(VTC News) - ĐBQH cho rằng, việc các trang tin điện tử "ăn cắp", sao chép tin bài giống hệt nhau, gây bức xúc cho người đọc.
Sáng nay (26/11), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi),Đại biểu Lâm Văn Thành (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, tình trạng sao chép bài, tin, ảnh không trả thù lao, trích dẫn nguồn chưa đúng quy định diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho tác giả, phản cảm cho người đọc.
“Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong việc bảo vệ quyền tác giả, theo tôi cần có những quy định cụ thể, chi tiết nội dung này. Đồng thời bổ sung chức năng bảo vệ bản quyền báo chí và quy định cơ quan xử lý tranh chấp", đại biểu Thành đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình) thì chỉ ra một thực tế là hiện nay số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp tăng lên rất nhanh, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
"Rất nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động sai chức năng, nhiệm vụ, vi phạm bản quyền tác giả, luật sở hữu trí tuệ, gây bức xúc rất nhiều cho các nhà báo, tờ báo. Dù đã bị phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, nhưng tình trạng ăn cắp, vi phạm bản quyền vẫn diễn ra rất phổ biến", bà Hải dẫn chứng.
Theo bà Hải, cái khó hiện nay là các trang thông tin điện tử không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí, vì vậy hoạt động hoàn toàn không có tôn chỉ, mục đích. Tin tức ở các trang này thường theo hướng giật gân, câu khách, đưa mặt trái, tiêu cực trong xã hội. Các tin chính thống, tin chính trị xã hội tích cực ít được tổng hợp, nếu có thì rất nhỏ.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng sự tồn tại của các trang này là phi lý, như một loại “dị dạng, dị hợm” vì họ không sản xuất tác phẩm báo chí mà chuyên đi copy, xào nấu tác phẩm báo chí của cơ quan báo chí, sống ký sinh trên các cơ quan báo chí nhưng lại chọn lọc những gì tinh túy nhất của cơ quan báo chí, dẫn đến “người làm thật thì ăn giả, người làm giả thì ăn thật”.
Đại biểu Thường đề nghị cần xóa bỏ khái niệm trang tin điện tử tổng hợp và chỉ các cơ quan báo chí mới được quyền xuất bản. Làm được như vậy sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, phát triển bình đẳng để các cơ quan báo chí yên tâm đầu tư phát triển.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng chỉ ra một bất cập khác là truyền thông xã hội. Hiện số người sử dụng truyền thông xã hội thông qua các thiết bị điện tử rất lớn, nhiều người còn cho rằng truyền thông xã hội mới là xu thế báo chí của tương lai bởi chỉ cần một điện thoại thông minh họ có thể đã trở thành nhà báo, biên tập viên, thậm chí tổng biên tập; tự đọc báo, sản xuất báo…
Việc bùng nổ như vậy khiến thông tin trên truyền thông xã hội không kiểm soát được, trong khi đó lại gián tiếp đẩy các cơ quan báo chí vào tình thế khó khăn hơn.
“Thế nhưng dự thảo Luật báo chí lại không đề cập đến truyền thông xã hội, phải chăng mới chỉ tóm ông có tóc mà không tóm ông trọc đầu” đại biểu Nguyễn Phi Thường bình luận.
Ngọc Vy
Sáng nay (26/11), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi),Đại biểu Lâm Văn Thành (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, tình trạng sao chép bài, tin, ảnh không trả thù lao, trích dẫn nguồn chưa đúng quy định diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho tác giả, phản cảm cho người đọc.
Một trang tin điện tử vừa bị xử phạt và thu hồi giấy phép |
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình) thì chỉ ra một thực tế là hiện nay số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp tăng lên rất nhanh, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
"Rất nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động sai chức năng, nhiệm vụ, vi phạm bản quyền tác giả, luật sở hữu trí tuệ, gây bức xúc rất nhiều cho các nhà báo, tờ báo. Dù đã bị phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, nhưng tình trạng ăn cắp, vi phạm bản quyền vẫn diễn ra rất phổ biến", bà Hải dẫn chứng.
Theo bà Hải, cái khó hiện nay là các trang thông tin điện tử không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí, vì vậy hoạt động hoàn toàn không có tôn chỉ, mục đích. Tin tức ở các trang này thường theo hướng giật gân, câu khách, đưa mặt trái, tiêu cực trong xã hội. Các tin chính thống, tin chính trị xã hội tích cực ít được tổng hợp, nếu có thì rất nhỏ.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng sự tồn tại của các trang này là phi lý, như một loại “dị dạng, dị hợm” vì họ không sản xuất tác phẩm báo chí mà chuyên đi copy, xào nấu tác phẩm báo chí của cơ quan báo chí, sống ký sinh trên các cơ quan báo chí nhưng lại chọn lọc những gì tinh túy nhất của cơ quan báo chí, dẫn đến “người làm thật thì ăn giả, người làm giả thì ăn thật”.
Đại biểu Thường đề nghị cần xóa bỏ khái niệm trang tin điện tử tổng hợp và chỉ các cơ quan báo chí mới được quyền xuất bản. Làm được như vậy sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, phát triển bình đẳng để các cơ quan báo chí yên tâm đầu tư phát triển.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng chỉ ra một bất cập khác là truyền thông xã hội. Hiện số người sử dụng truyền thông xã hội thông qua các thiết bị điện tử rất lớn, nhiều người còn cho rằng truyền thông xã hội mới là xu thế báo chí của tương lai bởi chỉ cần một điện thoại thông minh họ có thể đã trở thành nhà báo, biên tập viên, thậm chí tổng biên tập; tự đọc báo, sản xuất báo…
Việc bùng nổ như vậy khiến thông tin trên truyền thông xã hội không kiểm soát được, trong khi đó lại gián tiếp đẩy các cơ quan báo chí vào tình thế khó khăn hơn.
“Thế nhưng dự thảo Luật báo chí lại không đề cập đến truyền thông xã hội, phải chăng mới chỉ tóm ông có tóc mà không tóm ông trọc đầu” đại biểu Nguyễn Phi Thường bình luận.
Ngọc Vy
Bình luận