• Zalo

Đại biểu Quốc hội than xót vốn nhà nước bị lãng phí

Kinh tếThứ Sáu, 06/06/2014 10:54:00 +07:00Google News

(VTC News) - Các đại biểu Quốc hội đều than xót và bức xúc về việc sử dụng và quản lý vốn nhà nước còn kém hiệu quả, thậm chí để thất thoát, lãng phí nhiều.

(VTC News) - Các đại biểu Quốc hội đều than xót và bức xúc về việc sử dụng và quản lý vốn nhà nước còn kém hiệu quả, thậm chí để thất thoát, lãng phí nhiều.

Trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, các đại biểu đều nêu ra sự cần thiết của luật này.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng vừa qua dư luận rất bức xúc về việc sử dụng và quản lý vốn nhà nước còn kém hiệu quả, thậm chí để thất thoát, lãng phí nhiều. Đây cũng là mảnh đất để nảy sinh những tiêu cực, tham nhũng.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) (Ảnh: TT) 

Cách đây không lâu, Chính phủ có giải pháp về hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt đã nhận được nhiều sự đồng tình trong nhân dân.


“Nhưng có ý kiến so sánh, nếu số tiền hàng chục ngàn tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng thất thoát lãng phí ở các doanh nghiệp trong thời gian vừa rồi như Vinashin, Vinalines, một số doanh nghiệp khác đem chuyển sang đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân thì cũng sẽ được một đội tàu khá lớn.

Bởi vì nếu cứ lấy giá khoảng 5, 7 tỷ đồng một con tàu thì mấy chục nghìn tỷ đó cũng có thể đóng được hàng chục nghìn con tàu”, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nêu ý kiến.


 

Nếu cứ lấy giá khoảng 5, 7 tỷ đồng một con tàu thì mấy chục nghìn tỷ đó cũng có thể đóng được hàng chục nghìn con tàu

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng
 
Vì vậy, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng một yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng dự thảo luật này là phải ngăn chặn, hạn chế và phòng, chống có hiệu quả việc để xảy ra thất thoát, lãng phí tham nhũng, tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.


Cũng đồng tình với quan điểm này, đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn) lấy ra ví dụ vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên đến trên 921.000 tỷ đồng năm 2012.

Vị đại biểu này băn khoăn: “Một khối lượng tài sản khổng lồ của nhà nước chỉ được quản lý bằng văn bản dưới luật vì Luật doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực vào 1/7/2010”.

Trong những năm gần đây, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, việc việc sớm ban hành Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh là điều hết sức bức thiết.
Đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn) (Ảnh TT) 

Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) cho rằng khi xảy ra những đổ vỡ mất mát nghiêm trọng vốn và tài sản nhà nước ở một số tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước
thì cần phải xem xét thấu đáo, đến cùng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu của các doanh nghiệp này.

“Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà Quốc hội thảo luận hôm nay có khắc phục được những lỗ hổng quản lý và tình trạng thiếu trách nhiệm đối với nguồn lực tài chính quốc gia đó không?”, đại biểu Trần Văn đặt câu hỏi.

đại biểu Trần Du Lịch
Đại biểu Trần Du Lịch 

Phân tích sâu hơn về các nội dụng của luật này, đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng, luật này chế định là nhà nước được đầu tư kinh doanh, sản xuất cái gì theo một nguyên tắc luật cho phép, trong khi theo Hiến pháp thì công dân có quyền kinh doanh cái gì luật không cấm.


“Quy định tại Điều 10 có 5 lĩnh vực được phép, trong 5 lĩnh vực này tôi hoàn toàn ủng hộ 4 lĩnh vực đầu, tức là sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ công ích; Thứ hai là an ninh quốc phòng; Thứ ba là lĩnh vực độc quyền; Thứ tư là những đầu tư mở đường mà thị trường chưa làm; Thứ năm, nói quá rộng, ổn định kinh tế - xã hội.

Ví dụ như đem muối lên vùng cao bán cho người dân tộc thì đó là công ích, nhóm thứ nhất bao gồm rồi chứ không phải nhóm thứ 5”, đại biểu Trần Du Lịch nêu ý kiến.


Vị đại biểu này đề nghị cần làm rõ quan điểm, nhà nước kinh doanh cái gì mà thị trường không làm, nhà nước bỏ khuyết thị trường, không cạnh tranh, không làm thay thị trường.

Ông Lịch đề xuất: “Nhà nước đầu tư mở đường nhưng khi thị trường làm được thì nhà nước rút vốn làm cái khác, tôi muốn nói đây phải chế định một vấn đề là vốn nhà nước là vốn động chứ không tĩnh, nay tôi làm cái này nhưng khi thị trường làm được tôi lấy tiền tôi làm chuyện khác để kinh tế phát triển chứ không phải ném vào đâu thì chết đó, cái này là chỗ phải chế định, chỗ này tôi cho rằng thiếu”.


Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn