưởng khu vực Trung Đông và chia cực toàn cầu.
Chiến tranh Syria có tầm quan trọng rất lớn vì nó đang diễn ra trong bối cảnh quá trình suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ. Trong suốt gần 7 năm xung đột ở Syria, có một nhận định chung là sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ đang diễn ra ở khu vực Trung Đông, kéo theo sự sụp đổ ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Một thế giới đa cực đang được hình thành, manh nha cho những cuộc chạy đua vũ trang và xuất hiện những xung đột lợi ích giữa các siêu cường nhằm tranh ngôi bá chủ toàn cầu. Những dự đoán của nhà tiên tri Vanga về thiên niên kỷ này cách không còn bao xa.
>>> Đọc thêm: Thủ tướng Nga: Những tuyên bố gần đây của Mỹ là vô trách nhiệm và hiếu chiến
Bình luận