(VTC News) - Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn trong khi nhiều hộ dân tộc thiếu đất ở, đất sản xuất thì nhiều diện tích đất lại bị sử dụng sai mục đích.
Sáng 10/11, Quốc hội đã có buổi thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay (10/11), các đại biểu quốc hội bày tỏ sự trăn trở trước tình trạng hàng chục nghìn hộ dân, nhất là các hộ dân tộc thiểu số đang thiếu đất ở, đất sản xuất trong khi rất nhiều nông lâm trường để đất hoang hóa, sử dụng đất trái mục đích.
Báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội K’Sor Phước cho biết, trong giai đoạn 2004 - 2014, công tác quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước 2004. Một số nông, lâm trường đã được sắp xếp, chuyển đổi để phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích.
Tuy vậy, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai và sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Các nông, lâm trường được Nhà nước giao quản lý diện tích đất đai khá lớn (7.916.366 ha), song việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, để đất hoang hoá, đất chưa sử dụng vẫn còn khá nhiều (hiện còn 236.619ha đất chưa sử dụng).
Kết quả sắp xếp, chuyển đổi mô hình quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hình thức. Phần lớn các công ty nông, lâm nghiệp chưa chuyển sang hình thức thuê đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (khoảng 60% các công ty nông, lâm nghiệp với 88% diện tích).
Đặc biệt, nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán, gây nhiều bức xúc…
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho biết, nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị, gây nhiều bức xúc.
Lấy ví dụ cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Thu Anh dẫn chứng, năm 2014, tại Yên Bái còn trên 9.000 hộ dân thiếu đất sản xuất, Thái Nguyên có 10.265 hộ thiếu đất sản xuất, Tuyên Quang có 831 hộ thiếu đất ở, trên 4000 hộ thiếu đất sản xuất… khiến đời sống của bà con vô cùng khó khăn. Trong khi đó, các nông lâm trường được bố trí quỹ đất rất lớn nhưng phần lớn sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích, chậm bị thu hồi.
Trước thực trạng này, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) kiến nghị, cần phải siết chặt quản lý để không khoán sai mục đích.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cũng kiến nghị phải rà soát đánh giá lại 3-6 tháng một lần toàn bộ các công ty đã được giao đất, thông qua các chuyên gia đánh giá độc lập về năng lực quản lý của các nông, lâm trường. Sau khi đánh giá xong, sẽ có quyết định giao. Giao cho các công ty khai thác rừng theo hướng bền vững, không theo hướng triệt hạ.
Ngoài vấn đề giao khoán đất rừng, việc quản lý rừng phòng hộ cũng được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận sáng nay.
Đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) cho rằng, việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi lũ lụt ngày càng tăng. Vì vậy, cần hạn chế việc chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng kinh tế.
Châu Anh
Sáng 10/11, Quốc hội đã có buổi thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay (10/11), các đại biểu quốc hội bày tỏ sự trăn trở trước tình trạng hàng chục nghìn hộ dân, nhất là các hộ dân tộc thiểu số đang thiếu đất ở, đất sản xuất trong khi rất nhiều nông lâm trường để đất hoang hóa, sử dụng đất trái mục đích.
Đại biểu trăn trở việc đất rừng sử dụng sai mục đích |
Tuy vậy, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai và sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Các nông, lâm trường được Nhà nước giao quản lý diện tích đất đai khá lớn (7.916.366 ha), song việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, để đất hoang hoá, đất chưa sử dụng vẫn còn khá nhiều (hiện còn 236.619ha đất chưa sử dụng).
Kết quả sắp xếp, chuyển đổi mô hình quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hình thức. Phần lớn các công ty nông, lâm nghiệp chưa chuyển sang hình thức thuê đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (khoảng 60% các công ty nông, lâm nghiệp với 88% diện tích).
Đặc biệt, nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán, gây nhiều bức xúc…
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho biết, nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị, gây nhiều bức xúc.
Video: Đại biểu Quốc hội nói về những vấn đề nóng
Lấy ví dụ cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Thu Anh dẫn chứng, năm 2014, tại Yên Bái còn trên 9.000 hộ dân thiếu đất sản xuất, Thái Nguyên có 10.265 hộ thiếu đất sản xuất, Tuyên Quang có 831 hộ thiếu đất ở, trên 4000 hộ thiếu đất sản xuất… khiến đời sống của bà con vô cùng khó khăn. Trong khi đó, các nông lâm trường được bố trí quỹ đất rất lớn nhưng phần lớn sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích, chậm bị thu hồi.
Trước thực trạng này, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) kiến nghị, cần phải siết chặt quản lý để không khoán sai mục đích.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cũng kiến nghị phải rà soát đánh giá lại 3-6 tháng một lần toàn bộ các công ty đã được giao đất, thông qua các chuyên gia đánh giá độc lập về năng lực quản lý của các nông, lâm trường. Sau khi đánh giá xong, sẽ có quyết định giao. Giao cho các công ty khai thác rừng theo hướng bền vững, không theo hướng triệt hạ.
Ngoài vấn đề giao khoán đất rừng, việc quản lý rừng phòng hộ cũng được nhiều đại biểu đưa ra thảo luận sáng nay.
Đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) cho rằng, việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi lũ lụt ngày càng tăng. Vì vậy, cần hạn chế việc chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng kinh tế.
Châu Anh
Bình luận